Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Theo Larousse, "thiền" có nghĩa là "trải qua sự quán tưởng sâu sắc, khảo sát, suy tư sâu sắc." Theo ...


  • Mộ Cô Chín / Triều Liên

    Có một lần, tôi cùng một người bạn đạo về dự lễ Trung Thu Hội Yến Diêu Trì tại Tòa ...


  • Người chèo đò ở Sangam chỉ xuống dòng nước đục ngầu của sông Hằng, nơi gặp dòng nước màu xanh ...


  • “Nhân bản có sáng chói, con người mới cảm thấy mình là con người. Hãy tạo thế nhân hòa ! Hãy ...


  • Hai chữ “giao lưu” đem lại ấn tượng về những mối quan hệ đa phương nhắm đến sự thông cảm, ...


  • Mỗi mùa tu vào ngày nhập khoá, chúng ta đều có dâng sớ trình danh sách tịnh viên nam nữ ...


  • Sài gòn : Một trung tâm thần lực / Hà Văn Phủ & Nguyễn Văn Tài

    Hiện nay Thành phố có 860 chùa, 120 tịnh xá và tịnh thất của Phật Giáo. Trong đó chùa Giác ...


  • Tái ngộ / Bát Nhã Thiền Sư & Quảng Đức Chơn Tiên

    Bát Nhã Thiền Sư & Quảng Đức Chơn Tiên dạy tại Minh Lý Thánh Hội vào ngày 7 tháng 6 ...


  • CƠ QUAN PHỔ THÔNG GIÁO LÝ ĐẠI ĐẠO HUỆ NHẪN 12/2006 NGŨ CHI ĐẠI ĐẠO (Năm chi Đạo họ Minh) VÀ NHỮNG LIÊN HỆ VỚI ...


  • Trong đời sống xã hội, gia đình nào cũng kỳ vọng vào con cái. Cha mẹ thể hiện trách nhiệm ...


  • Xây đắp Cao Đài nội tại / Đức Như Ý Đạo Thòan Chơn Nhơn

    ĐẤNG CHÍ TÔN luôn luôn ngự trong tâm thanh tịnh của chư đệ muội. Phật thánh tiên luôn luôn hộ trì, ...


  • Tánh Mạng Song Tu / Thuần Chơn

    Đức Lý Đại Tiên Trưởng Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ dạy rằng sứ mạng của ...


08/11/2005
Huệ Ý

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 30/12/2009

Công phu theo lời Đức Mẹ dạy


Mùa thu, mùa Đức Mẹ ban ân cho chúng ta, cho mọi người, không riêng một ai, vấn đề là con người có biết và nhận được hay không:

Trung thu: lễ Hội Yến Bàn Đào (đây là sự ban ân)
Mùa tu Thu Phân (đây là cách nhận ân).

1. NHẬN THỨC ĐÚNG (CHÁNH NIỆM):

Trong các đề tài giáo lý, đề quan trọng nhất là "Mục đích, tôn chỉ và lập trường Đại Đạo". Đây là chủ điểm chung. Riêng mỗi cá nhân đạo hữu thì "mục dích, tôn chỉ và lập trường của cuộc đời và kiếp người của mình chưa được giải thích đầy đủ".

Con người sinh ra không phải khóc oe oe, lớn lên, học tập, lập gia đình, xây dựng sự nghiệp rồi già, bệnh, chết. Chúng ta không phải sinh ra để rồi chết! Đức Mẹ dạy:

"Con ôi ! sứ mạng thượng Thiên,

Phải đâu một kiếp ở miền trần lao;

Giờ này Mẹ một lời trao,

Dặn con con nhớ trước sau trọn lành."

Đời là một trường tiến hoá, người là một thí sinh, nhập môn là vịn thang, nhập tịnh là leo thang. Chúng ta là một lữ khách ở địa cầu này. Du khách muốn đi luôn hay trở về quê?

Không ai đi du lịch rồi ở luôn đó là lời dạy của Đức Mẹ:

" Canh khuya Mẹ dạy đã nhiều rồi,

Con hỡi đừng quên hết những lời;

Từ trước đến sau xem kỹ lại,

Là đường về Mẹ đó con ơi !

Sau đây, Mẹ cũng dạy cho các con biết rõ qua việc tu tập sắp đến. Mỗi đứa đều phải tự thu xếp việc đời để dành những thì giờ công phu tịnh luyện và tự thu xếp chờ đợi thọ chơn pháp hầu mở đường về Ngọc Hư Cung, chẳng lẽ con ở mãi trần gian sao con?"

Trong chuyến đi du lịch này tiêu xài hoang phí, mắc nhiều nợ nần, kết giao với nhiều bạn bè, nay phải thanh lý mọi việc rồi mới về quê được. Đức Mẹ dạy:

"Trải lịch kiếp nghiệp còn trìu trịu,

Kỳ xá ân nương níu trì tu;

Công trình, Công quả, Công phu,

Mà không thoát khỏi trần tù hay sao?

Nhưng thay vì trả nợ, nếu vô tình hay cố ý lại vay nợ thêm thì không biết lúc nào mới về được. Đức Mẹ dạy:
"Vừa qua, GIÁO TÔNG đến chầu, thỉnh lịnh Mẹ để chuyển nữ phái về giúp việc cho cơ đạo sớm huy hoàng, nhưng Mẹ thấy căn lớn thì nhiều, mà nghiệp trần lại nặng, nên để chúng nó trả vay đủ số, hướng thiện hồi đầu trong cơ tuyển lựa thì mới đắc thành chánh quả.

Nếu Mẹ vì thương mà kêu gọi, vì mến mà đỡ nâng, e nó đem tội lỗi đến gieo trong trường đạo, rồi các con phải bị tội lây, nên Mẹ đành phải gạt lệ mà không chấp nhận lời thỉnh nguyện ấy.

Nhưng sau đây cũng sẽ có nhiều nguyên nhân đến để cùng hợp tác với các con trong mọi việc. Các con yên trí tiến hành, chi chi đều có Thần linh hộ trợ, miễn sao con :

THI :

Gìn lòng giữ dạ chớ phai mờ,

Trung Đạo chặt gìn mối đạo cơ;

Đem hết tình thương cho mọi kẻ,

Diêu Cung Từ Mẫu mãi mong chờ.

Nếu quyết tâm trở về thì phải nhứt tâm, dùng toàn thời gian để tu chớ không thể tu bằng những giờ dư thừa nhàn rỗi.
Một trong những điều kiện cần thiết là sức khỏe tốt, nên càng tu sớm càng tu dễ. Đức Diệu Hạnh Tiên Cô dạy:
"Tệ Tỷ cũng mừng cho tiền đồ Đại Đạo đã có một số tuổi trẻ đầu xanh biết giác ngộ tu hành, biết trách nhiệm vi nhơn quên mình độ thế. Đó là điểm đặc biệt trong hàng tiếp nối ở tương lai. Tệ Tỷ xin được ngợi khen.

Chúng ta chưa xuất gia được thì tập lần mỗi mùa tu từ 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày . . . (chính vì vậy không nên tịnh ở nhà mà phải đến tịnh trường để tu chung).

Tu là cứu Cửu Huyền Thất Tổ, nên trên đường về quê cũ chúng có thể độ thêm các đấng Cửu Huyền Thất Tổ khi cả gia đình đồng tâm nhứt trí. Đức Mẹ dạy:

"Mẹ ban một đặc ân cho mấy đứa: C.T., C.B., C.M. Đặc ân này không phải riêng cá nhân con, mà cũng là một gương khích lệ chung cho các con tu thân hành đạo. Ba con hãy về dạy tất cả em cháu, con cái trong gia đình nếu đứa nào chưa nhập môn cầu Đạo thì hãy bước vào để cho những chơn linh đã tu hành từ trước được thọ hồng ân trở về gặp gỡ các con, dạy những điều hay lẽ phải cho hiểu lý đạo nhân quả luân hồi như thế nào mà giác ngộ và phổ độ nhơn sanh. Mẹ dạy hôm nay là để ba con lo trước, nhưng hỡi còn chờ đợi Ngọc sắc Thiên ân rồi mới có thể lai đàn được. Ba con ghi nhớ ."

2. ĐIỀU KIỆN ĐÚNG (ĐIỀU KIỆN ẮT CÓ VÀ ĐỦ).

Đức tin
Tin là chấp nhận mà không cần chứng minh. Đức Mẹ dạy chúng ta phải có đức tin như ông Gióp trong kinh Thánh Cựu Ước. Có đức tin mới hành pháp có kết quả. Chúng ta không nên thí nghiệm pháp môn. Đức Mẹ dạy:

"X…Q khá giữ y Đạo pháp,

Phương tiện nào cũng nạp càng nguy;

Mịt mờ nào thấy vô vi,

Lỡ lầm hại mạng ích chi con hiền."

Vô ngã kiểm
Chiếc tàu trên biển cả, phải được định hướng chính xác luôn luôn vì sóng dễ đánh lạc hướng. Việc tự kiểm mỗi ngày chính là xác định hướng chính xác của hành giả.

Sám hối
Kết quả của việc tự kiểm hàng ngày là thấy việc nào sai thì phải sám hối (sám hối là lỗi cũ không tái phạm và lỗi mới không gây thêm).

Hy sinh
Hy sinh là vong kỷ vị tha. Làm sao để pháp luân thường chuyển? Phải hy sinh. Ngài Vương Trùng Dương phải xá tài sản để làm tịnh trường.

Thứ nhứt về Đạo pháp, Đức Mẹ dạy :

" . . . Các con phải tập hy sinh lần lần đến trọn vẹn. Trước nhứt là hy sinh tư hữu chính mình để tọa vong thì pháp luân mới thường chuyển. Cuộc đời dầu muốn dầu không thì Thiên cơ vẫn vận chuyển thưởng phạt."

3. DIỆU DỤNG CỦA MÙA TU:


Mỗi năm chúng ta nhập khoá tịnh .Đức Mẹ dạy :

" Mẹ biết phần đông các con được lịnh nhập tịnh trường lòng vui mừng mong cầu đạo và nghe dạy là tịnh tập thể hợp thiên nhiên, tạo khối linh điển lành rưới chan khắp chốn. Các con cũng sẵn sàng kiềm tâm giữ ý theo lời hướng dẫn, nhưng thật sự lòng con cũng chưa biết kết quả đi đến đâu và như thế nào?

Con ôi ! Đạo pháp vi diệu ở chỗ đó, không biết mà biết, không thấy mà linh ứng, không hình tượng mà bủa khắp muôn phương, chỉ vắn vỏi có ba hoặc bảy ngày hoặc chín ngày."

Ngoài việc thân tâm ổn định, thể xác nghỉ ngơi (chúng ta nên thu xếp xin nghỉ phép để nhập tịnh thay vì bất đắc dĩ đi làm rồi lật đật chạy về tịnh dễ bị hôn trầm do chưa điều thân) để bù lại những tháng năm nhọc nhằn lao khổ vì nghiệp lực, vì sinh kế, trong đôi ba ngày cũng là quí báu đối với các con được sống lại cuộc đời hài nhi trong vòng tay của Mẹ.

Thêm vào đó phần hàm dưỡng chơn khí phục phát sinh cơ, dầu cho con chưa thâm sâu đạo pháp, nhưng giữ lòng thanh tịnh hư vô, cũng giúp cho con phục hồi sinh khí.

Phần này các con phải gìn giữ sau khi trở về.

- Cố gắng gìn giữ được càng lâu bền càng tiến đạo.

- Đừng quá phí tổn thân xác, tinh thần để thất tán những gì con lượm lặt chắt mót từng giờ từng phút trong tịnh trường.

Có tu mới đủ thần lực, để tự độ và độ tha. Đức Mẹ dạy:

"Yến Bàn Đào năm nay các con hiến dâng với tất cả lòng thành của các con lớn nhỏ, Mẹ rất mừng thấy các con vẫn kiên trì tu hành đạo.Con ôi! Đời càng ly loạn, nhân tâm càng đảo điên thì các con càng phải rán tu. Có tu mới đủ thần lực,đủ sáng suốt dìu dắt thế nhân trên đường ngay nẻo thẳng sống đời đạo đức an lành."

Lời này Mẹ đã từng dạy các con rất nhiều, đến ngày nay chỉ còn đem ra thực hành để thấy kết quả trong cuộc đời tu học hành đạo của các con.
Thế nên mỗi một lời dạy là một đề thi. Đứa con nào đã thuần thành vô ngã vô nhơn mới thực hành đúng Thiên cơ Thánh ý và sẽ được trúng tuyển trên bước Đại Thừa. Các con cố gắng

Lớp Tâm Hạnh Đại Thừa sẽ giúp các con được nội tâm tu tiến để các con bớt khảo đảo lẫn nhau.

Mẹ mừng cho các con. Nếu các con còn khảo đảo lẫn nhau là chưa giác ngộ."

4. CHÚNG TA NHẬP TỊNH NHƯ THẾ NÀO?

Một lần, sau mùa tu Hạ chí, Đức Mẹ dạy:

"Mẹ đã nhận được bản văn do Đông Phương Lão Tổ đệ đạt.

Mẹ biết các con căn trí không đều nhau, có con thật sự giác ngộ muốn tu, cũng có đứa hiếu kỳ bắt chước,. có con bị hoàn cảnh nhứt thời thức tỉnh nhưng chưa thấm thía được mùi đạo lý ích lợi ra sao cũng chưa giác ngộ hoàn toàn. Đó là Mẹ nói với các con ở khóa Dự Bị, nhứt là đám trẻ,

Còn những con Sơ Thiền cũng có đứa chưa thấm mùi đạo lý. Tuy nhiên hoàn cảnh và thời gian sẽ giúp các con, những anh chị đi trước, thực tu thực chứng, sẽ nâng đỡ dìu dắt các con, Các con sẽ say mê mùi đạo lý để tự giải thoát thân tâm và sự siêng năng tập tành của các con sẽ theo thời gian giúp cho các con giác ngộ tu trì .

5. VIỆC LÀM CỤ THỂ KHI CÔNG PHU:

Khi làm người là bị hậu thiên khí chất bao phủ sống biến thiên theo tình thức. Công phu là phục lại Tiên thiên chánh khí, để có đời sống tự nhiên. Nhãn, nhỉ, tỉ, thiệt, thân là 5 gia nhân, Ý phải làm chủ 5 gia nhân ấy thì phục chánh khí mới được.

Đức Mẹ dạy:

" Các con tu luyện là để biết sống cái sống chơn thường tự nhiên tự tại của các con. Sanh vào cõi đời là phải sống bằng hậu thiên khí chất, sống bằng mọi sinh hoạt tương đồng. Nếu tương đồng mà không bị hòa đồng thì sẽ tiến hóa rất mau.
Từ phàm phu nhục thể biết hòa hợp tiên, hậu nhị thiên thì tiến lên Thánh thể, kim thân, Phật thân không phải khó. Đã có đạo là phương tiện, phương pháp duy nhất để quay về nguồn gốc bổn lai, khốn nỗi khi vào trường tiến hóa này các con phải trải qua các lớp huấn luyện từ giáo dục thai bào cho đến tập quán gia đình xã hội cũng làm ảnh hưởng liên hệ lớn lao cho công cuộc tiến hóa của linh căn.

Khi bắt đầu ô nhiễm trược chất lấp tràn, dầu những linh căn sứ mạng cũng mang ít nhiều ô nhiễm, sau mới giác ngộ vượt qua. Thế nên muốn cứu cánh một thân cũng là phải biết bao công quả, công trình, công phu tu luyện, huống hồ muốn có một cõi đời Thánh đức cho nhân loại an hưởng thái bình cũng phải là những công quả công trình công phu to tát hơn tự mỗi cá thể, cộng đồng chứng ngộ mới kết quả."
Đức Mẹ dạy tiếp:

" Lịch trình tiến hóa qua các lớp huấn luyện đã có từ vị Giáo tổ lâu đời cho đến với thế giới nhân loài. Đạo là Thiên Địa vạn vật, không vật nào không phải là đạo. Pháp luân thường chuyển, không một máy động nào không phải là pháp. Đạo pháp vô vi hằng tại. Vô khứ nhi khứ vô lai nhi lai. Hóa sanh dưỡng dục mà vạn vật sống, các con sống.

Cái sống đó gọi là sống tự nhiên.


Con biết sống cái sống tự nhiên thì tâm trải khắp mười phương mà quay về bổn giác nhảy vượt ra ngoài tự nhiên một cách vinh diệu. Bằng con bỏ cái sống tự nhiên để sống biến hóa theo tình thức thì phải xa cái gốc ra tận ngọn mà kết thành chủng tử luân hồi. Đành rằng giống tốt đẹp, giống ngon ngọt hay giống chua cay mặn đắng thì giống nào cũng có lợi cho đời mà không có lợi cho tự nhiên bản thế. Vì sao ?


Vì khi xa lìa bản thể để say mê buông bắt thì dục vọng đã kết thành. Có tốt đẹp ngon ngọt mới có đau khổ phiền não. Có khổ đau phiền não dầu không chấp nhận đắng cay mà cay đắng vẫn tới. Không ưa chua chát mà chua chát vẫn tuôn tràn.


Không hòa được phải độc nhiễm. Khi độc nhiễm thì mất thế quân bình của tự thân. Thân mất quân bình thì hậu quả rất gay go, đời sống có vui đâu, làm có được chi đâu !

Các con đã được dạy dỗ nên thâm nhập lý đó mà tu luyện, nhìn lại những đoạn đường đã đi qua, những gì đã làm cho các con tổn thất tiêu trầm hay gần sa đọa:


Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân những thứ bộ hạ bôn xu theo ngoại cảnh đã dẫn dắt các con mất cả chủ quyền.


Nay con đã giác ngộ thì phải quay cái dụng vào trong để lấy lại chủ quyền, con có làm chủ được con thì một kiếp nhân sinh mới có nhiều ý nghĩa.

Máy tạo vần xây dương cực âm sanh, âm cực dương sanh, lại qua động tịnh, tiêu tức dinh hư. Muốn phục sinh không phải khó, là do bởi con cái không quyết tâm quyết chí phục sinh phục hồi đó thôi.

Các con muốn chứng ngộ chơn không, muốn trực nhận bản lai tự tánh thì phải giữ gìn cái chơn ý đừng để biến thành ý thức. Nó dong ruổi thì con thâu lại bằng phương pháp mà con đã hành đã học trong khóa tịnh. Khi chơn ý thuần thành, dầu Sơ Thiền cũng có kết quả. Luyện tinh, luyện khí, luyện thần đều do nơi đó, vì đó là hư vô chánh giác."

KẾT LUẬN :

Người tu bao giờ cũng được sự phò hộ của chư Thiên Hộ Pháp. Đức Mẹ lúc nào cũng chăm sóc chúng ta, chúng ta hãy xứng đáng.

1.Có nhận thức đúng mới thực hành đúng: đời là một trường học, phải thi để tiến hoá. Chúng ta phải trả nợ cũ, đừng vay nợ mới và lập công bồi đức. Đừng đi du lịch rồi quên cả đường về và ngày về.

2.Do chúng ta chưa xuất gia được nên Đức Mẹ cho mở các mùa tu 3, 5, 7 ngày cho chúng ta để:

Thanh tịnh thân tâm

Phục hồi chánh khí

Sống trong vòng tay của Mẹ

Phương pháp thực hành là:

Bế ngũ quan.

Gìn chơn ý

Phục Tiên Thiên Chánh Khí.

4. Đức Mẹ và chư Thiên Hộ Pháp lúc nào cũng phò hộ chúng ta trên bước đường về quê cũ.

"Trên các con có THƯỢNG ĐẾ CHÍ TÔN,

cùng với các con có Phật, Tiên, Thánh, Thần,

dưới các con là vạn linh trông đợi.

Còn Mẹ là vòng tay vô vi bao bọc nâng đỡ các con,

chỉ cần các con có tâm từ huệ, bao dung,

lo cái lo của Thánh Nhân,

làm cái làm của Thánh nhân

thì đời, Đạo sẽ vẹn tròn viên minh nhập thế."
 
Huệ Ý

Thầy dành cho trẻ một mùa xuân,
Đi lại trần gian xóa khổ trần,
Như lý Đạo mầu đang cứu cánh,
Cho đời thuần túy nét thanh tân.

Đức Chí Tôn, Ngọc Minh Đài, 29-12 Bính Ngọ, 08-02-1967

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây