Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
27/02/2008
CQPTGLĐĐ

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 24/06/2010

Phản bổn hoàn nguyên

Khi nghiên cứu đối chiếu quan niệm các tôn giáo về thuyết "Thiên địa vạn vật nhất thể", chúng ta có thể nhận định rằng :

- Vạn vật có nguồn gốc chung gọi là "Nhất bổn". Cái gốc chung ấy đã phóng phát ra các nguồn năng lực nuôi dưỡng vạn hữu. Do đó vạn vật hiện thực là do"nhất bổn tán vạn thù".

- Xét về vị trí tiến hóa thì "bổn" ở trung tâm,  vạn thù ở vòng ngoài.  Đại Đồng Chấn Kinh viết :

Căn nguyên do Trung….

Hiện hồ ư ngoại giả, bản hồ nội ( Q.hạ – tr.11)

Trung tâm ấy chính là bản thể của vũ trụ, vòng ngoài ấy là hiện tướng của vũ trụ. Bản thể thì vô sinh diệt, bất biến (HẰNG0, hiện tướng bên ngoài thì có sanh tử, có biến đổi (BIẾN). Do đó, TÂM là gốc tuyệt đối, TƯỚNG là ngọn là tương đối. Kinh Thiên Thai Tông viết:

Vũ trụ chi hiện tướng hữu sinh diệt thủy chung;

Nhiên kỳ bản thể tắc bất sinh bất diệt, bất tăng bất giảm.

·  Về chu trình tiến hóa, vạn vật khởi sinh từ trung tâm hư vô (hay Thái Cực), biến hóa hiển hiện ra bên ngoài thành vạn hữu rồi từ ngoài tiến hóa về Trung Tâm Đại Bản Thể, hay NHẤT hay ĐẠO hay THÁI CỰC. Ông Thiệu Khang Tiết viết:

Vạn vật tòng Trung nhi khởi, tòng Trung nhi chung.

Đó là hai chiều vãng lai từ trong ra ngoài (Thuận), từ ngoài vào trong (Nghịch) mà Tống Nguyên Học An viết :

Tự nội nhi ngoại vi chi vãng

Tự ngoại nhi nội vị chi lai. (sd.q.37,tr.3)

Như thế, nhìn chung chúng ta thấy rằng: vạn vật có bổn nguyên là Trung Tâm hằng cửu và hoàn thiện, còn cuộc tiến hóa của vũ trụ vạn vật là một vòng tròn từ trung tâm ra ngoài rồi lại trở về trung tâm chứ không phải là đi theo một đường thẳng.

Do đó, từ chân lý "Thiên Địa Vạn Vật Nhất Thể" chúng ta nhận định rằng chính trong con người phải có một trung tâm trường cửu và hoàn thiện tuyệt đối mà chung quanh nó là những gì  ảo  hóa và khiếm khuyết.

Trung tâm ấy Lão giáo gọi là Đạo Tâm, là Cốc Thần; Nho giáo gọi là Thái Cực, là Thiên Tâm; Phật giáo gọi là Chân Như Phật Tánh.

- Còn phần ảo hóa là những  là những cảm giác của xác thân với tai, mắt, mũi, lưỡi, thâm, ý và những tình cảm của phàm tâm hay nhân tâm là thất tình (Hỉ, nộ, ai, cụ, lạc,ái, ố).

Vậy "phản bổn huờn nguyên" là rời bỏ những gì là ảo hóa mê vọng của con người để trở về với bản chất tịnh toàn sáng láng đầy đủ tức là Viên Giác (theo Phật giáo). Đó là bản thể của con người, là Chân Tâm chủ sử tất cả những sinh hoạt minh chánh nên còn gọi là Chủ Nhơn Ông (Thiên Tâm giả, bản thể dã, chủ nhơn ông dã" (Tiên học, tr.30). Thế nên các đạo gia chủ trương tu luyện sao cho "phàm tâm thoái, chân tâm tiến". Lão Quân nói : "Ta từ vô lượng nhờ nhìn sâu vào Tâm mà tìm được Đạo". Và con đường phản bổn huờn nguyên không ở đâu xa xôi cả mà nó ở ngay trong Tâm ta, nghĩa là khởi điểm và đích điểm của con người đều ở trong thân tâm ta như Đức Bồ Đề Đạt Ma đã viết trong Đạt Ma Huyết Mạch Luận:

Chân Tâm bao quát đất trời,

Xưa nay Chư Phật chẳng ngoài Chân Tâm.

Chẳng cần lập tự lập văn,

Trước sau chư Phật tâm tâm tương truyền.

Tâm ta gồm mọi nhân duyên,

Mọi đời sau trước, mọi miền gần xa.

Tâm ta tạo Phật cho ta,

Bỏ Tâm tìm Phật hỏi là tìm đâu ?

Phật Tâm, Tâm Phật trước sau,

Ngoài Tâm tìm Phật hỏi sao chẳng lầm.

Cho nên phải biết hồi Tâm,

Nội quan quán chiếu mà tầm siêu linh.

Bản lai diện mục của mình,

Muốn tìm thì phải ly hình nhập Tâm.BS. Nguyễn Văn Thọ trích dịch Histories des groyances religieuse et des Opinions philosophiques en Chine – Léon Wisger – page 524.

Bởi vậy phản bổn huờn nguyên là thực hiện một cuộc tiến hóa sau cùng để con người trở nên hàng siêu đẵng sau khi đã trải qua cuộc tiến hóa từ vạn vật càng ngày càng hoàn hảo về thân xác và quan năng. Ngày nay nhà bác học Leomte du Nouy sau khi nghiên cứu về các thuyết tiến hóa đã đưa ra quan niệm hết sức phấn khởi như sau :

"Cứu cánh (của sự tiến hóa) không phải là cứu cánh riêng cho từng loài, không phải là cốt sao cho mỗi loài thích ứng với hòan cảnh, mà là một cứu cánh xa xăm, tức là "con người" không phải con người biết ăn biết nói đi đứng mà con người toàn chân, toàn thiện, những tâm hồn siêu đẳng, những "thần nhân"Lecomte du Nouy và Thuyết Viễn Đích – BS. Nguyễn Văn Thọ, tr.239.". Và Lecomte du Nouy cho rằng giai đoạn tiến hóa nơi con người là giai đoạn của óc não, của nội tâm.

Vậy con người có phản bổn huờn nguyên được không là do nơi có thức tỉnh được rằng:

* Chính mình đang sống lệ thuộc với sự sai khiến của xác thân với những đòi hỏi của lục dục và dưới sự dung ruỗi của phàm tâm với biến ảo của thất tình. 

* Tự mình có một khả năng tiến hóa, tự mình có thể rèn luyện trở nên toàn thiện, toàn mỹ và hạnh phúc hoàn toàn nếu biết tự giải thoát khỏi lục dục thất tình nói trên.

* Tự giải thoát được rồi là về được với Thiên Tâm bản thể. Sống với Thiên Tâm bản thể thì hòa hợp được với Trời và có được năng lực siêu đẵng giúp ích cho  muôn loài.


Trích tài liệu Ban Đối chiếu tổng hợp giáo lý - CQPTGL
CQPTGLĐĐ

Nên Người chẳng phải dễ gì đâu,
Nên Phật Thánh Tiên lại khó cầu,
Biết sửa một ly là đắc quả,
Con ôi Diêu Điện Mẹ đang sầu.

Đức Diêu Trì Kim Mẫu, Thiên Lý Đàn, 01-02 Mậu Thân, 27-01-1968

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây