Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Lặng lẽ nhìn Trời ta vốn một, Máy hữu hình then chốt như nhau; Thanh đó là trược nguồn đầu, Động cùng nên ...
-
Vào mùa Giáng sinh năm nay (2013), trong khi khắp nơi đang hướng về kỷ niệm ngày xuống thế của ...
-
Bài thuyết minh giáo lý của Giáo Sĩ Huệ Ý, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo. Tháng 3-2007 (Đinh ...
-
Khi xây dựng ngành Việt Nam học chắc chắn phải nói tới một "bộ phận" của ngành học mới mẻ ...
-
TTCT - Phát hiện mới về Pétrus Trương Vĩnh Ký một lần nữa lại khẳng định tầm vóc và vai ...
-
“ Thầy mong con biết Thầy hiểu Đạo, Cho thế gian cải tạo thanh bình; Lòng Thầy thương cả chúng sanh, Trong tình ...
-
Từ thuở khởi nguyên của đạo tức tôn giáo Cao Đài chúng ra, khi Đức Chí Tôn vừa thâu nhận ...
-
Bài nói chuyện tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo ngày mùng 1 tháng 3 năm Đinh Hợi (17-4-2007) Tam ...
-
Đờn ca tài tử là đứa con nội sinh của văn hoá Nam bộ nửa cuối thế kỷ 19, được ...
-
MÙA XUÂN SUY GẨM Nhựt nguyệt xoay vần mới hạ, thu, đông, nay xuân lại đến. Cây xanh đâm chồi nẩy ...
-
Kinh Thánh Thiên Chúa Giáo gồm Cựu Ước và Tân Ước. "Cựu ước" có nghĩa là "giao ước cũ", trình ...
-
Các nhà viết sử đều tỏ thái độ rất trân trọng đối với nhà thơ Lý Bạch (701-762) về mặt ...
Huệ Ý
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 07/01/2010
Nhật ký mùa tu Thu phân
Ngày 19.9.2008.
Vô niệm là tắt đài, sự nghỉ ngơi toàn diệncủa bộ não, của thân tâm.
Bộ não của chúng ta không chỉ có một mà cùng lúc phát nhiều tầng số vô tuyến. Dù lúc ngũ, đối với một số người, bộ nãovẫn có thể còn hoạt động : nhìn, nghe, hành động trong giấc mơ. Nên thức dậy mà mệt mõi, bần thần, rũ rượi vì có lúc còn cải lộn, đánh lộn trong giấc mơ.
Xã cân là vô niệm, là cho bộ não nghĩ ngơi toàn diện nên thân tâm được thanh tịnh, không có một tư tưởng nào được dấy lên, đó là việc làm đầu tiên của hành giả trước khi bước vào công phu.
Ngày 20.9.2008
Vô niệm tức là tâm vô, tức là luyện kỹ.
Niệm chữ Nho chiết tự bao gồm = Kim + Tâm = tâm bây giờ và ở đây. Một chú tiểu, sau thời gian toạ thiền, tự mãn đã cấp cao nên đi tìm vị cao tăng để đối ứng. Cao tăng ở cao sơn, chú quyết tâm lên núi. Đến cửa đèo, chú đói bụng bèn vào quán nước bên đường tìm cơm bánh.
- Bà có chi cho tôi điểm tâm không?
Bà hàng nước trả lời :
- Đức Phật dạy : quá khứ tâm không có, hiện tại tâm không có, vị lai tâm không có, vậy sư chú muốn điểm tâm nào? Sư chú ngần ngừ không có câu trả lời, mộng đăng sơn gặp cao tăng tắt nguội. Chú rời quán, mang bụng đói, quay về đường cũ để tiếp tục tu học với một cái tâm khiêm hạ "cao nhơn tất hữu cao nhơn trị".
Ngày 21.9.2008
Vô niệm là luyện kỷ.
Đức Đông Phương Lão Tổ dạy "kỷ là tâm trung chi niệm", vậy luyện kỷ là luyện cho đặng tâm vô niệm.
Đức Chí Tôn dạy "luyện kỷ là lập cái tâm cho dứt sự thương yêu, tríu mến thê thiếp, tử tôn, cùng ham muốn mọi sự ở thế gian".[Đại Thừa Chơn Giáo, tr.48]. Được vậy hành giả mới "xã phú cầu bần, xã thân cầu Đạo". Thái Thượng Đạo Tổ dạy
"Tâm vô niệm cư trần bất nhiễm,
Đạo tự nhiên đốn tiệm do mình,
Vô vi đạt đến công trình,
Hữu vô cũng một lý tình hòa quang." Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, Rằm 02 Kỷ Mùi (12-3-1979)
Đức Chí Tôn dạy tiếp "hườn hư là yên tịnh thân tâm… Hể hườn hư là tự nhiên đạo chuyễn." Ơn trên dạy"Luyện kỷ tối nan, hườn đơn thậm dị". Luyện kỷ xong bấy giờ hành giả được "cùng Đạo ứng thông", không sống cái sống của riêng mình, không làm cái làm của riêng mình mà sống và làm theo Thánh ý.
Ngày 22.9.2008
Niệm là bịnh; vô niệm tức là thuốc.
Dưỡng Chơn Tập dạy "niệm là bịnh", đây là tâm bịnh. Đức Tam Tổ Tăng Xán dạy trong "Tín tâm minh":
"Bằng phải trái đua tranh chẳng bỏ,
Ấy bệnh tâm nê cố hãy còn.
Nếu không rành huyền chỉ chí ngôn,
Dầu niệm tịnh cũng không mấy ích"…
Niệm : từ vọng niệm, tạp niệm cho đến chánh niệm đều là bịnh. Thuốc lại thật đơn giản "vô niệm là thuốc". Có niệm vì còn công, kỷ, danh. Buông bỏ công, kỷ, danh để trở nên :
- Vô công vì làm mà không nghĩ đến kết quả.
- Vô kỷ vì vong kỷ vị tha.
- Vô danh vì không bị danh, lợi, quyền chi phối. Đã vô công, vô kỷ, vô danh thì tự nhiên vô niệm. Đức Bát Nhã Thiền Sư dạy :
"Vượt qua tất cả vượt qua,
Tâm còn buông bỏ nửa là hư danh."
Đức Đông Phương Lão Tổ đã trị bịnh cho chư vị tịnh viên như sau "Về phần chư đệ nhập tịnh hãy nhập tịnh như cũ và nên tắm nắng bình minh mỗi ngày. Riêng Định Pháp tịnh định huờn hư. Đồng Tử Thanh Căn tịnh định vô niệm, để bình phục sinh lực mà hành sự." Bát Nhã Tịnh Đường, Mồng 3 Tháng 3 Nhâm Tý (16.04.1972)
Ngày 23.9.2008
Hết bịnh ngừng thuốc.
Đức Lục Tổ Huệ Năng dạy :
"Vô niệm, niệm tức chánh,
Hữu niệm, niệm thành tà."
Vô niệm đây là vị thuốc, bịnh nhân hết bịnh rồi tiếp tục uống thuốc thì lại bịnh, nên hết bịnh rồi phải ngưng thuốc, cho nên Đức Lục Tổ phải thêm hai câu nửa:
"Hữu vô đều chẳng quản,
Cởi mãi bạch ngưu xa".
Đức Bát Nhã Thiền Sư cũng sợ chúng ta vướng mắc vào hai chữ hữu - vô nên Ngài dạy :
"Chấp không, chấp có thiên tà,
Lìa không bỏ có cũng là bàng môn".
Ngày 24.9.2008
Học đạo vô vi để vô niệm.
Có lúc chúng ta ngồi xếp chân mà chưa học phép vô vi, nên Ơn Trên dạy :
"Nếu bằng chẳng học phép vô vi,
Ngồi mõi lưng mà chẳng ích chi;
Cũng vẫn luân hồi trong sáu nẻo,
So cùng phàm tục có khác gì!"
Đức Bát Nhã Thiền Sư dạy :
"Đạo vô vi luôn luôn còn mãi,
Đời vô thường bởi tại hình danh;
Vô cầu chứng quả vô sanh,
Lòng mà vô niệm chứng thành như chơi".
Muốn được tâm vô niệm, chúng ta phải siêng hành pháp. Đức Trần Hưng Đạo dạy "Có những thì giờ cố gắng để lòng vô niệm mà niệm cứ sanh, hãy mượn tâm pháp làm vật trấn an cho phiền não đừng dấy." Bát Nhã Tịnh Đường, Tuất thời, mùng 01 tháng 06 Bính Thìn (27.06.1976).
Ngày 25.9.2008
Vô niệm để nhận được lời Ơn Trên dạy mà học, tu.
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, đạo hư vô, Sư hư vô, Chúng phải luyện kỷ tu công, hành pháp đạt tâm vô niệm để lóng nghe được lời Ơn Trên dạy. Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo dạy "Trong tình thế nầy, cơ hội nầy, hiền đệ phải cố gắng bình tĩnh tâm trí, đừng để cho một niệm nảy sanh, dầu là niệm lành. Nếu đã bình tĩnh đại định được, tức là vô niệm. Vô niệm mới trực giác được Thiêng Liêng trong những thời công phu." Thiên Lý Đàn, Tuất thời 26 tháng 7 Đinh Mùi ( 31/8/1967 )