

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
"Thầy là bực hoàn toàn vĩnh viễn, trường cửu trong cõi Hư Vô tuyệt đối. Nay vì lòng bác ái ...
-
Xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên liên tiếp trong các ngày 11 đến 13-4 luôn đầy ắp người, đầy ắp ...
-
TỪ GIÁ TRỊ TÂM LINH ĐẾN GIÁ TRỊ TÂM LINH SIÊU VIỆT Giá trị là điều mà con người quan tâm ...
-
Đạo giáo /
Đạo giáo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1o_gia Đạo Giáo Tam Thánh (ảnh)
-
I. Trends in Practicing Cao Dai Religion in the International Integration of Culture and Communication. II. Trends in Practicing Cao Dai ...
-
"Hãy giữ gìn quyền pháp đạo luật. Hãy bảo trọng Thánh thể của Chí Tôn..."
-
LẼ MỘT (The Unity – The Oneness ) LẼ MỘT TRONG GIÁO LÝ ĐẠI ĐẠO * * * Ngọc Hoàng Thượng Đế Kim Viết ...
-
Các Thánh Triết ở Ấn Độ và Trung Hoa, cũng như Do Thái, La Mã, Hy Lạp đều nhận ...
-
Đức Ngọc Lịch Nguyệt thế danh là Lê Văn Lịch, sinh ngày mùng 1 tháng 9 năm Canh Dần (14-10-1890) ...
-
Tượng Vua sám hối độc đáo nhất Việt Nam Năm nay, nhân dịp UNESCO công nhận lễ Phật đản là ...
-
Thuở ấy, ở làng Chử Xá (thuộc tỉnh Hưng Yên ngày nay) có người tên là Chử Cù Vân và ...
-
TỔNG QUAN VỀ VŨ TRỤ LUẬN ĐẠI ĐẠO 1. Nguồn gốc vũ trụ 1.1. Khái niệm về vũ trụ 1.2. Bản Thể Vũ ...
Nhịp cầu giáo lý
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 30/12/2009
Người những tưởng Cao Đài tôn giáo...
‘Người những tưởng Cao Đài tôn giáo,
Nào hay đâu Đại Đạo hoằng dương!’
Cao Đài xuất thế! Thời điểm những năm 20 người ta tưởng là sự xuất hiện của một phái đạo cầu tiên nho nhỏ.
Cao Đài ra đời! Thời điểm những năm 30, 40, 50, trong hoàn cảnh đất nước chưa độc lập, nhân dân còn nghèo khổ, người ta cho là một phong trào tín ngưỡng đi tìm chỗ dựa tinh thần, một giáo phái làm chính trị.
Cao Đài trong những thập niên kế tiếp đã thể hiện rõ nét là một tôn giáo Việt Nam, truyền bá giáo lý Tam giáo tổng hợp và đề cao truyền thống đạo đức dân tộc Việt Nam.
Đến nay, lịch sử Cao Đài chưa được 100 năm, tín đồ chưa đến 10 triệu, thế mà Cao Đài đã và đang nêu cao danh xưng "Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ".
– Có phải Cao Đài tự tôn?
– Có phải Cao Đài ảo vọng?
Không!
"Người những tưởng Cao Đài tôn giáo,
Nào hay đâu Đại Đạo hoằng dương,
Gồm thâu trăm nẻo ngàn đường,
Tam nguơn chuyển thế định phương phục hoàn."
"Hoằng" là mở rộng, làm cho phát triển; "dương" là bày ra, thể hiện, nêu lên. Ai "hoằng dương" Đại Đạo? – Cao Đài! Nhưng không phải chỉ có Cao Đài, bởi vì Cao Đài là khởi động lực của Đại Đạo trong thời kỳ này, và Đại Đạo sẽ không dừng lại ở Cao Đài giáo Việt Nam. Mọi thực thể đang vận động ngược chiều phân hóa, chuyển đưa nhân tâm thế sự hiệp nhất vào lý tưởng tiến hóa chung, cũng chính là sức hoằng dương của Đại Đạo. Hoằng dương Đại Đạo để tất cả các thực tại tôn giáo hay không tôn giáo thoát ly mọi tháp ngà nhân tạo đang tô điểm cho lòng tự tôn ngã mạn. Nên chính người Cao Đài cũng phải vuợt ra lớp áo mà quá trình sử đạo đã khoác lên theo tâm tư đối đãi ngã nhân của người tín hữu.
Thế giới nhân loại bước vào Hạ nguơn đã và đang đấu tranh, hận thù và tàn sát lẫn nhau đến cùng cực, chỉ vì muốn bảo vệ quyền lợi riêng tư, sự sống riêng tư, tư tưởng riêng tư, đức tin riêng tư; thậm chí chiếm đọat hay hủy diệt lẽ sống vật chất, tinh thần đối phương.
Đại Đạo hoằng dương để loài người chấp nhận phá vỡ những hàng rào tư kỷ, nhìn nhận mọi thành quả nhân văn, kết hợp các nền văn minh để đưa con người lên tầm mức tiến hóa toàn diện và xứng đáng là "thiên hạ tối linh".
Đại Đạo hoằng dương, trước hết khai minh điểm đạo nơi mỗi con người, để ánh sáng thiên lương xóa tan bóng tối vị kỷ, mở rộng tình thương đại đồng, để thu hoạch những gì còn lại trên đường bánh xe lịch sử đi qua.
Chỉ còn lại những giá trị phổ quát, những động lực tiến hóa chung, một nền văn hóa thiện mỹ muôn màu muôn vẻ toàn cầu, một nền văn minh nhân bản của toàn nhân loại.
Đại Đạo hoằng dương để con người tự phát hiện và bảo tồn, phát huy những giá trị ấy.
Đại Đạo không phải là tôn giáo lớn. Cái lớn của Đại Đạo là khả năng nối kết con người với con người; dân tộc với dân tộc, đồng thời phát huy vô hạn bản vị nhân sanh.
Một khi thực chứng được Đại Đạo, loài người sẽ tận hưởng một nền văn minh đạo đức tại thế gian và tiếp tục tiến hóa tâm linh xuất thế gian. Bởi vì lúc ấy đương nhiên con người thể nhập được vào Bản thể đại đồng nhân loại, và hơn nữa, vào Bản thể vũ trụ.
Nên Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đã dạy: "Ý thức hệ chơn chính Đại Đạo đã quá sáng tỏ, làm chói mắt cả thế nhân; rồi nhân thế lại tưởng tượng rằng chân lý của Đại Đạo chỉ là ánh sáng trong tầm mắt hạn hẹp, hay tưởng tượng quẩn quanh của riêng mình mới thật đáng thương. Cao Đài không là Cao Đài, đó chính thị là Cao Đài."
Đại Đạo hoằng dương trong thời kỳ này hay Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, có thể hiểu là công cuộc phủ định cái hữu hạn, đồng thời khẳng định và khai mở cái vô hạn trong cái hữu hạn của con người và cuộc đời.