Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Thiên Quan Tứ Phước / Thiên Vương Tinh

    Dân gian có câu: " Đi chùa quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng". Thật vậy, mỗi năm ra Tết, ...


  • Lịch sử của tư tưởng nhân loại là một hành trình tìm kiếm lời giải đáp cho những câu hỏi ...


  • TỪ GIÁ TRỊ TÂM LINH ĐẾN GIÁ TRỊ TÂM LINH SIÊU VIỆT Giá trị là điều mà con người quan tâm ...


  • "...Tôi không quen ghi chép sổ sách gì, nhưng nhớ. Đó là ngày 20 tháng Chạp năm Bính Dần. Hôm ...


  • Thời Trung / Ngọc Huệ Chơn

    "Cơ biến dịch vô cùng của Tạo Hóa không phút giây ngừng nghỉ, hết Đông Xuân lại, rồi Hạ đến ...


  • Cơ đạo Kỳ Ba / Thiện Chí

    Khai Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Chí Tôn phán rằng : "Thầy sắp cuộc dinh hoàn tái tạo, Dụng huyền linh Đại ...


  • QUYỀN PHÁP ĐẠO / Thiện Tín

    . . ."Trong sở vật thực tại con người, điểm Quyền Pháp là linh hồn. Nhờ đó mà sinh ra, ...


  • Atman & Brahman / Trần Ngọc Tâm s.t

    Atman & Brahman MichaelJordan • Bản Việt ngữ: Phan Quang Định Trần Ngọc Tâm s.t Hai khái niệm triết lý quyện vào nhau, ...


  • Thầy dành cho trẻ một mùa xuân, Đi lại trần gian xóa khổ trần, Như lý Đạo mầu đang cứu cánh, Cho đời ...


  • Một số người cho rằng nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam bắt nguồn từ Trung Hoa, hoặc Tây ...


  • Nhóm các nhà nghiên cứu Nhật Bản vừa tìm thấy bức hình của một loài sinh vật huyền thoại trên ...


  • Đạo giáo / Wikipedia EncyclopediaTiếng Việt

    Đạo giáo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1o_gia Đạo Giáo Tam Thánh (ảnh)


09/05/2004
Huệ Ý

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 30/12/2009

Ngọc dịch

Với Tân pháp Cao Đài, Thánh giáo đã khẳng định: "Công trình, công quả, công phu,  Ba công hội đủ đường tu vững vàng."

Con đường tu giải thoát cũng đồng nghĩa với sự thực hành Công phu thiền định. Đức Thánh Trần đã dặn dò:

"Giải thoát lấy công phu làm chính,
Học tu tuân luật lịnh làm đầu;
Mỗi thời hồn được lặng sâu,
Ngấm trong quyền pháp tìm cầu bí cơ".

Để thực hành công phu đạt kết quả: "huyền vi chứng đắc" hành giả phải tuân theo một số giới luật đặc biệt của tịnh trường mà Đức Trần Hưng Đạo đã công bố:

"Cấm trầu thuốc, giới qui phải giữ,
Cấm giao du sanh sự, sự sanh;
Giới định huệ giữ y hành,
Tu thời cũng muốn cho thành phải răn "
(GIỚI LUẬT TỊNH TRƯỜNG).

Trong giới luật tịnh trường, điều cấm đầu tiên là cấm hút thuốc và ăn trầu.

Trong thiền đường, miệng được gọi là Ngọc Trì ( tức là ao ngọc ) trong miệng, có nước miếng,đây là chất bổ của cơ thể con người gọi là Ngọc Dịch. Vừa xã tịnh, hút một điếu thuốc, ăn một miếng trầu là thuốc bổ hết tác dụng.

Nước miếng không những là thuốc bổ mà còn là thuốc trị bệnh. Báo Khoa Học Phổ Thông số ra ngày15.3.2002 đã có bài viết như sau:

KHÁNG SINH TỪ NƯỚC MIẾNG. Một loại protéin thấy trong nước miếng có thể giúp vào việc chế tạo những loại thuốc mới để trị những tác nhân nấm gây bệnh ung như candidasis, cryptoccosis và aspergillosis vốn đe doạ những bệnh nhân có hệ miễn dịch suy yếu. Nó còn có thể tiêu diệt một vài lọai vi khuẩn như E.coli, P.gingivalis và S.mutans.

Nghiên cứu trên do TS.Libuse Bobek cùng đồng sự thực hiện tại Đại học nha khoa Buffalo ở New York. Cho đến nay, mọi việc mới chỉ được tiến hành trong phòng thí nghiệm, chưa thử nghiệm trên động vật hoặc trên người. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng loại protéin nói trên vẫn có tác dụng ngay khi ở nồng độ rất thấp, không gây độc hại đối với tế bào động vật có vú (theo PHLS website, 10/3/2002).

Vậy chính vì thương tịnh viên mà giới qui tịnh trường không cho phép hút thuốc, ăn trầu. Mong các tịnh viên hãy hiểu điều đó. Tịnh trường là một trường đạo giúp chúng ta "bối trần hiệp giác" (quay lưng lại bỏ đời để theo đạo giác ngộ ), nếu kém hơn trường đời thì làm sao hướng dẫn nhân sanh.

Chúng ta tuân hành giới luật Ơn Trên dạy để giữ gìn NGỌC DỊCH hầu luyện kỷ tu công được sớm kết quả làm vui lòng các Đấng Tôn Sư.
 
Huệ Ý

Đạo có gì đâu, đạo ấy Trời,
Trời là Tiên Phật, cũng là người,
Người hay giác ngộ thành Tiên Phật,
Tiên Phật vọng tâm cũng xuống đời.

Đức Quan Âm Bồ Tát, Trúc Lâm Thiền Điện, 20-10 Quý Sửu

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây