Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • . . .Không kể các thánh sở trong phạm vi nội ô ở các Tòa Thánh, ở mỗi Hội Thánh ...


  • Bác nhã Ba la mật đa Tâm kinh / BÁC NHÃ THIỀN SƯ

    Quán Tự Tại Bồ đề tát dã Lúc vào sâu Bác nhã Ba la, Không nhơn không pháp mới là Phát khai trí ...


  • "Bần Tăng muốn chư đạo hữu tự hỏi lại lòng có khi nào lưu tâm đến cái lý xác thực ...


  • ĐỒNG NGUYÊN VẠN GIÁO / Đức Vạn Hạnh Thiền Sư

    VẠN HẠNH THIỀN SƯ, Bần Tăng chào mừng chư hiền đệ hiền muội lưỡng ban đàn nội. THI Chuỗi dài ý hệ ...


  • Cao Đài nội tại / Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn

    Thánh giáo tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 14 tháng 3 Mậu Ngọ (20-4-1978) NHƯ Ý ĐẠO ...


  • Chữ Tâm là chốn Cao Đài / Quách Hiệp Long

    "Chử TÂM là chốn CAO ĐÀI Không phân tã hửu là ngai Thượng Hoàng." Đó là lời dạy của đức Vạn-Hạnh Thiền-Sư ...


  • Đức Tin / Mục sư Đoàn Văn Miêng

    Người ta thường gọi đức tin là giác quan thứ sáu. Nhờ giác quan ta có thể nghe thấy, nếm, ...


  • Xuân lại về ! Chờ đón hay hững hờ, đến độ cuối đông Xuân vẫn đến; hoa trổ kiểng xanh, ...


  • CHƠN VỌNG ĐỒNG NGUYÊN / Đức Quan Âm Bồ Tát

    THI QUAN hải non Nam dạo cảnh nhàn, ÂM thinh hạ giới chợt kêu vang, Bồ đoàn tọa thị nhìn nơi đấy, TÁT cảm ...


  • Thiên cơ thế sự định phân rồi / Thánh giáo Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo

    Học tập Thánh giáo-Tháng Giêng Canh Dần 2010 Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Tuất thời, 29-12 Mậu Ngọ


  • Cuối năm 2014, sau khi hoàn thành sách về “Đức Giáo tông Nguyễn Ngọc Tương” – Giáo tông Hội thánh ...


  • “Lòng từ huệ bao la lớn rộng Đem tình thương sự sống sẻ chia Trần gian vạn khổ còn kia Lòng người Bồ ...


31/07/2007
Huệ Ý

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 09/03/2008

Người giáo sĩ tập hạnh đại thừa

Khai triển lời dạy của Đức Giáo Tông:

1)  "Bần Đạo bảo chư Thiên ân đệ muội hãy ý thức về Tâm Hạnh Đại Thừa".

Thế nào là ý thức? Đối với người tu có ý thức[1] tức là sự lập tâm, lập chí học hiểu, thực hành tâm hạnh đại thừa. Trong triết học, các tác giả quan niệm con người là một chủ thể có : tự do, ý thức và trách nhiệm. Ba yếu tố này quan hệ hữu cơ với nhau, có tự do mới chịu trách nhiệm, có ý thức (tự mình làm chứ không do áp lực nào bắt buộc) thì phải gánh chịu hậu quả. Không có huynh đệ tỉ muội nào trong chúng ta trả lời với cụ Phụ Tá Bảo Pháp Chơn Quân "ba con bắt con học tịnh".

Chưa ý thức hay thiếu ý thức là chưa tòan tâm, tòan ý vào việc học, tu. Ơn Trên dạy :

"Tu tạm thời, Phật Trời đâu chứng,

Tu tận lực cảm ứng Thiêng liêng".[2]

Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn dạy :

"Này chư đệ muội ! Cơ Trời vận chuyển, Máy Tạo đổi thay, cơ thể cũng do đó chuyển luân trong lẽ biến dịch dinh, hư, tiêu, trưởng.

Thế nên, hành giả trên bước Đại Thừa phải tinh ý tu học cho hội đủ tâm, hạnh, đức, tài hầu phụng sự cho Thánh Ý Thiên cơ.

Khi đã ý thức sứ mạng, hãy xem đó:

-  là lý tưởng, [3]

-  là nhiệm vụ trường kỳ trên đường tiến hóa, [4]

-  là tiến trình gắn bó với sinh mạng và cuộc sống của mình, [5]

-  chớ không phải là một tiểu sự tạm thời, hay một đoãn kỳ hữu hạn,

để rồi chân thẳng tay dùn, đứng đây quay đó.

Bần Đạo phân như vậy để chư đệ muội ý thức vững bước trên đường sứ mạng. Chư đệ muội nên nhớ :

-   không sợ sứ mạng không thành,

-  chỉ e chí không thành mà thôi.[6]

Thượng Đế không trao binh thơ cho kẻ mù và cũng không gieo giống lành trên sỏi đá."[7]

Qua lời dạy này, hành giả có ý thức về tâm hạnh đại thừa khi tim óc thấu triệt được vấn đề trên tất cả các mặt :

-  lý luận (lý tưởng),

-  thực hành (nhiệm vụ trường kỳ),

-  và quyết tâm hiến dâng cuộc đời để hoằng giáo (tiến trình gắn bó với sinh mạng).

Điều quan trọng là chí có thành ở hôm nay thì công mới thành trong tương lai.

- Khi Đức Giáo Tông dạy những lời này là do chúng ta chưa hiểu được sự cần thiết và giá trị của tâm hạnh đại thừa.

2. Đó là lẽ tất nhiên của người hành giả về nhân vị.

Tất nhiên : trong vũ trụ mọi hiện tượng đều xảy ra theo những định luật tất yếu và xác định. Là người tự nguyện cầu tu giải thoát, hành giả phải quyết tâm học, tu, hoàn thiện tâm hạnh đại thừa cho xứng đáng là học trò của Chư Tiên, Phật.

Hành giả : người tu từ xưa được gọi là hành giả[8], chứ không phải triết gia[9] hay học giả. Ngộ Không là Tôn Hành giả.
Nhân vị : trong kinh tế học, đồng tiền các nước hoặc lấy vàng (kim bản vị) hoặc bạc (ngân bảnvị) làm đơn vị tính. Trong chúng sanh, con người có bản vị cao quý nhất là "nhân bản vị"[10] (người[11] trong thế tam tài đồng đẳng). Đức Khổng Tử dạy "vi nhân nan" (làm người khó, "vi nhân nan đắc")


Đọc tiếp:  http://nhipcaugiaoly.googlepages.com/hanhdaithua


[1] Đức Như Ý dạy"Huệ Chơnhiền đệ hãy lãnh hội lời dạy của Lão để giải thích cho các trò Dự Bị được rõ :

-  Đạo Pháp thâm mật chẳng phải việc thường,

-  nếu trước chưa tu tập Đạo hạnh,

-  giới luật nghiêm hành mà vui càng,

-  thọ Đạo pháp rồi phế bỏ, tội lớn chẳng vừa.

Có tự quyết trước nơi lòng thì sự tu họcmới tinh tiến."

[VNT, 15.5 Đinh Tỵ]

1.  Lời minh thệ khi thọ pháp của Chi Minh Sư : nhược hữu nhị tâm, song nhãn lạc địa, thân hóa nung huyết, thiên khiển lôi tru (nghĩa : nếu có hai lòng, hai con mắt rớt xuống đất, tòan thân thành vũng máu, rồi sấm sét đánh tan).

2.  Lời minh thệ khi thọ pháp Chiếu Minh :

"Nếu con không giữ lời nguyền,

Ngàn năm trâu ngựa để đời làm gương".

[2] Ơn Trên ban ân tại Thanh Tịnh Đàn.

[3] Có lý tưởng là xác định mục đích đời mình để phấn đấu tiến đến.

- Bill Clinton khi bắt tay tổng thống Kennedy đã lập chí mai sau cũng thế. Vương Dương Minh khi đi học đã lập chí nên hiền, nên Thánh. Đức Lục Tổ khi gặp Đức Ngũ Tổ đã bày tỏ chí hướng thành Phật.

[4] Đã có lý tưởng thì phải xây dựng kế họach, tổ chức, điều khỉên, phối hợp và kiễm sóat để thực hành.

[5] Muốn gắn bó suốt đời phải minh thệ bất thối chuyển, phải khấn trọn như các dòng tu, phải lập nguyện thương thừa như các chức sắc, phải hiến dâng trọn đời như các tu sĩ, giáo sĩ.

[6] Trong Thánh Sắc chứng đạo của Đạo Trưởng Huệ Lương, Đức Chí Tôn chấm Anh lớn "công chưa thành mà chí đã thành".

[7] [CQPTGLĐĐ, 9.4 Mậu Thìn]

[8] Đức Quan Thánh Đế Quân dạy "Lão muốn đề cập thêm một khía cạnh nữa, đó là quan niệm thông thường, nhưng đa số trong giới người tu, đó là tu theo tài tử, nghĩa là hành giả bước chậm hoặc mau trên đường chơn đạo

-  tùy theo sở hứng, sở thích

-  hoặc vị kỷ, vị danh,

-  hoặc thời giờ nhàn rỗi của mình ,

nhưng nào hay đâu sự tu thân hành đạo rất cần gắn liền với sự sống theo nhịp thở từng phút từng giây."

[CQPTGLĐĐ, 15.12. Giáp Dần]

[Ơn Trên dạy "tu mà tính tháng kể ngày, chớ không nổ lực dồi mài chơn tâm" thì làm sao có kết quả?]

[9] Đức Hiển Thế Đạo Nhơn dạy "các em cũng không nên bắt chước những người gọi là triết gia

-  trên lý thuyết thì họ giảng giải không ngừng về luân lý, về cuộc sống, thế nào là tốt, thế nào là xấu,

-  nhưng lối ở đời, lối cư xử hành động của họ khác xa.

Đó cũng là bị vướng nhằm câu "Thông minh đa ám muội" rồi vậy. Cho nên các em học rồi phải chuyên cần tập tành với việc làm tốt đẹp như lời Thánh nhơn đã từng dạy bảo rằng: "Học nhi thời tập chi". [NMĐ, 9.5 Tân Hợi]

(Triết gia Jean Jacque Rousseau không dạy được con đến nổi phải gởi vào trại giáo hóa). Triết gia, triết học là quan điễm của Tây phương. Philosophe (F) philos = ami; sophia = sagesse) = triết gia = người mến chuộng sự thông thái (Đông phương, các nhà nghiên cứu kết luận chỉ có hiền giả chứ không có triết gia. Các vị được ghép vào chử TỬ trở nền bậc Thầy là đã đắc đạo. (tử = liểu + nhất = đắc nhất = đắc đạo) (Đức Khổng Tử, Đức Lão Tử … ).

[10] Quỉ vị là hồn mất hết chơn dương, phất phưởng chờ ngày huỷ hoại.

[11] Bát hồn : 1. Phật hồn, 2. Tiên hồn, 3. Thánh hồn, 4. Thần hồn, 5.Nhơn hồn, 6. Thú hồn, 7. Thảo mộc hồn, 8. Khóang sản hồn.
Huệ Ý

Đạo có gì đâu, đạo ấy Trời,
Trời là Tiên Phật, cũng là người,
Người hay giác ngộ thành Tiên Phật,
Tiên Phật vọng tâm cũng xuống đời.

Đức Quan Âm Bồ Tát, Trúc Lâm Thiền Điện, 20-10 Quý Sửu

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây