

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
Thực hiện đồng nhân chính là xây dựng thế nhân hòa trên nền tảng chân vạc: "nhân bản, an lạc ...
-
Nói đến Trần Nhân Tông trước hết là nói đến người anh hùng cứu nước. Ông làm vua 14 năm ...
-
Tôi thật sự tin rằng, con người cần trở về với đức tin, với tôn giáo, bởi không thể giải ...
-
Đó cảm ứng từ bi trung thứ, Đây công bình nắm giữ nguyên nhân, Mở toang các cửa nơi trần, Khai Minh Đại ...
-
Mới đây, một chiếc trống đồng khá đặc biệt đã được người dân phát hiện, trục vớt từ lòng sông ...
-
"Mổi kẽ phàm dưới thế nầy đều có hai xác-thân. Một phàm gọi là corporel. Còn một thiêng-liêng gọi là ...
-
Neil Armstrong (sinh 5 tháng 8, 1930) là một phi hành gia người Mỹ, người đầu tiên đặt chân lên ...
-
Quán Tự Tại Bồ đề tát dã Lúc vào sâu Bác nhã Ba la, Không nhơn không pháp mới là Phát khai trí ...
-
Trong đời sống xã hội, gia đình nào cũng kỳ vọng vào con cái. Cha mẹ thể hiện trách nhiệm ...
-
Cao Đài nhứt bổn Từ khi con người có mặt trên địa cầu, điều mong muốn đầu tiên là sự sống, ...
-
Một ngày Tết Đoan Ngọ thật tươi trong và đầy ánh Thái dương ấm áp.Cơm nước đã sẵn sàn, tôi ...
-
PHONG CÁCH THƯỞNG XUÂN CAO ĐÀI Giáo sĩ LẬP HẠNH Từ Đông sang Tây, từ xưa đến nay, mọi người đều tỏ ...
Nhip cầu Giáo lý
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 05/06/2021
KỶ YẾU CAO ĐÀI GIÁO LÝ 2

1. Tâm sự của mùa Xuân
Ban Biên Tập
Thời gian là dòng sông vĩnh cửu, nhưng nếu không có bốn mùa thì lấy chi để đánh dấu thời gian. Mỗi mùa có những sắc thái riêng, mà Xuân lại được ca ngợi đón chào nồng nhiệt nhất, thì Xuân càng vinh hạnh biết bao! Nên Xuân đến, Xuân đi, rồi Xuân lại về!
đời, hưng phế thạnh suy, buồn vui sướng khổ. . . Thế nên có Xuân, vẫn có Hạ Thu Đông nối tiếp, thì đời người vẫn có thăng trầm là lẽ tự nhiên. Mừng Xuân không thể giữ Xuân mãi, hãy đón Hè về cho sen nở, Thu sang cho cúc vàng tươi, cũng không buồn lo đào mai trơ cành vào Đông giá rét. Vì cuối Đông, Xuân sẽ lại về.
Vậy mới biết trong trời đất, không có gì dừng lại và không có gì không lập lại. Không ai có thể bắt buộc nơi này hay nơi khác chịu mãi cái nóng mùa Hạ hay cái lạnh mùa Đông, cũng không ai có thể chỉ chọn lựa cho riêng mình cái mát mẻ của mùa Xuân hay cái ướt át của mùa Thu. Đó là luật của cơ tạo hóa và tiến hóa.
Mỗi thời gian một không gian, lẽ tương sinh tương đối của không-thời tạo ra muôn màu muôn vẻ cho vạn vật. Nhưng tất cả đều do một nguyên lý điều hòa. Nếu có tác nhân “phi lý” đưa đến, lập tức phát sinh hiện tượng bất hòa bất trắc. Dẫu sao, nguyên lý vẫn bất biến, trước sau vẫn an bài sự sống tự nhiên của muôn loài. Nhờ đó vũ trụ luôn luôn đổi mới, luôn luôn hiện sinh. Vậy, thời tiết bốn mùa hàn ôn thấp nhiệt tuy có khác mà đều là biểu hiện của lý duy nhất là lẽ sinh tồn trong trời đất. Lý đó là Đạo hay đạo lý.
Suy ra, vũ trụ là thành quả của mối tương quan giữa cái bất biến và thiên biến, giữa cái tiềm ẩn và hình tướng, giữa tâm và vật, tức giữa bản thể và hiện tượng. Nhưng bản thể khó biết, hiện tượng muôn trùng, làm sao nhận định được ý nghĩa sự hiện hữu của vạn vật? Vậy phải tìm hiểu cái dụng của đối tượng. Nó đem đến sự ổn định hay rối loạn; sự an lạc hay đau khổ; sự tiến bộ hay lạc hậu; sự sống hay sự chết . . . Thế nên chân lý phải bao gồm cả Thể-Tướng-Dụng. Nói cách khác, chân lý là Đạo Đức mà Đức Lão Tử diễn giải trong Đạo Đức Kinh, là Bồ Tát Đạo của Phật, là Minh Minh Đức của Nho. Trong Tam Kỳ Phổ Độ Cao Đài gọi là Sứ Mạng Đại Thừa.
Do đó, có thể nói cái làm cho thiên nhiên có bốn mùa là Đạo, cái dụng sinh-trưởng-thâu-tàng của tứ quý là Đức. Trong đó Đức của mùa Xuân sáng tỏ nhất, rực rỡ nhất, nên bao giờ cũng được đón chờ, ca tụng khắp nơi.
Thế gian ai cũng mừng Xuân nhưng không phải ai cũng được như Xuân, nên Thiêng Liêng thường lấy ý nghĩa mùa Xuân để diễn bày đạo đức…
Xuân là Đạo, Đạo Trời ban phát,
Đạo là Xuân, Xuân lạc thiên nhiên,
Vui Xuân vui với tâm điền,
Tiết thời hòa dịu người yên vật lành.[1]