Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Nhân ngày lễ kỷ niệm tái thiết Vĩnh Nguyên Tự Rằm tháng 3 Âm lịch (01-5-2007)NCGL trân trọng giới thiệu ...
-
VŨ TRỤ QUAN Có thể nói Vũ Trụ Quan Cao Ðài bao hàm hai khái niệm quan trọng là: -Cơ nguyên biến ...
-
Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 11-8 Bính Dần (14-9-1986)
-
. .Trong thế tam tài, Trời mà được Một thì đàng đạo yên ổn trong lành, soi sáng nuôi dưỡng ...
-
Theo những tư liệu về báo chí Cao Đài còn lưu lại tại các thánh sở Đại Đạo hay của ...
-
"Ðắc nhứt tâm rồi thế mới yên, Muốn tâm đắc nhứt phải tham thiền; Tham thiền tâm sẽ hoà muôn vật, Hoà ấy ...
-
Đây là một phán quyết phá chấp triệt để của Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo. Thuần chơn vô ngã ...
-
Cơ Đạo cấp thiết, đại cuộc lớn lao, cần có những đoàn người hy sinh, hiến dâng cho mục đích ...
-
Thánh Thất Tân Định Hợi thời rằm tháng 8 Bính Ngọ (29-9-1966) Thi: Thu về vui với cõi trần gian, Nữ giới chen chưn ...
-
Kinh thành Thăng Long là một tác phẩm vĩ đại dung chứa và biểu tượng của một tổng hợp Triết ...
-
Các nhà viết sử đều tỏ thái độ rất trân trọng đối với nhà thơ Lý Bạch (701-762) về mặt ...
-
Tìm hiểu Kinh Ngọc Lộ Kim Bàn Là người Cao Đài không ai tránh được thổn thức khi đọc hay nghe ...
Đạt Tường
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 16/07/2010
Cầu siêu
(Ảnh: Địa Tạng Vương Bồ Tát, cầm ngọc Như ý và cây tích trượng có 6 vòng tượng trưng sự cứu độ chúng sanh khỏi luân hồi lục đạo(*) )
Khởi đầu chúng ta hãy xem một trích đoạn xử án của Đức Phong Đô Đại Đế Theo kinh Minh Thánh Phong Đô Đại Đế là 1 trong những chức danh của Ngài Quan Vũ sau khi đã thoát khỏi luân hồi. tại Thánh Tịnh Ngọc Linh-Biên Hoà."Tối ngày 25 tháng 9 năm Đinh Dậu 1957 ngoài trời tối đen, Ban Lễ đã lo chu đáo lễ phẩm nơi Thiên Bàn để qua 8 giờ 30 có lập đàn cơ. Trên trần của chánh điện có treo 2 ngọn đèn "măng xông" Tiếng Pháp là Manchon thắp bằng dầu hôi và bơm hơi vào đầy đủ, dùng cho đến khuya rồi sẽ bơm lại.
Khi đàn cơ bắt đầu, đồng tử xuất khẩu cho bài thi xưng danh là Ac Độc Quỉ Vương giáng trấn đàn, hộ giá Phong Đô Đại Đế. Từ khi cơ bắt đầu chuyển thì hai ngọn đèn "măng xông" đang xì hơi đều đều sáng chói, tự nhiên lu dần hoá ra một cảnh âm u, mờ mờ chỉ còn vừa đủ xem chữ để cho điển ký biên chép.
THI
Phong quan lục Đạo chưởng hồn linh,
Đô sát tam thiên thẩm tội tình;
Đại cáo trần gian kim hồi hướng,
Đế đình hậu nhựt Trẩm thân nghinh.
TRƯỜNG THIÊN
Quả nhơn phụng chiếu Thiên đình,
Ngọc Linh giá ngự phước lành Trẩm ban.
Chúng sanh được phép tọa thiền,
Tịnh lòng nghe Trẩm lời vàng phán phân.
Tấc thành đối với quả nhân,
Hoàng huy tiếp giá ân cần hôm nay.
Trẩm mong ở buổi hậu lai,
Cái ngày dưới chốn tuyền đài gặp nhau.
Gặp nhau mừng rở đón chào,
Nơi Phong Đô Điện ngồi chầu vui tươi.(…)
Nay nhờ trên Đức Chí Tôn,
Hải hà mở lượng bảo tồn nguyên căn,
Tam Kỳ Đại Đạo khai hoằng,
Độ đoàn linh chưởng xa lằng Phong đô.
Chúng sanh đạo đức điểm tô,
Thiên ân nhuần gội U Đồ thoát ly.(…)
Trẩm nay vâng lệnh Thiên đài,
Thẩm đường phước tội của rày tên Năm.
Truyền cho nam nữ bình tâm,
Với người đương sự chỉ chăm nghe rành.
An văn đọc giữa đêm thanh,
Cơ loan tiếp trọn điển lành bày phô.
Xét vì tổ phụ tên Năm,
Có công khai thác cơ đồ dựng xây.
Qui dân lập ấp chốn này,
Tiền hiền danh liệt ví tày Thần Tiên.
Chính danh hậu thế lưu truyền,
Lẽ thì con cháu gương hiền ráng soi.
Xét vì bước trước không noi,
Cường quyền núp bóng học đòi lố lăng.
Xét vì tên Năm Nguyễn Văn,
Đạo Thầy công quả mót cần bao niên.
Xét vì có tánh cần siêng,
Đòi phen Bửu Hiệp, Ngọc Tuyền gian lao.
Nếu mà chung thủy một màu,
Hôm nay đã được động đào hồi qui.
Xét vì phàm tánh sân si,
Luân thường điên đảo nặng vì con thơ.
Xét vì theo gió phất cờ,
Hùa theo kẻ nghịch đấp bờ xâm lăng.
Xét vì Thiên luật công bằng,
Tội trần đã trả dưới lằn đạn tên.
Xét vì tội phước hai bên,
Tội mười phước chín phải đền cho cân.
Xét vì huynh đệ ân cần,
Nguyện cầu cho đó hưởng phần siêu thăng.
An Thiên tội phước trang bằng,
Nhưng phần siêu thoát tưởng rằng còn xa.
Chiếu theo luật định Diêu Tòa,
Hồn Năm kia phải chịu mà đầu sanh.
Thấy vầy Trẩm cũng thương tình,
Nhưng mà luật pháp công bình biết bao. Ngọc Linh Thánh Tịnh – Biên Hòa, 25.9 Đinh Dậu 1957
Buổi lập đàn lâu độ hai tiếng đồng hồ. Khi Ngài từ giả, hai ngọn đèn Manchon kia tự nhiên sáng trưng như lúc mới nhen thắp đó vậy."
Qua đoạn trường thiên nêu trên, chúng ta có thí dụ cụ thể của một đạo hữu tên Nguyễn Văn Năm, được hưởng phước đức của Tổ phụ, qua nhiều năm cũng biết mót bòn công quả cho chùa thất nhưng lại "Cường quyền núp bóng học đòi lố lăng" và "Luân thường điên đảo nặng vì con thơ"để rồi "Hùa theo kẻ nghịch đấp bờ xâm lăng" đến nổi phải "Tội trần đã trả dưới lằn đạn tên".
Chắc chắn là trước đó, tuy được bạn đạo ở Ngọc Linh Thánh Tịnh đọc Kinh Cầu Siêu rất nhiều và ân cần nguyện cầu cho cho "Năm" sớm được siêu thăng nhưng vì "Tội mười phước chín" cho nên theo luật công bình vong linh của "Năm" chỉ có thể thoát khỏi Uổng Tử Thành và phải đi đầu thai trở lại chứ không được siêu thăng.
Thuở mới lập Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Chí Tôn dạy chư vị Tiền Khai thỉnh một số bài kinh từ Ngũ Chi Minh Đạo. Ngũ Chi Minh Đạo gồm Minh Sư, Minh Đường, Minh Lý, Minh Thiện, Minh Tân Trong số các bài kinh có nguồn gốc từ Minh Lý Đạo Đàn ngày 28.6 Bính Dần (06.8.1926): lệnh của Đức Đạo Tổ dạy quý vị Minh Lý: (Tam Tông Miếu – đường Cao Thắng quận 3 Sài Gòn) có bài Kinh Cầu Siêu do Đức Chuẩn Đề Bồ Tát giáng cơ ban cho, đoạn đầu như sau:
Đầu vọng bái Tây Phương Phật Tổ,
A Di Đà Phật độ chúng dân.
Quan Thế Âm lân mẫn ân cần,
Vớt lê thứ khổ trần đọa lạc.(…)
Minh Lý Đạo gọi bài kinh này là Sám Cầu Siêu.
Cầu siêu có nghĩa là cầu nguyện, xin cho vong linh được siêu rỗi, thoát qua cảnh đọa đày ở chốn U Minh.
Sám Cầu Siêu này có tác dụng:
. Thứ nhứt là cầu cho vong linh của đạo hữu mới lìa trần không sa vào Phong Đô. Trong nghi thức cầu siêu, với những đạo hữu giữ được "thập trai" trở lên, bài Sám phải được đọc trước bài Cầu Hồn "vì sợ e cho vong hồn đạo hữu phạm thệ mà đi xuống Phong Đô nên phải tụng (…) trước, hầu cho vong hồn hồi dương đặng rồi thì tụng tiếp bài "Ba mươi sáu cõi Thiên Tào" Bài Cầu Hồn. đặng vong hồn hưởng phép siêu thăng tịnh độ. Phải tụng xen kẻ như vậy cho đủ ba lần." Chú thích bài Cầu Siêu trong quyển Kinh Lễ – Tây Ninh
. Thứ hai là với những vong đã sa vào Thành Uổng Tử nay nhờ sự cầu nguyện qua bài kinh này mà được ra khỏi nơi tối tăm đó để nghe kinh (thí dụ: Kinh Di Lạc v.v…) hầu chuyển tâm sám hối ăn năn đặng sau này siêu thoát.
Bài kinh này rất thông dụng trong nghi thức tang lễ cũng như khi làm cầu siêu. Nhiều Thánh sở cũng đọc trong mỗi kỳ đàn sóc vọng hàng tháng và tất nhiên trong mùa cầu siêu Vu Lan tháng bảy không thể thiếu. Vì thế, đa số tín hữu Cao Đài đều thuộc lòng bài kinh này.
Lời bài kinh cho thấy sự hiện diện của một số Đấng Thiêng Liêng có nhiệm vụ trực tiếp độ dẫn, ảnh hưởng đến sự siêu thoát của chư vong linh. Qua Thánh giáo Cao Đài, chúng ta có thể tìm thấy một số lời dạy của các Đấng này với nội dung liên quan đến việc độ dẫn các âm hồn.
Đọc tiếp: http://nhipcaugiaoly.googlepages.com/causieu
(*)
六 道 ; S: ṣaḍakula;
Sáu đường tái sinh; chỉ các dạng đời sống (gati) trong Luân hồi, trong Vòng sinh tử. Người ta phân biệt ba »thiện đạo« và ba »ác đạo« Ba thiện đạo gồm có cõi người (人; s: nāra), Thiên (天; s: deva) và A-tu-la (阿 修 羅; s: āsura). Ba ác đạo gồm Ngạ quỉ (餓 鬼; s: preta), Ðịa ngục (地 獄; s: nāraka) và súc sinh (畜 生; s: paśu). Sáu cõi này nằm trong Ba thế giới.
Ba thế giới gồm có dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Dục giới gồm sáu cõi thiên thấp nhất, loài người... Sắc giới gồm 17 tầng thiên giới và vô sắc giới gồm 4 tầng trời thiền định. Các thế giới này không khác nhau về thể tính, chỉ khác về nghiệp. Trong cả ba thế giới này thì thọ mệnh đều có hạn, tuy nhiên chỉ có loài người trong ba thế giới đó mới được giải thoát, vì thế đạo Phật coi trọng thân người hơn thiên giới và gọi là »thân người quí báu« Trong luân hồi, được sinh làm người được xem là hiếm hoi và là cơ hội quí báu để giác ngộ.(Phật học tự điển-Đạo Uyển)
"Chư nhu phải sắm 12 cuốn Kinh Sám Hối … cho đi mời Trung, Lịch, Kỳ lại nhà chư nhu, biểu chúng nó làm lễ mà thỉnh kinh ấy."
(Nhà Ngài Au Minh Chánh nay là đường Thạch Thị Thanh hiện ở vị trí nhà số 78/2 Võ Thị Sáu Tân Định Quận 1 Sài Gòn - Lịch Sử Đạo Cao Đài quyển 1 tr257 CQPTGLĐĐ xb2005)