Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Đời Đạo song tu / Thiện Hạnh

    1. QUAN NIỆM BẤT CẬP ° Đạo đồng nghĩa với tôn giáo? Người ta thường cho rằng Đạo đồng nghĩa với tôn ...


  • Kính thưa quý vị, Hôm nay là ngày Lễ Vía Đức Thái Thượng Đạo Tổ, đồng thời là ngày kỷ niệm ...


  • XUÂN TÂM và TÂM TƯƠNG TỬU / Đức Lý Giáo Tông

    Mới nhắm mắt bóng câu, hành giả đã vượt qua hết một chu kỳ ngắn ngủi, để ngắm lại hay ...


  • Người Chăm theo hai tôn giáo chính là Bà la môn và Hồi giáo. Trong Hồi giáo lại chia ra ...


  • Chu Dịch với Nguyễn Bỉnh Khiêm / Phó giáo sư Nguyễn Tài Thư

    Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1586) là bậc "Muôn chương đọc khắp, học tài chẳng kém Âu, Tô, bảy bước thành thơ, ...


  • Khi nhập môn vào Cao Đài, ai ai cũng thuộc câu thánh giáo: Tu là sửa những gì đã trật, Hay Tu mà ...


  • Sống tự nhiên / Thiện Chí

    Sống tự nhiên không phải sống xa rời xã hội nhân lọai; không chỉ uống nước lã, thở khí trời ...


  • "Hãy giữ gìn quyền pháp đạo luật. Hãy bảo trọng Thánh thể của Chí Tôn..."


  • Dân tộc Khmer / danangpt.com.vn

    Từ lâu và hiện nay, chùa Khmer là tụ điểm sinh hoạt văn hóa - xã hội của đồng bào. ...


  • Hãy giữ cái bất dịch / Đức Diêu Trì Kim Mẫu

    Thềm xuân rực rỡ cánh hoa mai, Giá hạc thừa lương đến cõi này, Thăm viếng con hiền câu đạo lý, Dặn dò ...


  • Thánh giáo Trung Thu 1973 / Đức Diêu Trì Kim Mẫu

    Vạn Quốc Tự (Chơn Lý Đàn) Tuất thời, 14 tháng 8 Quí Sửu (10.9.1973)


  • Bản Thể Đại Đồng Dân Tộc / Thiện Chí sưu tầm & Biên soạn

    Chính tình yêu nước thiêng liêng, ý chí quật cường, trí tuệ sáng tạo, lòng biết ơn tổ tiên, cộng ...


02/08/2010
Ban Cai Quản Ngọc Điện Huỳnh Hà

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 12/08/2010

Lược sử Thánh Tịnh Ngọc Điện Huỳnh Hà

 Ảnh bên: Thánh tịnh Ngọc Điện Huỳnh Hà (ảnh Hà văn Phủ)

“ NGỌC ĐIỆN HUỲNH HÀ” là một trong Thất Thập Nhi Tịnh trực thuộc Hội Thánh Cao Đài Tiên Thiên, được Ơn Trên cho thành lập vào những năm đầu khai đạo. Đất xây dựng chùa do một đạo hữu với tâm đạo nhiệt thành hiến, cộng với công sức của toàn đạo. Công cuộc tạo dựng ngôi Thánh Thể Đức Chí Tôn ở thời điểm đó là một thử thách rất lớn lao đối với bổn đạo lúc bấy giờ. Từ vật chất cho đến tinh thần, đòi hỏi sự hy sinh tiền của, công sức vào việc tạo dựng. Chúng tôi ghi lại nơi đây đôi dòng ký sự, để quý huynh tỷ đệ muội rõ biết. Từ đó noi gương chư vị tiền bối, dốc lòng tu học hành đạo, lập công bồi đức. Tiếp nối công cuộc xây dựng và phát triển cơ đạo Ngọc Điện ngày càng tiến bộ hơn. Ngõ hầu ghi nhớ công lao tạo dựng và làm vui lòng chư tiền bối chốn non Tiên.

I/. GIAI ĐOẠN TIỀM ẨN:

Vào khoảng năm 1934 có một số tín đồ Cao Đài, làm việc trên chiếc tàu “Rôm” của Pháp. Những người này, khi tàu chạy do công việc nên không luận bàn đạo sự, nhưng khi tàu cập cảng Sài Gòn thì họ đi làm công quả ở các chùa. Nghe nơi nào có đàn cơ là bằng mọi cách phải đến đó hầu, để được nghe lời dạy của Ơn Trên. Công việc cứ tiến hành trôi chảy như thế , tàu đi thì làm việc, tàu về thì hành đạo.

Thắm thoát thoi đưa, thời gian được hơn một năm, mọi người nhận thấy, nếu mình cứ tiếp tục hành đạo như thế này biết bao giờ mới tiến bộ. Do đó, họ quyết định tập đồng tử, với mong mõi được Ơn Trên trực tiếp dạy đạo. Cứ rày đây mai đó hoài chừng nào mới phát triển cơ đạo với ý nghĩ như vậy, mọi người đều nhứt trí tiến hành, thành phần lúc bấy giờ có quý ông: Cai Lê; Cai Đen; ông Lĩnh; ông Út. Lúc đó, tìm được hai em nhỏ, là con nhà đạo, sau đó đem xuống tàu để tập đồng tử. Nhưng không biết cách, cũng như không am hiểu về cách thức tập đồng tử. Do vậy, việc tập đồng tử xem như không thành, lúc đó mọi người đều chán nản. ông Út nói: “ Nhứt định chúng ta phải làm cho bằng được.”
Từ đó, ông Út thu xếp việc gia đình, đi đây đi đó học hỏi, tìm hiểu vấn đề cầu cơ chấp bút là như thế nào ?

Cách lâu sau, ông Út kêu gọi mọi người hành đạo trở lại, và ông có ghé lại nhà đạo hữu Đặng Văn Đài. Sẵn dịp trình bày việc tập đồng tử. Ông Đài rất tán thành ý kiến trên, đồng thời cho con trai của mình là Đặng Văn Đệ cộng tác. Ông Út cũng kiếm được hai em là: Hở và Lẹ cộng với sự góp mặt của anh mười Sơn. Công việc hành đạo từ đó có phần khởi sắc hơn.

Một thời gian sau, công việc tập đồng tử được chuyển đến nhà bà Võ Thị Hiển ( Bà Xã Hành ) ở Bình Khánh 1, khoảng 2 tháng lúc đó có điển , nhưng đồng tử không viết ra được. Sự việc xãy ra như thế làm cho mọi người rất phân vân, không biết liệu tính như thế nào? Hầu hết bổn đạo nơi đây rất nghèo, ban ngày lo tìm đủ mọi cách để mưu sinh, tối đến cầu cơ với mong mõi, được các Đấng Thiêng Liêng về dạy đạo. Còn Ban Hiệp Thiên Đài không phải lo sinh kế, chỉ chú tâm lo công phu tứ thời, không được về nhà, khổ nỗi vấn đề ẩm thực rất thiếu thốn, do bổn đạo quá nghèo vì thế Ban Hiệp Thiên Đài đành phải chịu bửa cháo, bửa rau cho qua ngày. Trước tình cảnh khó khăn hiện tại, ông Út lại tiếp tục kêu gọi bổn đạo tiếp tục lo việc cầu cơ chấp bút, với đức tin tâm đạo nhiệt thành, ông nghĩ rằng: “Hễ có Ơn Trên về dạy là mọi việc sẽ đâu vào đó.” Nghĩ thế ông liền ghé qua nhà hai ông: Chín Vân và Bảy Vô ở Cầu Cống để trình bày vấn đề cầu cơ chấp bút, ông Út nói: “ Đã có điển Ơn Trên xuống nhưng đồng tử viết không được.”

Sau khi nghe trình bày, hai ông chín Vân và bảy Vô hứa sẽ hổ trợ vấn đề này. Khi hai ông tiến hành công việc, thì ông Cai Lê nhường pháp đàn lại cho ông chín Vân. Khoảng trong vòng một tuần, thì có lịnh Ơn Trên dạy Ban Hiệp Thiên Đài ở Thánh Tịnh Đại Thanh xuống khai khiếu cho đồng tử ở Ngọc Điện Huỳnh Hà. Điều ngạc nhiên là lúc đó quí huynh ở Đại Thanh bạch với Ơn Trên rằng: “Ngọc Điện Huỳnh Hà Thầy chưa có lập các con biết đâu mà tìm?” Thầy gõ cơ chỉ: “ Các con đi từ đây xuống sông gài gòn thấy tấm bảng đò Thủ Thiêm, mỗi con qua đò một xu, qua tới bên kia thì có xe ngựa, mấy con đi tới đình Thầy Lương mỗi con thêm ba xu nữa, sau đó các con đi tới khoảng 100 thước, phía trái có đường xe đi được, theo con đường ấy khoảng 300 thước, hỏi thăm nhà bà Xã Hành thì tới”. Ban Hiệp Thiên Đài Đại Thanh tìm được nhà lúc đó là 8 giờ tối, quí huynh mới đem Thánh Giáo Ơn Trên đã dạy trình bày cho mọi người nghe. Nghe phổ biến xong, bổn đạo rất đổi vui mừng khôn xiết, vì điều mong mõi bấy lâu nay đã thành hiện thực. Liền sau đó bắt đầu lập đàn, và có Đức Lý Đại Tiên Trưởng lâm đàn khai khiếu cho đồng tử Ngọc Điện.

Từ đó tại nhà bà Võ Thị Hiển đêm nào cũng có đàn cơ Ơn Trên về dạy đạo, nhờ vậy tín đồ nhập môn ngày càng đông. Sau đó Ơn Trên dạy phải thành lập Ban Cai quản.

Thành phần lúc bấy giờ gồm có:
1/ ông Bảy Vô: cố vấn
2/ ông Cai Lê: chánh hội trưởng
3/ ông chín Vân : thủ bổn
4/ ông Đến: thư ký

Tiếp theo Ơn Trên cho họa đồ và dạy phải tạo dựng ngôi Thánh Tịnh. Theo lời trình bày của hiền huynh tư Thê, pháp đàn Thánh Tịnh Đại Thanh mô tả hình dáng ngôi Thánh Tịnh Ngọc Điện Huỳnh Hà. Sau đó trao lại cho Ban Cai quản, lúc đó ông cố vấn ( bảy Vô ) nói: “ Bổn đạo nơi đây còn nghèo quá, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Vã lại mấy tháng nay huynh tỷ đệ muội cũng gian nan nhiều rồi, nay Ơn Trên cho cái họa đồ Ngọc Điện lớn quá chúng ta phải tính làm sao đây?”

Lúc đó ông thủ bổn ( chín Vân ) nói: “ Ơn Trên đã dạy thì mình cứ làm, tới đâu hay tới đó, mệt lúc nào ngồi nghỉ lúc nấy.”

Ông bảy Vô lại thở dài tỏ vẽ ngao ngán: “ Chú mầy nói coi bộ chịu chơi quá, việc này mà làm không xong là chết cả đám.” ( ông bảy Vô là anh ruột ông chín Vân. )

Ý ông muốn nói rằng Ơn Trên dạy mà mình làm không hoàn tất sợ e đắc tội chăng?

Lúc đó ông Bộ Đăng mới nói: “ Anh em mình mỗi người ráng một chút, tôi nghĩ chắc thành công.”

Với những ý kiến bàn ra tán vào, nhưng kết lại cũng đi đến kết quả khả quan, mọi người đều đồng ý tán thành việc tạo tác ngôi Thánh Tịnh Ngọc Điện Huỳnh Hà theo như họa đồ Ơn Trên đã cho.

II/. GIAI ĐOẠN TẠO TÁC:

Được sự nhất trí của toàn bổn đạo, ông cố vấn nói: “ Vậy ngày mai anh chị em chung đậu số tiền lại, xem được bao nhiêu, đồng thời chúng ta tiến hành đắp nền chùa. Riêng phần tôi lên rừng mua cây, vì ở đây trại cây bán mắc lắm chúng ta mua không nỗi đâu.” Nói xong ông kiểm lại số tiền của bổn đạo đã chung đậu, thấy rằng sẽ không đủ, cò thiếu nhiều so với số tiền cần mua cây. Suy đi tính lại, nghĩ mãi, cuối cùng ông quyết định bán luôn ngôi nhà ba căn của mình, như vậy mới đủ tiền mua cây làm chùa. Quả là một sự hy sinh cao cả hiếm thấy. Điều đáng nói thêm ở đây là sau khi mua cây, một mình ông đã tự kết bè thả trôi theo dòng nước, đêm đi ngày nghỉ với hơn hàng chục cây xúc to lớn, chỉ có mình ông đem số cây ấy từ trên rừng về. Việc làm của tiền bối Huỳnh Văn Vô (ông bảy Vô ) đã để lại một tấm gương hy sinh, đi vào lòng người, ghi dấu sử đạo, cho hậu thế noi đó mà tu học.

Khi có cây rồi bổn đạo mới coi theo họa đồ mà phạc mộc, khi làm xong đâu đó. Ơn Trên cho ngày dựng.

Sau bao ngày gian nan vất vả, hình dáng ngôi Thánh Tịnh cũng được dựng lên trong niềm hân hoan phấn khởi của toàn bổn đạo. Lúc đó, có nhiều huynh tỷ vừa cười vừa nói: “ Tôi tưởng Ơn Trên dạy mình xây dựng vừa phải thôi, nào ngờ đâu dựng lên rồi chùa lớn không thể tưởng.”

Ông cố vấn tiếp lời: “ Tôi đả nói rồi làm chùa theo họa đồ Ơn trên cho lớn lắm.”
· Đông lang, Tây lang và Thiên Phong Đường hết 17 căn.
· Hiệp Thiên Đài.
· Cửu Trùng Đài.
· Ngũ Châu Linh Môn.

Ngoài ra những con đường đi, làm theo lời Ơn Trên dạy phải xây dựng theo:
“ Trường Xà Bát Quái Huỳnh Hà Trận.” Như thế cũng chưa đủ còn phải đào sông Huỳnh Hà và trên bờ sông phải có con Long Mã.

Khung sườn chùa đã dựng xong, bổn đạo ai nấy đều vui mừng hớn hở. Nhưng khổ nỗi bây giờ lợp chùa bằng gì đây? Ngói hay lá? Tình cảnh bổn đạo quá nghèo, đi làm công quả mà phải đem cơm theo ăn. Do đó, đến giai đoạn này đã kiệt huệ tài chánh.

Lúc đó, chánh hội trưởng ( Cai Lê ) với giọng lo lắng, ông nói: “ Mấy tháng nay số lương của tôi lảnh đã bỏ vô công quả hết rồi, còn lương tháng tới 20 ngày nữa tôi mới lảnh. Không biết phải tính như thế nào đây?”

Ông cố vấn tiếp lời: “ Anh em mình lúc này lấy cái công thí có chớ nói tới chữ mua thì giống như cua gãy càng.” Trước tình hình thiếu thốn tài chánh như trên, nên việc xây dựng chùa phải gián đoạn một thời gian. Có lúc ông thủ bổn ( chín Vân ) lên thăm cảnh chùa, không cầm được xúc động, vì thấy ngôi Thánh Tịnh đã dựng lên mà không có tiền mua vật tư để lợp đau lòng trước cảnh đó nên cứ thơ thẩn ngoài cột phướn. Nghe có tiếng người lai vãn đồng tử Đệ vội vàng chạy ra xem coi có quí nhơn nào giúp đở hay không? Vì trong suốt thời gian qua do tài chánh không có, hễ nghe tiếng khoai lang rao thì nước miếng muốn chảy. Chừng chạy ra thấy ông thủ bổn ngồi tựa sau lưng con Long Mã và đôi mắt đỏ chạch, đồng tử Đệ mới cất tiếng mời ông vào chùa dùng chén nước, nhưng không nghe tiếng trả lời, đồng tử Đệ lại tiếp: “ Tôi biết rồi chắc Thầy đưa cho ông khúc cây to quá, ông vác không nỗi rồi tính lên đây nằm vạ với Đức Chí Tôn hay sao? Ông liệu vác nỗi thì vác, không thì ông quăng nó đi, chớ khóc lóc làm gì, hay là lúc này trời nóng nực ông tính lên đây kiếm nước sông Huỳnh Hà uống cho mát.”

Ông pháp đàn ngó đồng tử Đệ nói: “ Non nước này mà chú mầy con chọc ghẹo, hãy nhìn xem Ngũ Châu Linh Môn; Hiệp Thiên Đài họng cột, đầu kèo bị mưa nắng nứt tét hết ráo, nó muốn rớt ra, lại còn bị gió đùa xiên qua một bên, ở trên nầy coi chừng chùa sập thì khổ đó nha.” Nói rồi ông rút khăn lau nước mắt quày quả trở về. Đồng tử Đệ ngó theo đàn anh lớn, đã vì Thầy vì đạo hai hàng lệ trào ra lúc nào cũng không biết. Nghĩ đến cơ đạo thăng trầm trôi nổi, đồng tử Đệ cũng thấy bùi ngùi trong dạ, rồi đây cơ đạo Ngọc Điện có thành tựu hay chăng? Cho mình tròn phận sự đặng trở về với gia đình cha mẹ, chớ ở đây chịu cảnh thiếu trước hụt sau, mỗi ngày phải quỳ hương cúng nước tứ thời hoài riết cũng quải lắm. ( lúc đó đồng tử Đệ 11 hay 12 tuổi, nên nghĩ như thế.) Lắm khi Đệ tâu sớ xin Thầy cho con nghĩ đồng tử. Thầy khuyên: “ Con ráng thêm một thời gian nữa , khi nào Ngọc Điện ăn khánh thành, Thầy sẽ cho con nghĩ.”
Một hôm có lịnh Ơn trên ở quận Mồng Gà chuyển lên, dạy Ban Cai quản Ngọc Điện về hầu đàn. Đêm đó có Đức Lý Giáo Tông lâm đàn, gọi ông cố vấn và hỏi: “ Trước tình cảnh Ngọc Điện như thế này, hiền tính sao?”

Ông cố vấn bạch: “ Thân tôi bây giờ như người chết mới hồi hương, Ngài có biểu thế nào, tôi cũng không làm nỗi.”
Đức Lý hỏi tiếp: “ Còn chánh hội trưởng, hiền thì sao?”
Ông chánh hội trưởng bạch: “ Tôi cũng như anh lớn tôi.”
Đức Lý lại hỏi: “ Còn thủ bổn?”
Ông thủ bổn bạch: “ Anh em tôi nào muốn vậy, nhưng vì tài chánh không còn, chúng tôi biết làm sao đây? Xin Ngài chỉ dạy.”

Đức lý cười và Ngài dạy: “ Ngày giờ, Phụ Hoàng đã quyết định rồi, các hiền dầu muốn hay không cũng phải làm. Các hiền tiến thêm một bước nữa sẽ thành công. Còn tài chánh để phần Lão lo.”

Ông cố vấn bạch: “ Nếu Ngài tiếp tay sẽ thấy anh em tôi làm.”
Đức lý cười… Bắt đầu qua đêm sau, ông chánh hội trưởng họp toàn thể bổn đạo, đồng thời phổ biến lời dạy của Ơn Trên và nhân đó bàn việc sửa lại sườn chùa. Ông nói: “ Sườn chùa cột nào cột nấy to quá, sửa lại cũng không phải là chuyện dễ dàng.”

Ông vừa nói dứt lời thì bổng đâu có một trận cuồng phong kéo đến, dường như sắp có bão, lúc đó ông thủ bổn chạy ra ngoài nhìn lên trời, thấy mây đen cuồng cuộn. Ông chạy vào mặt mày hớt hải, ông nói: “ Ngọn gió này thổi ngang đây chắc sườn chùa nằm bẹp xuống quá anh em ơi !”

Chắc chuyến này đành đắc tội với Ơn Trên, ông nói vừa dứt thì ngọn gió bắt đầu thổi dữ dội, mà lại thổi về ngay hướng chùa Ngọc Điện mới là nguy. Sức gió thổi rất mạnh làm cho cây cối xung quanh ngã rạp xuống hết, còn sườn chùa thì nghe rôm rốp.

Ông cố vấn nói: “ Anh em đừng có ra ngoài cây đè chết bây giờ.”
Khi ngọn gió thổi rất mạnh trong lối khoảng 15 phút, tự nhiên yếu dần và từ từ dứt hẳn. Mọi người đều chạy ra xem sườn chùa có sập hay không? Một điều lấy làm ngạc nhiên, không những sườn chùa không sập theo suy nghĩ của mọi ngưòi, trái lại tất cả cột kèo, đều đứng ngay hàng thẳng lối như lúc mới dựng.

Ông cố vấn lại thúc mọi người: “ Anh em ơi ! nhanh lên, kẻ búa, người chày, kẻ đèn người đuốc, cùng nhau bắt thang leo lên, đầu này nghe tiếng búa lốp bốp; đầu nọ nghe tiếng chày cồm cộp. Còn Bà Xã Hành thấy anh em đang lăng xăng làm cho bà cũng lính quýnh, bà vội vã chạy vào, lấy tay vét khạp gạo nghe sột soạt, còn được hai lon sửa bò gạo, bà đem nấu cháo, còn anh em bắt đầu thúc niêm tới 5 giờ sáng mới xong. Bà Xã Hành mời tất cả mọi người ăn cháo, ai nấy đều hớn hở, ông cố vấn nói: “Mình dốt quá, đêm trước Đức Lý bảo mình bước thêm bước nữa là thành công, tài chánh để phần Ngài lo,”

Ăn xong mọi người về nhà nghỉ, vì đêm cũng đã thấm mệt. Từ đó bắt đầu tạo tác trở lại, được sự chỉ dạy của Ơn Trên, 3 ngày sau đó các Thánh Tịnh thuộc phái Tiên Thiên, kẻ trước người sau từ mọi nơi tựu về rất đông. Một số Thánh Tịnh miền hậu giang cũng có mặt, họ đến Ngọc Điện bằng ghe, chở theo lương thực đủ loại: gạo khoai ; bí ngô; chuối đậu; tương chao… để hổ trợ cho Ngọc Điện ăn khánh thành. Đồng thời có cả Hiệp Thiên Đài của mỗi nơi. Lúc đó, Ơn Trên dạy quí anh lớn Lê Kim Tỵ và Tư Thê sắp xếp việc hành lễ khánh thành cho Ngọc Điện Huỳnh Hà. Bên cạnh đó còn có chùa Cô Tư ở Bầu Cục, dẫn theo các tăng ni về làm công quả, và dự lễ khành thành.

Quang cảnh Ngọc Điện thật là nô nức kẻ qua người lại trông như ngày hội, đèn điện thắp sáng tất cả mọi nơi. Làm công quả bất luận ngày đêm, cơm nước lúc nào cũng dọn sẵn, ai đói cứ ăn, không thiếu hụt như lúc trước. Đàn cơ đêm nào cũng có hầu như liên tục, làm sai điều gì Ơn Trên dạy sửa lại ngay, khi làm vừa xong Ơn Trên cho ngày tiến hành lễ khánh thành. Trước ngày làm lễ khánh thành Ơn Trên đã ân phong cho một số vị có công trong việc xây dựng Thánh Tịnh Ngọc Điện Huỳnh Hà.

Thành phần nam phái có 3 Giáo Sư:

1/ Ông cố vấn bảy Vô (Huỳnh Văn Vô)
2/ Ông pháp đàn chín Vân (Huỳnh Văn Phuông) (đắc vị Công Đức Chơn Tiên và là thân phụ của đạo tỷ Huỳnh Thị Trừ)
3/ Ông Cai Lê chánh hội trưởng

Và có 20 Giáo Hữu:

1/ Ông Đặng Văn Đài
2/ Ông Đặng Văn Hi
3/ Ông Sơ
4/ Ông Võ Văn Lăng ( thân phụ của đạo tỷ Võ Thị Nguyên )
5/ Ông Huỳnh Văn Phương ( đắc quả Chí Tâm Thánh Vị và là thân phụ của đạo tỷ Huỳnh Thị Tất )
6/ Ông Nguyễn Văn Sự ( thân phụ của đạo huynh Nguyễn Văn Tám )
7/ Ông Nữ
8/ Ông Út
9/ Ông Cai Đen
10/ Ông Lĩnh
11/ Ông Cúc
12/ Ông Thinh
13/ Ông Đương
14/ Ông Đây
15/ Ông Phạm Văn Đăng
16/ Ông Vàng
17/ Ông Kế
18/ Ông Đến
19/ Ông Phạm Văn Đại ( thân phụ đạo tỷ Phạm Thị Kim Se )
20/ Ông Hai

Thành phần nữ phái có 2 Giáo Sư:

1/ Bà Võ Thị Hiển
2/ Bà Đắc

Và có 3 Giáo Hữu:

1/ Bà Đó
2/ Bà Hương
3/ Bà Thịnh

Ân phong xong, Thầy gõ cơ gọi: Sơn, Đệ, Hở, Lẹ bốn con nằm trong Hiệp Thiên Đài, mà Hiệp Thiên Đài thì đứng trước hết, Thầy nói bao nhiêu đó các con hiểu rồi. Vậy Thầy ban cho mỗi con một ly cúc tửu, sau khi uống vào các con sẻ thấy phấn khởi tinh thần đặng tiếp tục hướng về đường Đạo.

Thầy cũng cho các con biết, các con đừng tưởng Ngọc Điện này là chồi tranh vách lá, sau này đồ sộ nguy nga lộng lẫy lắm đó. Nhưng ngày nay Thầy bảo các con tạo lập cái đơn sơ trước, rồi sau này tới cái nguy nga, phía trước là sông Huỳnh Hà tượng trưng và có Long Mã, trên lưng Long Mã chở Thiên Thơ Đồ Trận, phía sau Cửu Trùng Đài lại có Ngũ Châu Linh Môn. Các con suy luận thì sẽ rõ, khi bắt đầu làm lễ khánh thành, Thầy dạy lập trận đăng đàn bái trướng, trước đó 3 ngày có một vì sao lạ xuất hiện trên Trời, ngày thứ nhất còn cao; ngày thứ hai xuống nữa lừng Trời; ngày thứ ba nhắm ngay Long Mã dường như muốn rớt xuống. Lúc đó Ơn Trên dạy Giáo Sư Phuông và Giáo Hữu Nữ đem mấy món đồ và Thầy bảo đem đi trấn. Vì sao đó bị trấn lần lần đi trở lên cao rồi mất dạng, lễ khánh thành diễn ra trong 3 ngày 3 đêm, với kết quả mỹ mãn.

Từ đó vào những ngày cúng Sóc Vọng, những ngày Vía Tam Giáo, Tam Trấn đều có đàn cơ, các Đấng Thiêng Liêng lâm đàn dạy đạo. duy trì được một thời gian khá lâu, người Pháp nghi kỵ Đạo Cao Đài làm chính trị. Vì thế, Ơn Trên bế cơ trong thời điểm đó.

III/ GIAI ĐOẠN THIÊU HỦY :

Đến năm Thanh niên Tiền phong nỗi dậy ( 10/ 08/ 1945 ), lúc đó nghi ngờ nhiều hơn nữa về đạo Cao Đài. Họ đem lính đóng ở Giáo Sứ Thủ Thiêm, vài tháng sau Pháp đem lính lên bao vây chùa Ngọc Điện. Lúc đó thầy đội Pháp đi xung quanh xem xét, thấy các cửa chùa đều đóng hết, thầy đội tìm cách phá cửa, với mục đích vào bên trong khám xét.

Chùa Ngọc Điện có bốn cửa : Đông môn; Tây môn; Nam môn; và Bắc môn.

Trước ngày Ngọc Điện bị ngọn lửa của người Pháp thiêu hủy, cách đó bốn tháng có một bầy ong vò vẽ về làm tổ, tại Tây môn, tổ ong to bằng cái thúng, hình thù của nó thoạt nhìn giống như ông ba mươi ( ông cọp ). Lúc đó, thầy đội đứng ngó một hồi, rồi không biết nghĩ thế nào, liền co giò tong thật mạnh vào cánh cửa, do sức tong quá mạnh, cánh của chùa bị gãy chốt bật ra, cùng lúc đó tổ ong cũng rớt theo một góc, bầy ong tuôn xuống nói chuyện phải quấy với thầy đội một hồi, không còn phân biệt hào hố, bờ bụi gai chông gì cả, thầy đội chạy bán sống bán chết, hai chân hầu như không chấm đất. Đặc tính của loài ong này, hễ mình càng chạy nó càng bám theo, cho nên thầy đội bị ong đánh tơi bời túi bụi, té quỵ xuống đất ngất lịm hồi nào không hay biết.

Còn lính thì chạy nhảy lung tung, kẻ thì chui vô bụi, người thì nhào xuống sông Huỳnh Hà, có cảm giác như họ vừa bị một trận sáp lá cà dữ dội. Sau một hồi “đấm đá giao hữu”, bầy ong trở về tổ, lúc đó mấy chú lính lồm cồm bò ra từ các bụi rậm và chia nhau đi tìm thầy đội.

Khi tìm được thầy đội, họ đở ông dậy, lúc này trông thầy đội rất thảm thương, thân thể, tay chân đều bị sưng vù, một hồi lâu thầy đội mới hoàn hồn tỉnh lại. Do bị đàn ong tấn công quá mạnh mẽ, cho nên thương tích khá nhiều, chính vì vậy thầy đội trở nên giận dữ, và đã ra lịnh đổ dầu xung quanh chùa rồi phóng hỏa. Ngọc Điện trước kia tạo dựng bằngcây lá, nên ngọn lửa cháy rất nhanh, trong vòng hai ngày hai đêm, là bao nhiêu công lao và tâm huyết của toàn bổn đạo chỉ còn đọng lại một tro tàn ngún đỏ.

Sau khi chùa bị thiêu hủy còn lại bốn phần nguyên vẹn:

1/ Linh Phướn
2/ Sông Huỳnh Hà
3/ Long Mã
4/ Đại Hồng Chung.

IV/ GIAI ĐOẠN TÁI TẠO :

Thánh Tịnh bị thiêu hủy vào chiều ngày 29 tết năm Bính Tuất (1947), bao nhiêu công lao hòa lẫn mồ hôi nước mắt của toàn bổn đạo Ngọc Điện, trong suốt 14 năm ròng rã, đã biến thành đóng tro tàn hoang lạnh, trong nỗi đau vô hạn của hàng trăm tín đồ, không nơi nương tựa về mặt tâm linh.

Huyền diệu của Thiêng Liêng, người phàm mắt thịt như chúng ta làm sao thấu hiểu. Trước ngày Ngọc Điện bị thiêu hủy, Ơn Trên có dạy đạo huynh Nguyễn Văn Phát, hiến căn nhà của mình, để làm tiểu Ngọc Điện, hầu hữu dụng sau này.

Đã được dạy như thế nhưng đạo huynh Phát vẫn giữ bí mật, sợ tiết lộ làm cho bổn đạo hoang mang, thậm chí có ý cho rằng muốn chia rẽ nội bộ,. Do đó, mọi chuyện vẫn được giữ kín đáo, đến ngày Ngọc Điện bị thiêu hủy, tất cả bổn đạo tựu về nhà đạo huynh Nguyễn Văn Phát cúng kính, sinh hoạt đạo, mọi người mới hiểu ra Ơn Trên đã biết trước Ngọc Điện sẽ bị thiêu hủy.

Biến cố đột ngột xãy ra như thế, làm cho tinh thần hành đạo của một số đạo hữu sa sút. Lúc này chiến tranh Việt – Pháp vẫn tiếp diễn ác liệt một số tín đồ phải tha phương cầu thực, chức sắc, chức việc thì hồi gia còn phải lo giặcgiả.
Chỉ còn lại một số người, với tấm lòng trung kiên vì Thầy vì Đạo chẳng ngại gian khó hiểm nguy, bám trụ tới cùng, đó là quí huynh tỷ :

Nam phái :

1/ HUỲNH VĂN VÔ
2/ HUỲNH VĂN PHUÔNG
3/ HUỲNH VĂN PHƯƠNG
4/ ĐẶNG VĂN ĐÀI
5/ VÕ VĂN LĂNG
6/ NGUYỄN VĂN PHÁT
7/ PHẠM VĂN ĐẠI
8/ BÙI VĂN SÔ
9/ PHẠM VĂN QUYỆN
10/ PHẠM VĂN HỐI
11/ HUỲNH VĂN AN
12/ LÊ VĂN MỪNG
13/ ĐẶNG VĂN ĐỆ.

Nữ phái :

1/ HUỲNH THỊ SỞ
2/ HUỲNH THỊ ĐẮC
3/ HUỲNH THỊ TRỪ
4/ PHẠM THỊ GIA
5/ PHAN THỊ HÒA
6/ LÊ THỊ HƠN
7/ VÕ THỊ ĐÂY.

----------------------------------

Thành phần quí huynh tỷ nêu trên tiếp tục hành đạo từ năm 1947 đến 1952, và tham gia công quả :

· Công tác từ thiện, lập ban chẩn tế xã hội Cao Đài.
· Liên giao với Giáo Hội Cao Đài Thống Nhất tại Minh Tân, số 221 Bến Văn Đồn Vĩnh Hội Sài Gòn.
· Hợp tác hành đạo với Thánh Thất Long Giang Vân Phụng ( nay là Thánh Thất Thủ Thiêm ). Thời gian cứ dần trôi, không biết lý do gì, đđiều kiện ra sao, bổn đạo lại tựu về nhà đạo huynh Huỳnh Văn Phuông ( Ngọc Điện ngày nay ), tiếp tục hành đạo. Lúc này cơ đạo chuyển hướng qua giai đoạn thống nhất Đạo Cao Đài.

Bổn đạo chỉ còn lại một số ít, nhưng tinh thần hành đạo rất hăng say, đi đó đi đây, chung tay góp sức vào cơ quy nguyên thống nhất lúc bấy giờ.

Đến năm 1953 Ơn Trên chuyển lịnh cho Ngọc Điện Huỳnh Hà được tái tạo, mặc dù được lịnh dạy, nhưng vì thời buổi chiến tranh cơ cực đói nghèo, nên bổn đạo chưa đủ điều kiện thực hiện thánh ý đã dạy.

Sau đó nhờ Thánh Tịnh Bồng Lai, cho một số cây dương, bổn đạo đem về và ngâm dưới rạch độ khoảng ba năm.
Đến năm Bính Thân 1956 được lịnh dạy từ Tam Giáo Điện Minh Tân, Ngọc Điện Huỳnh Hà khởi công tạo tác ngày mùng 8 tháng giêng năm Bính Thân. Toàn bổn đạo vui mừng phấn khởi khi được lịnh dạy.

Lúc bấy giờ đạo huynh chánh hội trưởng ( Huỳnh Văn Phuông ) phát tâm hiến khu đất nhà đang ở cho bổn đạo tạo tác lại ngôi Ngọc Điện. Bổn đạo lúc đó vẫn còn trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng với lòng thương Thầy mến Đạo, vị nhân sanh, đã chung tay góp sức kẻ công người của, cộng với số cây dương Thánh Tịnh Bồng Lai cho 3 năm trước, quyết tâm lên kế hoạch tái tạo Ngọc Điện, ban ngày thì lo sinh kế, tối lại tập trung làm công quả.

Công quả đó được thành tựu mỹ mãn. Đúng ngày 28 tháng 6 năm Bính Thân, được lịnh của Đức Chí Tôn sắc ban cử hành lễ an vị cho Thánh Tịnh Ngọc Điện Huỳnh Hà. Đêm đó có đàn ( Tý thời , 28 / 06 năm đạo thứ 31 bính thân 1956 )

THI :

Thổ nhứt trung hư điểm hạ an,
Bạch kinh vô chủ độ trung đàn;
Đinh hồi thủ nhứt chơn vương lập,
Lập tự bình cân vệ phúc quang.

“Chiết tự Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thầy linh hồn mừng mỗi trẻ! Giờ nay Thầy ly Cung Bạch Ngọc ngư chốn trần gian để chứng tâm thành khẩn nguyện của mỗi trẻ, thành tâm thiện đạo bấy lâu tạo Bửu Điện. Này mỗi trẻ khi sự tiến hóa không ngừng, thì cuộc đời cũng xoay chiều theo chí hướng, cái định luật của vũ trụ đương nhiên là vậy. Nhưng đạt kỳ công hay chứng vị do mỗi trẻ biết suy tâm hay rõ máy huyền vi mà sưu tầm đường đạo pháp, dù trăm khổ ngàn cay của cuộc đời giả tạm, đâu bằng hưởng thú cảnh thanh nhàn tiêu diêu muôn thuở, thì dù sao các trẻ cũng cố gắng đi đến con đường thành đạo là sở vọng của các trẻ đó vậy.

Giờ nay Thầy rất vui mà đặng thấy tâm nhiệt huyết của các con nam cũng như nữ, biết bổn phận của mỗi mỗi hành trình cho cơ đạo được tồn tại đến giờ hôm nay. Bởi thế cho nên Thầy mới định luật ban hành an vị được trọng thể đối với phần đạo đức từ lâu.”

Sau lễ an vị, tiếp theo là đàn ngày mùng một tháng 7 năm Bính Thân. Đức Chí Tôn lâm cơ dạy Đạo và ban ơn khích lệ cho quí đạo hữu, đạo tâm. Từ đó, mọi người lại càng hăng hái tích cực hành đạo thêm hơn.

Với đà tiến bộ đó, bổn đạo đã lần lượt tạo dựng Hiệp Thiên Đài, Bát Quái Đài cho đủ trọn vẹn hình thể Đức Chí Tôn tại thế như trong đạo luật đã dạy.

Vào ngày mùng 9 tháng Giêng năm canh Tý (1960) hiền huynh Chánh Hội trưởng Huỳnh Văn Phuông đã liễu đạo, Ngọc Điện mất đi một người anh lớn có công gầy dựng cơ đạo từ buổi đầu với bao gian khó. Hoàn thành công quả được Ơn Trên ban trao, trở về với Thầy Mẹ nơi miền tiên cảnh với phẩm vị CÔNG ĐỨC CHƠN TIÊN.

Ban Cai quản và bổn đạo đã họp lại, lấy ý kiến nhân sanh tất cả đều nhất trí đạo huynh Huỳnh Văn Phương thừa nhiệm chánh hội trưởng, để có người dìu dẫn tín hữu tu học hành đạo, tận tụy với trách vụ được toàn đạotín nhiệm, gắng bó với công trình công quả công phu đúng theo Tân Pháp Đại Đạo.

Vào ngày 23/ 11/ tân hợi (1971) hiền huynh Chánh Hội trưởng Huỳnh Văn Phương, đã hành tròn bổn phận của mình đối với nhân sanh với đạo, trở về phục lịnh Đức Đại Từ Phụ, Đức Đại Từ Mẫu, và được ân ban đạo quả CHÍ TÂM THÁNH VỊ.

Sau đó, có đàn Đức Lý Đại Tiên Trưởng đương kiêm Giáo Tông Vô Vi Đại đạo, thừa thánh sắc Ngọc Hư Cung, lâm cơ và dạy trực tiếp hiền huynh Lê Văn Mừng nhận lãnh trách nhiệm chánh hội trưởng, lúc đầu hiền huynh Mừng lo ngại sức mình không kham nỗi trọng trách, có ý thoái thác. Đức Lý dạy cứ làm có Ngài bảo trợ việc gì phải lo, trước ân oai của Bề Trên, hiền huynh Lê Văn Mừng thọ ơn và thừa hành nhiệm vụ chánh hội trưởng…. (Còn tiếp)
Ban Cai Quản Ngọc Điện Huỳnh Hà
Lược sử Thánh Tịnh Ngọc Điện Huỳnh Hà / Ban Cai Quản Ngọc Điện Huỳnh Hà

Xuân đến con vui với tiết xuân,
Hãy đem đạo lý độ người trần,
Trong cơn mê muội xa ngôi vị,
Thức tỉnh lên đường học thánh nhân

Đức Chí Tôn, Ngọc Minh Đài, 29-12 Bính Ngọ, 08-02-1967

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây