Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Nhìn lại cơ Đạo, từ sơ khai đến khi hình thành và phát triển sẽ ghi nhận được những bước ...


  • “Ta là ánh sáng đã đến thế gian, để bất cứ ai tin Ta, người ấy sẽ không ở trong ...


  • Hai chữ “giao lưu” đem lại ấn tượng về những mối quan hệ đa phương nhắm đến sự thông cảm, ...


  • Atman & Brahman / Trần Ngọc Tâm s.t

    Atman & Brahman MichaelJordan • Bản Việt ngữ: Phan Quang Định Trần Ngọc Tâm s.t Hai khái niệm triết lý quyện vào nhau, ...


  • Bài đã được xuất bản.: 21/08/2010 06:00 GMT+7 Mùa Vu Lan lại về! Cái lạnh buốt giá của mùa đông như ...


  • Người tín đồ Cao Đài hàng ngày bắt đầu thời cúng của mình bằng bài kinh Niệm Hương với hai ...


  • Sống tự nhiên / Đức Vô Cực Từ Tôn

    Các con tu luyện là để biết sống cái sống chơn thường tự nhiên tự tại của các con. Sanh ...


  • THANH NIÊN và THIÊN CƠ GIÁO ĐẠO Ngày kỷ niệm Khai Tịch Đạo năm Mậu Tuất 1958, Đức Lý Giáo Tông ...


  • Les Nombres sacrés / Nguyễn Ngọc Châu

    Nous avons tous une tête, un nez, une bouche, un nombril,  deux yeux, deux bras, deux jambes, cinq doigts à ...


  • Chỉ 12 năm sau ngày Mẹ Maria hiện ra tại La Salette(1) với những lời báo động nghiêm khắc và ...


  • Thầy là ai ? / Quách Hiệp Long

    "Muốn sửa lòng, ngắm lòng Từ Phụ, Tu thân nhìn vũ-trụ là thân. Thái sơn, biển cả, vi trần, Tình thương chứa đựng ...


  • Nói đến Ngũ Chi Đại Đạo chúng ta có thể liên tưởng đến Ngũ Chi gồm: Nhơn đạo, Thần đạo, ...


28/07/2006
Quách Hiệp Long

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 27/12/2009

Đệ Nhị Xác Thân

Ðệ-Nhị Xác-Thân là xác-thân thứ hai. Chúng ta ai cũng biết mình có một cơ thể hửu-hình, vật-chất bằng xương bằng thịt này, hiện hửu trước mặt mọi người đây.
Vậy cái xác thân thứ hai là gì và làm sao chúng ta có thể tạo được ?
Luyện Tinh Khí Thần hiệp nhứt là như thế nào ?
Tại sao phải trường chay ?
Tại sao phải tuyệt dục mới luyện Ðạo được ?

Trong bài nói chuyện Ðạo hôm nay, đạo đệ sẽ dựa vào các quyển Kinh gốc, căn bản Cao Ðài :

1. Thánh Ngôn Hiệp Tuyển do Tòa Thánh Tây Ninh xuất bản ;
2. Ðại Thừa Chơn Giáo do Hội-Thánh Cao Ðài Ðại Ðạo Chiếu Minh xuất bản.
3. Kinh " Tam Thừa Chơn Giáo " được Đức CHÍ-TÔN đặc ân ban cho Hội-Thánh Cao-Đài Cầu-Kho Tam-Quan.

và bài viết của Đạo Trưởng Chí Tín trên www.nhipcaugiaoly.org để chúng ta cùng nhau tìm hiểu để biết mà có một định hướng rỏ ràng cho mục-đích của đời tu của mổi chúng ta.

Trước khi chúng ta tìm hiểu về Đệ Nhị Xác-Thân, đạo-đệ xin phép nói rỏ là tu-hành bình-thường như chúng ta đây chưa thể giải-thoát được kiếp luân-hồi. Muốn đi cho tận con đường Chơn Pháp Cao-Đài, chúng ta phải biết Tu Tánh Luyện Mạng. Sau đây là lời Thánh-Giáo của Đức Quan Thánh Đế-Quân, Tam Trấn Oai-Nghiêm Đại-Đạo Tam Kỳ Phổ-Độ :
" Về cơ xử thế, Nhơn Đạo thường hành, chư hiền nam nữ đã học qua Tiểu và Trung Thừa, chỉ cần có điều: học thông hành đúng là được chứng quả vào bậc hiền nhân thiện tín, nhưng vẫn còn trong vòng nhân quả luân hồi vì chưa bước qua khỏi ngưỡng cửa âm dương biến hóa, tức chưa đạt được cơ giải thoát tâm linh, siêu sanh liễu tử của nền chân pháp Đại Đạo." (trích Kinh Tam Thừa Chơn Giáo)

Tại sao phải còn bị luân-hồi? Đức CHÍ-TÔN cho biết vì chúng ta lổi Đạo và không có Nhị Xác-Thân (sẽ trình bày sau đây). Vậy đệ nhị xác-thân là gì và làm sao để có được đệ nhị xác-thân?

I. Ðệ Nhị Xác-Thân là gì và làm sao để tạo được ?

Theo Thánh-Ngôn Hiệp-Tuyển, trang 26 – 27, bản in năm 1972, Ðức CHÍ-TÔN có dạy về đệ-nhị xác-thân như sau :

" Mổi kẽ phàm dưới thế nầy đều có hai xác-thân. Một phàm gọi là corporel. Còn một thiêng-liêng gọi là spirituel. Mà cái thiêng-liêng do nơi cái phàm mà ra nên gọi nó là bán hửu hình vì có thể thấy đặng mà cũng có thể không thấy đặng.

Cái xác vô hình huyền-diệu thiêng-liêng ấy do nơi Tinh, Khí, Thần mà luyện thành. Nó nhẹ nhàng hơn không-khí. Khi nơi xác-phàm xuất ra thì lấy hình ảnh xác-phàm như khuôn in rập. Còn khi đắc Ðạo mà có Tinh Khí, không có Thần thì không thể nhập mà hằng sống đặng. Còn có Thần không có Tinh, Khí thì khó huờn đặng nhị xác-thân. Vậy ba báu ấy phải hiệp mới đặng. "

Trong Ðại-Thừa Chơn-Giáo, Thầy cũng giãng rỏ như sau:

" Các con ngày trước thọ bẩm nơi Thầy một điểm thanh hư huyền khí giáng trần, bị khí hậu-thiên hãm sát làm cho vật báu linh biến tan ra nơi thất tình, lục dục, lục căn mà tiêu tan lần lần hết tam bửu ngủ hành, càng ngày làm cho hư hỏng cái điểm thanh quang của Thầy ban cấp, biết đường xá đâu mà trở lại? Dầu có muốn trở lại cũng chẳng dể gì! Là tại sao các con?

-Là tại không có Thánh Thai Phật tử đó vậy.

Tại sao các con phải chịu chuyển kiếp luân hồi ? – Là vì các con xa nơi chổ Đạo, hư hỏng tinh thần, tiêu mòn khí huyết, chẳng biết đem tánh mạng hiệp hòa, luyện tam bửu cho đầy, qui năm hành nhứt khiếu.

Sao lại có tử tử sanh sanh ? – Các con muốn hiểu chổ Đạo thì các con trước phải phanh luyện tinh-thần và phải tạo một cái xác-thân thiêng liêng kêu rằng " mâu-ni " hay " xá lợi ". Cái xác-thân thiêng liêng ấy bất tiêu, bất diệt, bất tử mà các con cần phải có xác-thân ấy.

Xác-thân ấy là chi ? – Là cái bổn tánh thuần dương vậy. Khi các con bỏ xác phàm này thì điểm linh-quang của các con nương theo đó mà về thẳng đến nơi Thầy. Nếu các con không có xác-thân ấy, các con phải chuyển kiếp khác hoài hoài, luân-hồi khó dứt. Thoảng như các con không chuyển-kiếp đầu thai thì các con phải luân vơi nơi âm dương khí mà hóa tan rã ra thành mây mưa gió bụi. Vậy thì điểm linh-hồn của các con phải tiêu-diệt còn chi ! Các con phải biết rằng :

"Muốn tạo xác thân thiêng-liêng ấy chẳng phải dể mà cũng không khó chi! " Cười. Thầy hỏi thử như vật thủy ngư nó không luyện đến khí hư linh nầy, nó bỏ nước mà ở khô đặng chăng? Không ! Là vì nó ở chất thủy quen (khí chất đặc). Ở nơi thủy mà muốn lên khô ở thì ít nửa cá ấy phải luyện cho hạp với khí chất hư không, còn không hạp thì trong đôi phút đồng hồ phải dứt hơi mà chết. Các con khá biết à ! " (trích Đại Thừa Chơn Giáo, trang 55 - bản in 1956)

II. Thế nào là "Qui Tam Bửu" hay "Tinh Khí Thần hiệp nhứt" ?

Ðức CHÍ-TÔN có giãng-dạy về Pháp Luyện Đạo " Qui Tam Bửu hay Tinh Khí Thần hiệp nhứt ", trong Đại Thừa Chơn Giáo, trang 58, bản in 1956 như sau:

Tinh, khí, Thần hiệp nhứt mới thành Đạo, các con khá hiểu à !

Trời có ba báu là Nhựt, Nguyệt, Tinh hay là Tam Nguơn : thượng, trung, hạ.

Đất có ba báu là Thủy, Hỏa, Phong.

Người có ba báu là Tinh, Khí, Thần.

Trời nhờ ba báu ấy mà dưỡng-dục muôn loài, hóa sanh vạn vật, luân chuyển Càn Khôn, mới chia ra ngày đêm sáng tối.
Đất nhờ ba báu đó mà phong vỏ điều hòa, cỏ cây tươi nhuận, phân phối ra thời tiết xuân, hạ, thu, đông.

Người nhờ ba báu đó mà tạo Tiên tác Phật.

Theo Tam Giáo – Nho Thích Đạo – thì ba báu ấy như vầy:

1. Nho thì có Tam Cang :
- Quân thần cang: nguơn thần;
- Phụ tử cang: nguơn khí;
- Phu thê cang: nguơn tinh.

Tại sao Quân thần cang là Nguơn Thần ? - Thần ở trong mình con người như vị Đế-Vương cai-quản một quốc-gia. Khí cũng như lục hầu, tể tướng. Tinh như con dân. Hể vị Đế-Vương hôn muội thì quốc-dân bất minh, chư hầu bất phục làm sao mà bình trị quốc-gia ?

2. Thích thì Tam Qui :

- Qui Y Phật là tịnh dưỡng Nguơn Thần;
- Qui Y Pháp là gìn giử Nguơn Khí;
- Qui Y Tăng là bảo tồn Nguơn Tinh.

3. Đạo thì Tam Thanh :

- Chơn Thanh (hay Thái Thanh) là Nguơn Khí.
- Thượng Thanh là Nguơn Thần ;
- Ngọc Thanh là Nguơn Tinh.

Đó là Đạo, các con phải biết.

Đây Thầy phân ra Ngũ-Hành nơi chử Thập. Trong chử Thập ấy, âm dương gát chồng lên nhau mới ló ra bốn cánh mà kêu rằng " Tứ Tượng thành hình ". Bốn cánh ấy phân ra : Nam, Bắc, Đông, Tây.

Lấy trung-tâm cốt là ........................ Mồ Kỷ ........................ Thổ.
Bên tả làmĐông phương thuộc Mồ Kỷ Giáp-Ất, .................. Mộc.
Bên hửu làm Tây --------- Canh-Tân, ................. Kim.
Trên làm Nam -------- Bính-Đinh, ................ Hỏa.
Dưới làm Bắc -------- Nhâm Quí, ................ Thủy.

Trời thì có Tiên-Thiên ngũ khí, Hậu-Thiên ngũ hành. Ngũ khí, ngũ hành ấy là :

Thiên nhứt sanh thủy, Địa lục thành chi.
Thiên tam sanh mộc, Địa bát thành chi.
Thiên ngũ sanh thổ, Địa thập thành chi.
Địa nhị sanh hỏa, Thiên thất thành chi.
Địa tứ sanh kim, Thiên cửu thành chi.

Ngũ-hành, ngũ-khí giao nhau mới sanh hóa đặng.

Lại Trời có ngũ khí thì đất có ngũ phương, người có ngũ tạng. Người ngộ Đạo phải lấy ngũ hành ấy chế-tạo mà luyện Kim-Đơn cho thành Xá-Lợi.

Muốn thành xá-lợi, cần vận-chuyển pháp-luân cho ngũ khí triều nguơn, tam huê tụ đảnh. Làm sao cho ngũ khí triều nguơn, tam huê tụ đảnh đặng ? - Muốn tam huê tụ-đảnh phải bảo tinh, dưỡng khí, tồn thần. Luyện chơn chưởng thành đồ cho tinh hóa khí ; khí hóa thần ; thần huờn hư. Ba báu qui về tại kim đảnh là " Thành Đạo ".

Còn muốn cho ngũ khí triều nguơn phải dụng công phu định cái tâm, gìn cái ý, bế ngũ quan thì ngũ tạng hiệp về tam hồn thanh tịnh vô-vi thì :

- Nam phươngXích-Đếtriều nguơn.
- Bắc phươngHắc-Đếtriều nguơn.
- Đông phươngThanh-Đếtriều nguơn.
- Tây phươngBạch-Đếtriều nguơn.

Ấy là Tứ tổ qui gia, hiệp với Huỳnh Lảo Trung-ương tức là Ngũ Khí Triều Nguơn. Trung-ương là Nguơn. Các con khá hiểu.

Trước khi con người chưa tu-luyện thì mổi hành ở riêng mổi chổ, xa nhau như vầy :(Hình 1)

Còn biết tu-luyện rồi thì ngũ khí triều nguơn như vầy, dính chồng lên nhau. (Hình 2)

Ngũ khí ấy mới xung lên, biến-hóa vô cùng vô tận.

1 thành 5 ; 5 đó thành 25 ; 25 biến-hóa ra mổi 1 thành 5 nữa là 125, biến-hóa mãi thiên hình vạn trạng.
Các con ngồi một chổ mà muốn đi muôn ngàn chổ thì hóa ra muôn ngàn cái xác thân cũng đặng. Đó là Ngũ khí hiệp thành, Tam thanh qui nhứt.

Trong bài "Luận Về Đại-Đạo Tâm Truyền", đàn 20/09/1936, theo Đại-Thừa Chơn-Giáo, Thầy có giảng rỏ như sau :

"Trời ban cho mổi người một điểm linh-quang (hay nguơn thần). Điểm linh-quang ấy phải đầu thai xuống thế-giới hửu-hình vật chất nầy, mượn xác phàm tu-luyện mới thành Tiên đắc Phật. Nhờ cái xác phàm này mới thành Đạo mà tạo Phật tác Tiên, tiêu diêu cảnh lạc. Tại sao vậy ? - Tại tuy có nguơn thần mà không có nguơn tinh, nguơn khí thì làm sao tạo thành Nhị xác-thân ? Nguơn thần là dương, nguơn khí là âm. Đạo phải có âm dương mới sản-xuất Anh-nhi tạo thành Xá-lợi.
Mượn cái xác phàm này mà lấy nguơn tinh (khí huyết) rồi luyện nguơn tinh cho thành nguơn khí thì tính Hậu-Thiên trở lại Tiên-Thiên.
Luyện nguơn khí là nuôi lấy nguơn thần cho sáng suốt. Dầu cho vị Phật Tiên nào cũng vậy phải chịu đầu thai vào thế-giới vật-chất luyện cho thành Thánh thai Phật tử mới về ở thế-giới hư-linh, chớ đừng nói trong hàng Phật, Tiên đắc Đạo mà không tu-luyện theo pháp này thì làm sao thành chánh quả !

Pháp luyện đơn chẳng chi lạ. Hễ muốn tạo Thánh thai phải dụng công phu nghịch chuyển pháp luân thì thành Thánh, còn thuận hành nhơn dục thì là phàm. "

III. Tại sao phải " trường chay " ?

Trong bài " Tiên-Thiên Cơ-Ngẩu " trang 11, quyển Ðại-Thừa Chơn-Giáo, bản in năm 1956, Thầy có dạy như sau :
"Tiên-Thiên Cơ Ngẩu thuộc về thanh khí nhẹ nhàng như cỏ cây hoa quả. Cỏ cây, thảo-mộc lấy hột mà gieo thì mọc lên. Nó nhờ cái khí chất tiên-thiên, hậu-thiên của nó hấp-thụ trong không-khí mà càng ngày càng cao lớn, trổ trái đơm hoa.

Vậy cái Pháp-Đạo của tâm-truyền cũng dùng âm dương mà tạo thành Phật tử. Còn hoa quả, thảo mộc lại hấp-thụ khí âm dương trời đất mà sống mãi nên người tu hành phải ăn thảo mộc cho có khí-chất nhẹ-nhàng. Chớ nếu ăn mặn, bị cơ-ngẩu hậu-thiên, đực cái lấy nhau, do ở khí-chất nặng-nề trọng trược hóa-sanh ra thì người tu hành dùng nó ắt luyện Đạo bị âm-khí Hậu-Thiên mà chơn thần mờ ám, không xuất ra khỏi xác-thân. Các đệ-tử khá biết à! "

Trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, khi giãng về " Đệ Nhị Xác-Thân ", Thầy có giải thích người ăn mặn luyện Đạo nếu có ấn chứng, huờn được Nhị xác-thân thì cái nhị xác thân đó vì ô trược sẽ bị sét đánh tiêu khi vượt lên Thượng Tầng không khí. Sau đây là nguyên văn lời dạy của Thầy:

"Nó (tức Nhị xác-thân) vẩn là chất tức hiệp với không-khí Tiên-Thiên mà trong khí Tiên-Thiên thì hằng có điển quang. Cái chơn-thần buộc phải tinh-tấn trong sạch mới nhẹ hơn không-khí ra khỏi ngoài Càn-Khôn đặng. Nó phải có bổn-nguyên chí Thánh, chí Tiên, chí Phật mới xuất Thánh, Tiên, Phật đặng.

Phải có một thân phàm tinh-khiết mới xuất Chơn-Thần tinh-khiết.

Nếu như các con còn ăn mặn luyện Ðạo rủi có ấn chứng thì làm sao mà giải tán cho đặng ? Như rủi bị huờn thì đến khi đắc Ðạo, cái trược khí ấy vẫn còn mà trược khí thì lại là vật chất tiếp điển (bon conducteur d’électricité) thì chưa ra khỏi lằn không-khí đã bị sét đánh tiêu diệt. Còn như biết khôn thì ẩn núp tại thế mà làm một bực Nhân-Tiên thì kiếp đọa trần cũng chưa mãn.

Vì vậy Thầy buộc các con phải trường trai mới đặng luyện Ðạo. "

IV. Tại sao phải "tuyệt dục" ?

Trong bài kinh "Khẩu Quyết Sơ Thiền" (Cơ Quan Phổ-Thông Giáo-Lý Đại-Đạo), câu cuối cùng Ơn Trên dạy :

"Trường chay tuyệt dục lần lần vượt lên."

Ơn Trên đã chuẩn bị tinh thần cho những tịnh viên Sơ Thiền Tâm Pháp chỉ giử Thập Trai (ăn chay 10 ngày một tháng) để ý từ từ cố-gắng tiến lên một bứơc nửa là " Trường chay tuyệt dục ".

Trong Đại Thừa Chơn Giáo, trang 13, bản in 1956, Ơn Trên có cắt nghĩa :
"Trong thai, noãn, thấp, hóa (là tứ sanh : các loài bò bay máy cựa) cũng có cơ ngẩu. Cả muôn loài vạn-vật vì cái tâm tánh mê dục mà sanh sản nối tiếp nhau. Âm dương cũng vì có cái dục tình tương đối tương phản mà điều hòa khí chất đầm ấm, huân chưng mới tạo sanh ra muôn loài vạn vật. (...)

Vậy mổi giống nòi nào cũng thảy vì chổ dục. Ai cũng có một cái tánh dục tình, luyến ái. Tại sao ? Tại phu phụ dẫy lòng dâm dục mới ăn ở nhau, thương yêu nhau rồi cái dâm tinh, dâm huyết của hai đàng bèn hiệp mà cấu tạo thành một cái xác-thân. Lâu ngày đầy đủ liền sanh ra, thì có phải cái xác-thân ấy đã do ở chổ dâm dục mà sanh ra chăng ? Vì thế cái linh hồn phải mang một mảnh hình hài toàn là thân dục. Bảo sao loài người không say đấm về tình đời mà ham ngon chuộng lạ, muốn khoái ưa vui, mê xinh thích đẹp, rồi chôn nhận cái linh-hồn, phải bị giam hãm, phải luống miệt mài trong cái khám trần ngục khổ vậy.

Bởi vậy con người ở đời mà ví biết hồi tỉnh thiện tâm tuyệt dứt lòng phàm, đoạn ngăn tình-ái để lo tu-bổ cái nguơn-thần cho sáng-suốt, gìn-giữ cái nguơn-tinh cho đủ đầy mà dụng công-phu phanh-luyện cho hợp với lẽ vô-vi thanh-tịnh thì có lo gì mà chẳng thoát ngoài cõi tục sông mê !

Người mà dứt đặng lòng dâm dục say mê, tánh kiêu-ngạo độc ác, không đấm nhiểm tình đời thì là bực Thần Tiên tại thế đó rồi.

Nhưng sự làm lành, làm phải, thiệt rất khó thay ! Ai cũng muốn làm lành mà lành khó được ; ai cũng toan bỏ dử mà dử bỏ không rồi. Làm lành đến già đời lành còn không đủ, làm dử trong chốc lát dử đã quá nhiều !

Vậy Thầy ước mong cho các con phải cố-gắng mà làm lành. Có câu " Tu là cội phước, tình là dây oan ". Các con tu hành phải cố-gắng mới thành công ! "

Trong Kinh " Tam Thừa Chơn Giáo ", Đức CHÍ-TÔN có tóm lược ba trình-độ tu tiến như sau, chúng ta nên lưu ý để mổi người tự xét mình đang ở bực nào mà sắp xếp, định hướng con đường tu hành của chính mình để cố-gắng đi cho đến nơi đến chốn :

I. Phẩm Tiểu Thừa:

Dạy cơ xử thế nhân sinh, xử tròn Nhơn Đạo, giữ đúng Tam quy - Ngũ giới, gọi là Minh Đường Trúc Cơ, còn phải tiết chế tình dục để bảo dưỡng Mạng căn.

II. Phẩm Trung Thừa:

Chủ yếu là đặt tâm lực vào công phu học vấn, suy lý đến chỗ cách vật trí tri. Yếu lý đã suốt thông thì lương tri, lương năng tự nhiên thị hiện. Thức thần không làm chủ được tâm cơ và cũng chẳng còn biến cái tâm này thành cái tâm sanh tử nữa.
Cần phải chấm dứt tình dục để chuẩn bị tiến lên Thượng Thừa.
Tâm hồn sống ngoài đối tượng nhị nguyên, chuyên lo luyện kỹ Tinh thuần.

III. Phẩm Thượng Thừa:

Sẽ có những đề tài giảng về giáo lý Thượng Thừa và điểm truyền những bí quyết tu Tánh luyện Mạng tiếp theo trong Phẩm Thượng Thừa. Đây là một bửu phẩm tối thượng Thầy đã đặc ân cho Hội Thánh (Cầu Kho Tam Quan), cho các con. Các con nên cẩn tâm bảo trì tu luyện.

V. Kết-Luận

Kính thưa Quý Vị,
Trước khi bước lên ngưởng cửa " Đại Thừa Tâm Pháp " giải thoát linh hồn, chúng ta phải cố gắng " Phước Huệ Song Tu ", lo làm công quả cho thật nhiều, cố-gắng sửa đức hạnh cho được hoàn toàn, lo học-tập Thánh Ngôn, Thánh Giáo bởi vì càng lên cao càng phải khó như chúng ta đi học vậy. Sau đây là lời nhắc nhở của Đức Lý Đại-Tiên Giáo-Tông Vô-Vi Đại-Đạo (Kinh Tam Chừa Chơn Giáo) :
" Suốt một thời gian dài, trên đường tu học và xây dựng Đạo, chư hiền đã trải qua biết bao gian lao khổ nhọc, thử thách cam go của thời hạ nguơn mạt pháp, nhưng cũng chưa phải là hết. Chư hiền nên nhớ: Đạo càng cao, khảo đảo càng nhiều. Có được nhiệt lượng lớn mới luyện nên vàng mười sáng nước.
Tu hành có chịu đựng nổi những thử thách nặng nề thì quả vị mới nâng cao. "
Chúng tôi vừa trình bày phần lý thuyết dựa theo Thánh Giáo, còn phần thực hành pháp môn " Công Phu Thiền Định " để tạo được " Thánh Thai Phật Tử hay Nhị Xác Thân " thoát kiếp luân hồi phải được " Khẩu Thọ Tâm Truyền " như lời Thầy dạy trong Đại Thừa Chơn-Giáo, bài Tam Thừa Cửu Chuyển :
" Muốn làm nên Phật Thánh Tiên,
Thì Thầy khẩu khẩu tương truyền cho tu. "
Trứơc khi dứt lời, Đạo đệ xin chúc lành cho tất cã Quý Hiền Huynh, Hiền Tỹ, Hiền Đệ, Hiền Muội hiện diện trong giờ Học Tập Giáo Lý hôm nay, có được đại hùng, đại lực, hạ quyết tâm, mạnh dạn, nhứt tâm trên bước đường tu hành mà Ơn Trên đã dạy quá sức rỏ ràng. Ai còn chần chờ, dụ dự phải suy nghĩ cho kỹ, quyết định cho mau để thôi kẽo trể, như lời thiết tha của Đức CHÍ-TÔN, Đại-Từ-Phụ nhắn nhũ :
"Thì giờ Thầy đã tái lâm rồi,
Che chở cho đời tránh khúc nôi ;
Những tưởng tin và hành đạo đức,
Thầy giùm giúp sức thoát luân hồi !

Hồi nào mê muội lỗi lầm sanh,
Biết Đạo toan phương tập tánh lành ;
Vùng vẩy thoát ra màn hắc ám,
Chống đương lũ quỉ bước cho nhanh.

Nhanh lẹ kịp đò kẻo trể con !
Trể chơn trông đợi trí tâm mòn ;
Bao giờ gặp đặng thuyền qua nữa ?
Tiếng trống giục hồn tỉnh thức con !

Con thông lý Đạo của Cao Đài,
Luyện vóc Kim Thân, trí huệ khai ;
Tấn hóa tự nhiên đừng vọng tưởng,
Tưởng điều hình bóng đó là sai ! "
( trích Đại-Thừa Chơn Giáo, 15-10-1936)
Cuối cùng, sau đây là lời dặn dò ân cần của Đức Tôn-Sư Đông-Phương Lão-Tổ cho các Tịnh-sĩ : " Điều trọng yếu trong việc tu luyện đến chỗ đạt thành chánh quả là phải có sự cần mẫn học hỏi cho suốt thông chánh lý, phải có đức chí thành và quyết tâm tinh tiến không gián đoạn công phu." (trích Thánh Tựa Kinh Tam Thừa Chơn Giáo).

Thánh-Thất Cao Đài Paris
Ban Giáo Lý
15-01-2006
Quách Hiệp Long

Phật Tiên buổi chót đến hồng trần,
Kêu gọi người đời rõ lý chân,
Chớ để linh tâm vùi tục lụy,
Nên ngừa cám dỗ của tà thần.

Đức Quan Âm Bồ Tát, Liên Hoa Cửu Cung, 03-01 Ất Tỵ, 04-02-1965

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây