ƯU TƯ CỦA ĐẠO TRƯỞNG HUỆ LƯƠNG VỀ XÂY DỰNG THẾ HỆ TIẾP NỐI / Gs Hồng Mai
1. Tầm quan trọng của việc xây dựng thế hệ tiếp nối Sao gọi là thế hệ tiếp nối? Thế hệ có nghĩa là những người cùng một thời, cùng một giai đoạn, một lứa tuổi. Lớp trước sinh ra lớp sau, lớp sau sanh lớp sau kế tiếp. Tiếp nối liền theo sau của lớp trước, tạo thành sự liên tục từ đời này sang đời kia. Thế hệ tiếp nối mang tính liên tục, không gián đoạn, nếu không có thế hệ kế tiếp là bị đứt đoạn một thế hệ, không tiếp tục được sự nghiệp người trước. Người tiếp nối rất quan trọng vì có sự kế thừa, chọn lọc sáng tạo của người sau làm cho gia đình, tổ chức, quốc gia phát triển theo chiều hướng tiến bộ, cho nên việc đào tạo, xây dựng một ý thức hệ là vô cùng quan trọng. Xây dựng hàng ngũ tiếp nối ví như tre già phải có măng tươi tốt, một cánh rừng được thay thế bởi những cây đầy tược mầm non xanh tươi, tràn đầy nhựa sống. Nếu một gia đình không có con cháu kế thừa, gia đình sẽ buồn tẻ lúc tuổi già, thuộc vào nhánh tuyệt diệt trong gia phả của dòng họ.

THAM LUẬN VỀ HỌC VIỆN CAO ĐÀI / Thiện Chí
Cách đây đúng 12 năm, thời điểm lịch sử của sự ra đời của Khối Liên Giao các Hôi Thánh Cao Đài. Sở dĩ nói là thời điểm lich sử vì nó đánh dấu môt bước ngoăc dẫn đến nhiều thay đổi tiến bộ trong cuôc phát triển của toàn đạo :

BẢN THỂ VÔ CỰC – TỰ THỂ THÁI CỰC / Thiện Chí
Các Thánh Triết ở Ấn Độ và Trung Hoa, cũng như Do Thái, La Mã, Hy Lạp đều nhận bản thể của vũ trụ là tự tánh hằng hữu, tồn tại bất biến. Tự tánh đó là nguồn sống vô biên, tràn ngập, trở nên thiên sai vạn biệt, muôn hình ngàn trạng. Bản nguyên tự thể đó là tự do, ngoài không gian và thời gian, im lặng, không bị một vật nào câu thúc. Chỉ có đồng nhứt với tự thể đó mới có tự do, mới không còn bị vũ trụ ảo hóa, phỉnh phờ, ám ảnh được.

CON NGƯỜI ĐẠI ĐẠO VÀ CÕI BỒ ĐỀ / THiên Chí
“Khi các con đã thật lòng bác ái, các con không còn thấy người sang kẻ hèn, người dại kẻ khôn, người uy quyền kẻ yếu đuối, người thân kẻ sơ. Đã không chia cách như vậy, lòng các con là một cõi bồ đề, một cõi niết bàn, một Cung Diêu Trì và chính con sẽ ở trong Thượng Đế.” ./.

BẢN THỂ VÔ CỰC – TỰ THỂ THÁI CỰC Theo Kinh Đạo Học Chỉ Nan / Thiện Chí
Các Đấng Giáo Chủ nhận thấy bản thể của Vũ Trụ : Nho Giáo gọi là Thiên hay Đế, Lão Giáo gọi là Đạo hay Đức, Thích Giáo gọi bằng Pháp hay Phật, Dịch thì nói Vô Cực hay Thái Cực.

TÔI LÀ AI ? / Thiện Chí
Trong đời sống hằng ngày, có lúc nào bạn chợt tự hỏi “ Tôi là ai ?”. Câu trả lời hiếm khi là có hoặc giả không hề! Bởi vì ai mà không tự biết mình ? _ Biết mình là biết những gì? Biết mình ở đây không chỉ là biết lý lịch cá nhân, mà còn tự khẳng định lối sống của mình, phong cách quan hệ xã hội, sở thích và thành kiến; những ứng xử trong mọi tình huống giữa đời sống thực tế. Tất cả những điều đó hình thành con người xã hội của mỗi cá nhân. Những “yếu tố xã hội” ấy từ đâu đến? _ Nó đến từ nền giáo dục, từ tập quán gia đình, từ truyền thống dân tộc, qua đó, tùy theo nhận thức, tư duy bản thân mà đối tượng trở nên thành đạt hay thất bại, hạnh phúc hay đau khổ. _ Hạnh phúc ? Thế gian vẫn còn tranh cãi thế nào là hạnh phúc thật. _ Đau khổ ? Nguyên nhân thực sự là gì, bên trong hay bên ngoài?

ĐỨC TIN CỦA NGƯỜI TÍN ĐỒ CAO ĐÀI TRONG SINH HOẠT TÔN GIÁO / Thiện Chí
ĐỨC TIN CỦA NGƯỜI TÍN ĐỒ CAO ĐÀI TRONG SINH HOẠT TÔN GIÁO Thiện Chí (Nguyễn Văn Trach) Đức tin Cao Đài xác minh vũ trụ tâm linh có những giai tầng tiếp diễn con đường tiến hóa của vạn hữu, mà sự thoát xác vĩnh viễn của con người là một chuyển biến thăng hoa siêu việt. Nếu tâm linh tại thế đã tiến hóa, chủ thể tâm linh xuất thế sẽ tiếp tục tiến hóa cao hơn. Cứu cánh tiến hóa phải đạt đến tâm linh viên mãn. Và trong vũ trụ chỉ có một tâm linh viên mãn tuyệt đối là Thượng Đế.

XU HƯỚNG HÀNH ĐẠO CỦA ĐẠO CAO ĐÀI TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA, HỘI NHẬP QUỐC TẾ / Thiện Chí
Trước khi bàn về “Xu hướng hành đạo của đạo Cao Đài trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế”, chúng ta hãy thử đề ra những lãnh vực có xu hường toàn cầu hóa trên thế giới hiện nay. 1. Lãnh vực tôn giáo 2. Lãnh vực văn hóa và truyền thông 3. Lãnh vực môi trường 4. Lãnh vực hòa bình thế giới

TIỀM LỰC SÂU THẲM / THiện Chí
Thánh giáo dạy người hướng đạo chơn tu phải phát huy tiềm lực sâu thẳm mới đạt được những thành tựu công trình đúng theo Thánh ý Thiên cơ. Tiềm lực là nguồn năng lượng hay sức mạnh ẩn tàng bên trong, không phải là động năng của những hành vi đối phó các sự việc thông thường trên đường hành đạo. Nó rất sâu thẳm nên hành giả phải dụng công khơi dây. Ví như viên ngọc tuyệt mỹ dưới đáy biển, người sưu tầm phải chịu khó nhọc đem bí quyết kình ngư lặn lội nhiều phen mới phát hiện. được.

VỀ LÝ TƯỞNG XÂY DỰNG “TÔN GIÁO TOÀN CẦU” / Thiện Chí
Trong lịch sử nhân loại, từ mấy ngàn năm, do nhu cầu tâm linh của con người, các tôn giáo đã lần lượt được các Giáo chủ sáng lập, truyền bá rộng rãi trên thế giới. Nhưng với bản sắc của nguồn gốc địa phương, bản sắc văn hóa của từng dân tộc, nền giáo lý và các nghi thức đặc thù, giữa các tôn giáo có nhiều dị biệt, khiến cho tín đồ của tôn giáo này không thông cảm, thậm chí không chấp nhận các tôn giáo khác. Tệ hại hơn nữa, kỳ thị lẫn nhau, dẫn đến tranh chấp hay chiến tranh tôn giáo.

ĐI TÌM TÔN GIÁO TOÀN CẦU HAY THỰC THỂ ĐẠO CỨU THẾ / Thiện Chí
Từ thuở hoang sơ của địa cầu, loài người đã trải qua nhiều nỗi hãi hùng do biến động của thiên nhiên đất trời, nên nảy sinh tín ngưỡng mộc mạc, tôn thờ những sức mạnh vô hình. Dần dần theo đà phát triển của sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng đa thần xuất hiện. Từ dó, nhiều hình thức, nhiều nghi tiết bày tỏ đức tin đã hình thành đa tạp tùy theo tâm thức hướng về thần linh của mỗi bộ lạc, mỗi sắc tộc. Kỳ thị, mâu thuẩn, chiến tranh cũng phát sinh từ đó. Rồi theo đà tiến hóa, văn minh, tín ngưỡng tâm linh cũng phát triển, định hình, tổ chức thành tôn giáo; tôn giáo của mỗi dân tộc có xuất xứ riêng, có giáo chủ và nền giáo lý đặc thù. Lịch sử càng lâu dài, tính đặc thù càng sâu sắc, dị biệt càng nặng nề gây ra đố kỵ, phản bác lẫn nhau, dẫn đến, chiến tranh hay khủng bố. . .tạo nên bộ mặt đen tối của tôn giáo thế giới.

THỰC THỂ ĐẠO CỨU THẾ KỲ BA / Thiện Chí
Từ thuở hoang sơ của địa cầu, loài người đã trải qua nhiều nỗi hãi hùng do biến động của thiên nhiên đất trời, nên nảy sinh tín ngưỡng mộc mạc, tôn thờ những sức mạnh vô hình. Dần dần theo đà phát triển của sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng đa thần xuất hiện. Từ dó, nhiều hình thức, nhiều nghi tiết bày tỏ đức tin đã hình thành đa tạp tùy theo tâm thức hướng về thần linh của mỗi bộ lạc, mỗi sắc tộc. Kỳ thị, mâu thuẩn, chiến tranh cũng phát sinh từ đó.

Sau trước nếu một lòng tự quyết,
Thì đạo, đời, muôn việc do ta,
Chánh tâm thành ý đó là,
Tu thân xử thế tề gia vẹn toàn.
Lỡ một kiếp đâu còn cơ hội,
Trễ một ngày khó đổi ngàn vàng,
Đừng rằng thế sự đa đoan,
Ví như một giấc mộng tràng rồi thôi.

Đức Giáo Tông Đại Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 14-3 Quý Hợi

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây