Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
LINH HỒN -- TÌNH THƯƠNG -- SỰ SỐNG Đạt Thông Khi nói đến : LINH HỒN , TÌNH THƯƠNG và SỰ ...
-
Nhìn lại lịch sử các tôn giáo trên thế giới hơn hai ngàn năm qua, mọi người đều nhận thức ...
-
LUYỆN KỶ /
Luyện kỷ phục sơ tánh trọn lành Trăm ngày tận diệt gốc vô minh Tâm can có chủ thần yên ổn, Tai mắt ...
-
Thế sự giả chơn thôi trối kệ, Tùy thời công quả với công phu
-
Ôn học lời dạy của Đức Lý Giáo Tông Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Tuất thời, 15-01 Giáp Dần (06-02-1974)
-
Mỗi độ Xuân về, thiên nhiên trào dâng sức sống, vạn vật chuyển mình khởi đầu lại một chu kỳ ...
-
Theo Thánh Dụ Quy Điều của Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, Đức Lý Giáo Tông là vị ...
-
THI Đạo tâm tại hề Phật tại tâm, Vọng cầu bôn ngoại thị hôn trầm, Nhơn nhơn tự hữu Như Lai tánh, Tánh đắc ...
-
Do bị ảnh hưởng của khuynh hướng thiên tả ở một số nước theo chủ nghĩa xã hội, nên tôn ...
-
Nói đến Đao Thầy, tức là nói đến Đao của Thương Đế. Và “nói đến Đao của Thương Đế”, trước ...
-
Bài thuyết minh giáo lý nội bộ tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, 01-12 Bính Tý (27-12-2008) Nếu được ...
-
Tam giáo Việt Nam đã có một lịch sử lâu dài, kể từ thế kỷ I, II trở đi, cho ...
Đạt Tường
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 10/03/2008
Đầu tư thế hệ tiếp nối
Nhìn thế sự rồi nhìn trong đạo,
Khắp đó đây hoài bão Đạo Trời,
Nhưng không mấy chỗ để lời,
Luyện rèn đào tạo lớp người tương lai.
Để khi quý vị chầu Thầy,
Có người kế nghiệp Cao Đài dựng xây.
Đó là kế hoạch rất hay,
Tre tàn măng mọc tiếp tay lưu truyền.
Bổn đạo chỉ biết tu hiền,
Ăn chay niệm Phật Thánh Tiên hằng ngày.
Mà không nghĩ việc tương lai,
Lớp người kế tiếp chung tay giúp đời.[1]
Tam Kỳ Phổ Độ, người tín hữu Cao Đài tu hành với sứ mạng phổ độ chúng sanh. Phổ độ là độ rộng khắp mọi đối tượng, độ toàn diện trên cả hai mặt nhân sinh và tâm linh. Một sứ mạng vô cùng trọng đại, đòi hỏi phải có nhiều thế hệ liên tục thực hiện việc "chung tay giúp đời".
1. Vai trò phụ huynh
Là tín đồ, cần ý thức lời dạy của Đức Vạn Hạnh:
"Mình đã chọn một con đường đạo lý để đặt đời mình vào đấy thì phải nhớ mà đào tạo đến lớp người khác để có người tiếp nối sự nghiệp đạo lý ấy. Vì đạo pháp là trường lưu mà đời người hữu hạn. Nếu muốn có lớp người kế tiếp sự nghiệp đạo lý, không ai dễ đào tạo hơn là con cái trong gia đình là những mầm non, những hột giống tốt đã thọ lãnh những tư tưởng, những phúc huệ của phụ mẫu ngay từ trong bào thai." [2]
Đức Mẹ khuyên dạy:
"Hỡi các con! Điều Mẹ giải dẫn hôm nay là để các con tự xét mình hay nhìn lại bản thân và tâm trí của mình để làm một tấm gương cho mai hậu của đoàn măng non mà chính các con đã gây tạo ra.
"(...) Mẹ khuyên các con phải tự giác và độ dẫn đoàn sau cũng như các con đã từng lãnh trách nhiệm trong Tam Kỳ Phổ Độ."
Sớm biết lo thân độ lấy thân,
Oan khiên nghiệp chướng cổi lần lần,
Gieo mầm đạo đức cho mai hậu,
Hột giống nguyên nhân được trọn phần.[3]
2. Vai trò Ban Cai Quản
Đức Cao Triều Phát dạy: "Đừng e ngại khó khăn, đừng e ngại không tài nguyên nhân sự, vì tài nguyên nhân sự trong đạo rất phong phú dồi dào, từ lâu chưa thành hình được là vì không ai nghĩ đến, không có chương trình thiết thực và liên tục cho thanh thiếu niên, vì thế không ai hưởng ứng. Vì giới này dường như bị lạc lõng giữa lớp đàn anh lớn tuổi đi mây về gió chốn thiên thai bồng đảo, cực lạc niết bàn."[4]
Thanh thiếu niên (đồng nhi, lễ sĩ) là mỏ tài nguyên nhân sự của mỗi thánh thất. Người lớn đã làm những gì để có thể khai thác tài nguyên nhân sự này hầu cung ứng cho nhu cầu phát triển ở tương lai?
Tại địa bàn Thành phố, những thánh thất, thánh tịnh đã có chương trình hướng dẫn kinh lễ, giáo lý, sinh hoạt cho các em như Ngọc Minh Đài, Ngọc Điện Huỳnh Hà, Huỳnh Quang Sắc, Tân Minh Quang, Trung Minh, Trung Hiền, Từ Vân, Bàu Sen, Liên Hoa Cửu Cung. Năm 2006 Minh Lý Thánh Hội mở một số cấp lớp. Mùa hè 2007 Tân Định cũng tập hợp các em lứa tuổi cấp 2 để dạy kinh lễ.
Đức Lý Giáo Tông dạy:
"Đa số lớp trẻ đi chùa thất tụng kinh làm đám nhưng có ai hỏi tại sao vào đạo thì chúng trả lời mỗi đứa khác nhau.
"Đứa thì vào đạo vì thấy trang lứa muốn vào cho vui. Đứa thì tại cha mẹ bảo không dám cãi. Đứa thì thấy cha mẹ làm thì bắt chước nhưng không biết để làm chi. Đứa thì vì sợ quỷ ma dẫn hồn xuống địa ngục nếu không cầu cạnh với Thiêng Liêng. Đứa thì sợ tai bay họa gởi. Đứa muốn được may mắn mọi sự trên đường đời nhờ có công đi chùa thất. Không nghe đứa nào nói đến nhiệm vụ giáo dân vi thiện hay hoàn thiện hóa bản thân, hay nhờ đạo đức hóa mọi nếp sinh hoạt xã hội quốc gia để an bình thạnh trị cho non sông tổ quốc.
"Đừng ai quy lỗi hoặc trách cứ tại sao chúng nghĩ vầy mà không nghĩ vậy. Vì tổ chức từ cấp lãnh đạo tinh thần thiếu sót khiến cha mẹ chúng chẳng có đường lối hoài bão hướng thượng rồi bảo sao chúng lại có được tinh thần ấy." [5]
Đức Cao Triều Phát nhắc nhở:
"Trong một đời người, tuổi thanh niên là mùa xuân, là phát huy, là sáng tạo. Do đó, thanh niên cần phải được vun quén, tổ chức, giáo dục, chăm sóc và thúc phát mọi mặt. Người đi trước phải dọn đường sửa lối cho kẻ theo sau, làm thế nào khai thác những bẩm sinh, những khả năng từ thuở thanh thiếu niên. Vì thanh thiếu niên là những gì đang chờ đợi kết quả ở tương lai.
"(...) Bất cứ một gia đình, quốc gia, xã hội và nhân loại nào, dầu ở quá khứ hiện tại hoặc vị lai, [đều] phải ý thức và kỳ vọng ở thanh thiếu niên. Chẳng khác nào [việc trồng] cây, đem hột đi ươm lên thân cây con. Tùy sự chăm sóc, kết quả của cây xấu hoặc tốt phần lớn do chủ vườn chăm sóc." [6]
Ở cấp độ hội thánh, thực tế ngày nay và nhiều năm qua, những ai quan tâm đến vấn đề chuẩn bị lực lượng kế thừa phải nhìn nhận một thực trạng (vừa hy vọng vừa xen lẫn âu lo) là chỉ Hội Thánh Truyền Giáo mới có chủ trương, kế hoạch thật sự. Các thánh thất hằng tuần mỗi Chủ Nhật tập hợp con em đạo hữu lại để hướng dẫn đạo đức và sinh hoạt, trang bị hành trang vào đời cho các em. Còn lại các hội thánh lớn khác do hoàn cảnh riêng nên hầu như chỉ để cho các đơn vị trực thuộc tự phát tùy theo tầm nhìn và khả năng của mỗi nơi.
Với những nơi đã thực hiện được chương trình hướng dẫn sinh hoạt cho thế hệ trẻ, đó là niềm hy vọng của chúng ta. Tuy nhiên hầu như các nơi ấy đều có lúng túng về nhân sự. Tùy hoàn cảnh của mỗi địa phương mà nhân sự hướng dẫn có những mặt hạn chế khác nhau:
- Có nơi mạnh về mặt kinh lễ, nhưng lại chưa có thể hướng dẫn thêm về giáo lý.
- Có nơi tuy có khả năng thực hiện chương trình hướng dẫn về kinh lễ và giáo lý nhưng lại yếu về khả năng sinh hoạt cộng đồng (để giúp các em không bị nhàm chán).
Nếu như việc xây dựng nội dung chương trình ở mỗi cấp làm sao cho phù hợp với lứa tuổi đã đòi hỏi phải đầu tư nhiều tâm chí và công sức thì việc tìm đâu cho ra người có thể gầy dựng được đức tin căn bản cho các em, lại là điều quá khó.
Để giải quyết nhu cầu bức xúc này, không thể nóng vội, trái lại phải có sự đầu tư như định hướng của Ơn Trên: "Phải có một tổ chức rõ ràng, một chương trình sinh hoạt đang đến và liên tục cho lứa tuổi."
Đầu tư là một kế hoạch nghiêm túc, phải tốn nhiều công sức, phương tiện và phải kiên trì mới hy vọng thành công. Muốn thực hiện, phải có dự án khả thi từ mục đích, phương pháp, nhân sự, phương tiện… rồi kế hoạch triển khai cụ thể. Nhân sự thực hiện, chính yếu phải dựa vào nội lực của mỗi thánh sở, đồng thời có sự liên kết giữa các nơi hầu có sự trợ giúp lẫn nhau…
Đầu tư cho giáo dục chắc chắn có lời. Kinh nghiệm thực tế của cuộc sống từ những quốc gia đã phát triển khẳng định điều này. Nhưng kết quả chỉ đến khi được đầu tư đúng trọng điểm, đúng mức độ về tâm chí - công sức - tài lực và khoảng thời gian dài từ 10 cho đến 20 năm. Vì thế phải thật kiên trì với mục tiêu rõ rệt cho từng giai đoạn. Vừa làm vừa học thêm, nâng dần chất lượng theo thời gian.
Người lớn hãy vui lòng chấp nhận sự ồn ào vui vẻ trong thời gian sinh hoạt của các em. Hơn 30 năm trước đây, một lần có sự lấn cấn quan điểm trong một ban cai quản về tình hình của một lớp đạo đức, Đức Lê Đại Tiên dạy:
"Đã là lớp phổ huấn đạo đức, thì học tập trong lễ nghi khuôn phép, tất nhiên nào phải như các trẻ ngoài đường. (…) Nếu không có sự vui cười trong lớp đạo thì làm sao có những tương lai của giáo phẩm trong hàng Đại Đạo." [7]
- Kinh nghiệm cho thấy, thánh sở có thể vận động thâu nhận được một khoản tiền lớn cho việc xây dựng hay trang bị một vài phương tiện làm việc nhưng không dễ tìm được sự nhứt trí cao để đầu tư tiền của phương tiện vào việc đào tạo con người. Bởi tâm lý của đạo hữu e dè, chưa tin tưởng tương lai có sử dụng được con người được đầu tư đó hay không.
Bốn năm trước đây, thánh tịnh Thiên Trước (Ô Môn, Cần Thơ) đã trang bị được năm máy cũ (second hand) và để riêng ba máy cho các em tự do tập luyện mặc dầu tiền điện ở nông thôn không được rẻ. Họ đạo nơi đây quả là rất tiến bộ trong nhận thức đầu tư cho thế hệ trẻ. Một thánh tịnh miền nông thôn đã làm được nhưng một số thánh thất ở Sài Gòn, một trung tâm văn hóa khoa học kỹ thuật của cả nước, nếu chưa làm được thì phải suy nghĩ nhiều thêm, làm sao thực hiện cho được.
Ở các tỉnh, hiện nay Trung Nghĩa (Bà Rịa), Vĩnh Nguyên Tự (Cần Giuộc) đã lập được phòng máy vi tính và có chương trình xóa mù vi tính cho thanh thiếu niên. Tại Huỳnh Quang Sắc, bước đầu đã lập được một phòng vi tính cho các em. Chương trình đào tạo thanh thiếu niên đã được tổ chức liên tục khoảng 15 năm. Một số các em nhỏ xíu của buổi đầu chập chững khi xưa nay đã trở thành sinh viên tham gia hành đạo, hướng dẫn các em nhỏ của mình. Vừa qua, trong đại hội nhơn sanh để xin chứng nhận hoạt động tôn giáo, các em đảm nhiệm xướng ngôn dẫn chương trình hay trong tổ chức bầu cử rất là chững chạc. Những quả đầu mùa đang được thu hái.
Nhiều năm qua, phong trào sinh hoạt đồng nhi lễ sĩ (thanh thiếu niên) trên địa bàn thành phố đã có sự liên lạc khá mật thiết.
Mỗi năm vào ngày giỗ Quốc Tổ Hùng Vương, thánh thất Từ Vân đảm nhiệm tổ chức chung cho các thánh sở ở thành phố. Mỗi năm, đều có trại liên vườn (cho nhi đồng), mừng Trung Thu cho nhi đồng, trại từ giã hè (cho thiếu niên), trại giao thừa Tết Tây (cho thanh niên). Trong mỗi kỳ trại, bao giờ cũng có phần thi đua đố vui tìm hiểu giáo lý bên cạnh các sinh hoạt khác.
Chương trình văn nghệ phối hợp nhiều đơn vị để hoạt động mừng một kỳ lễ lớn trong năm. Thí dụ như: Vầng trăng dâng Mẹ (ở Trung Minh), mừng Cao Đài Thiên Chúa đến trong Kỳ Ba (Từ Vân), mừng Khai Minh Đại Đạo (ở Cơ Quan), v.v.
3. Đúc kết
Đức Lý Giáo Tông dạy:
"Chư hiền đệ muội luôn luôn ghi nhớ nguyên tắc tre tàn măng mọc và phải có phương pháp dung dưỡng lớp măng ấy theo đường lối tổ chức có chuẩn thằng quy củ, theo đường lối chánh đạo trong quyền pháp đạo luật.
"Chư hiền đệ muội đừng nhằm vào tuổi đời cá thể của mình mà đốt giai đoạn trưởng thành của cơ Đạo. Mỗi người mỗi việc, hành cho đến nơi đến chốn. Mỗi một lớp người xây đắp một giai đoạn, mỗi một thế hệ nhân sinh xây dựng một bước tiến một cấp cao.
"Về nhiệm vụ vun quén măng non là cần thiết, vì mỗi tổ chức nào cũng phải cần đến lớp người nồng cốt có căn bản. Tổ chức có được tiến triển, kết quả mau hay chậm đều do lớp người nồng cốt trong nhiều thế hệ kế tiếp." [8]
Lễ kỷ niệm Thánh Tòa Vô Vi Huỳnh Quang Sắc
14-9 Đinh Hợi (2007)
Đạt Tường