

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
Tỳ Thổ /
Dưỡng sinh và Đạo pháp là những hành trang rất quan trọng cho người cầu tu giải thoát. Các môn ...
-
Đại Hội Tôn Giáo Thế Giới trong những thập niên gần đây được tổ chức khoảng năm năm một lần, ...
-
Ngũ Thời /
Theo Ngài Trí Giả Đại Sư thì Đức Phật thuyết pháp chia làm năm thời kỳ như sau : 1. Thời ...
-
Tượng Vua sám hối độc đáo nhất Việt Nam Năm nay, nhân dịp UNESCO công nhận lễ Phật đản là ...
-
Từ năm 1450 đến năm 1850, ít nhất 12 triệu người dân Phi Châu bị đưa đi xuyên qua Trung ...
-
Người tín đồ Cao Đài hàng ngày bắt đầu thời cúng của mình bằng bài kinh Niệm Hương với hai ...
-
Trong Phúc âm, Thánh Mathiơ viết : " Khi Đức Chúa Jesus đã sinh tại thành Belem, xứ Giu-đê, đang đời ...
-
by otoabasi on June 25, 2010 Many people don't like reading and it that has become well known trait existing in ...
-
Quan niệm của Lãn Ông về Thận có rất nhiều điểm tương tự với những khái niệm mới mẽ nhất ...
-
Đức Ngọc sanh vào ngày 1.9 Canh Dần (1890) tại Cần Giuộc. Từ nhỏ đến khi trưởng thành Ngài sống ...
-
Đức Chí Tôn dạy : “Con dừng chân nghe tiếng gọi sau lưng để trở về với Đạo. Đạo là yên ...
-
Vợ chồng Emil và Liliana Schmid cùng chiếc ôtô ở VN. Chiều 15-1, giữa một đám đông tò mò ở trung ...
Nhịp cầu giáo lý
Bốn phương pháp giải thoát của Ấn giáo
1. Karma - yoga : " Đường lối hành động hay karma - yoga, tức tu công quả. Trước hết, Karma - mârga định ra nhiệm vụ phải hoàn thành ( dharma )* của chúng sanh tùy theo hoàn cảnh cá nhân . Một số bổn phận như ahimsâ* *, dứt bỏ, kiêng rượu thịt, được áp dụng cho mọi người không phân biệt.Tuy nhiên, nghĩa vụ từng người, theo Ấn giáo còn tùy thuộc vào giai cấp và đời sống. " ( Theo: Les grandes religions d ' Asie )
2. Jnâna - yoga : " Đường lối tri thức hay Jnâna - yoga, tức tu công trình. Trái với đường lối hành động, vốn đặt định những bổn phận đặc biệt trong mỗi tình huống của đời sống; jnâna - yoga dạy các phương pháp triết lý và tâm lý để hành giả tự biết bản chất của mình và của vũ trụ. Nguyên tắc của jnâna - yoga là : bất động, an nhiên. Hơn nữa, đường lối này giúp cho hành giả đạt đến giải thoát ngay trong kiếp sống hiện tại . ( Theo : Les grandes religions d ' Asie ). Yoga hướng nội này đòi hỏi sự tự chủ và dứt bỏ.
3. Bhakti - yoga : " Đây là phương diện phổ cập nhất của truyền thống Ẫn : đường lối sùng tín, còn gọi là bhakti - mârga. Dễ dàng và tự phát hơn karma - mârga, (...) bhakti - yoga mở rộng cho mọi người : nam nữ, mọi lứa tuổi và mọi giai cấp. Yoga này để cho xúc cảm và lòng ước muốn bộc lộ tự nhiên, hơn là tìm cách chế ngự bằng một yoga tu tâm luyện tánh. Bhakti - yoga dạy gắn bó một cách tuyệt đối với các chủ thể thiêng liêng. Ấn giáo có đến 330 triệu chư thiên để sùng bái. Theo giáo thuyết cổ truyền này, biết tức là yêu thương. Tóm lại, có thể định nghĩa bhakti - yoga như " sự gắn bó tình cảm với một đấng Thiêng liêng mà người ta tự chọn" ( Theo : Les grandes religions d' Asie )
4. Râja - yoga : " Phương pháp thực hiện các tư thế đặc biệt cho cơ thể, các kỹ năng hô hấp, và sự trì hành nhịp nhàng đạo pháp thích hợp". Yoga này bao gồm tám mức đô. ( Theo : Les religions de l' humanitée ). Chữ Yoga có gốc Yuj, nghĩa là "hiệp nhất", "nối kết"; Yoga tức là tìm cách hiệp nhất với Đạo, Nguyên lý phổ quát của vũ trụ (le Principe Universel) bằng phương pháp thiền định phối hợp với các tư thế của cơ thể và các động tác hô hấp.
____________________________________
(*) dharma : định mạng "căn duyên" bổn phận tại thế gian tùy theo cương vị mỗi người
(**) ahimsâ : không bạo động; cấm làm tổn thương hoặc giết hại sinh vật; giáo điều Ấn giáo về chay tịnh và quí trọng động vật.