Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  •  Thánh ngôn Đức Chí Tôn đêm Noel năm Ất Sửu 1925 : "Đêm nay phải vui mừng vì là ngày Ta ...


  • Đại Đạo là con đường rộng lớn nhứt để đưa nhân loại đến đại đồng thế giới, không kỳ thị ...


  • Đình làng - văn hóa Việt Nam / Sưu tầm từ danangpt.com.vn

    Thế kỷ XVIII, Việt Nam có khoảng 11.800 làng xã. Mỗi làng có một cụm kiến trúc nghệ thuật tôn ...


  • Quan Âm Tự (Phú Quốc) / Nhịp cầu giáo lý

    Phú Quốc là một hải đảo lớn ở miền Nam nước Việt (rộng 567km2, cách Hà Tiên 40km) nằm trong ...


  • Thời đại ngày nay, sự phân hóa tư tưởng loài người đã cùng cực; lòng tự tôn ngã mạn khiến ...


  • Cảm hoài dòng Sử Đạo / Nhịp cầu giáo lý

    Đại Đạo TKPĐ khai mở chưa được một thế kỷ, thế mà khi lần giở những trang sử đạo người ...


  • Ấn giáo nêu lên bốn phương pháp giải thoát (moksha) gọi là yoga hay mârga.


  • Hoàng cực / Huệ Nhẫn

    Trong nhiều Kinh sách Nho Giáo, từ Hoàng Cực đã được trân trọng nhắc đến. Hoàng Cực được xem như ...


  • Chữ KHÔNG / Đức Lễ

    Trong Đại Thừa Chơn Giáo, Thầy có dạy: Muôn vật thế gian chẳng vững bền, Có thì hư hoại mấy hồi nên, KHÔNG ...


  • Mùa Trung Nguơn tháng 7 năm Quý Tỵ 1953, tại Thánh tịnh Tam Thanh – Cao Minh Quang ở Long ...


  • Tóm lược. Dựa trên những nét đẹp đạo đức trong truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam, kết hợp ...


  • Ngày 17-5-Bính Dần, Ngài được Ơn Trên phong phẩm Phối Sư phái Thượng (Thượng Tương Thanh), đến 3-7-Bính Dần Ngài ...


21/03/2006
Nguyễn Quang Thoại

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 31/12/2009

Niềm tin tâm linh của con người và tôn giáo

1. NIỀM TIN TÂM LINH
Chúng ta thử đặt câu hỏi: Con người từ đâu tới, tới đây để làm gì và cuối cùng đi về đâu?
Kinh Thánh đã viết: Thượng Đế sinh ra con người từ hình ảnh bất diệt của Ngài.
Sách vở huyền môn cũng viết: điều mà chúng ta cho là một đời người thật ra chỉ là một ngày nhỏ trong một kiếp sống kéo dài vĩnh viễn thiên thu (vì con người trải qua nhiều kiếp hay linh hồn sống triền miên mãi trong thời gian muôn thuở và không gian muôn phương).
Trong thế giới hiện hữu chúng ta đang sống luôn luôn tác động bởi ba thể: thể rắn, thể lỏng, thể khí. Đây là việc mà không ai có thể phủ nhận được. Vậy nếu có những thể khác thanh nhẹ hơn thì ta không thể thấy được vì các thể này có tầng số rung động cao hơn, do đó ta không nắm bắt được, hơn nữa giác quan của ta bất toàn nên ta không thể thấy một số dữ kiện ở tầng số cao hơn, ngoại trừ các nhà ngoại cảm. Người phương Đông đã ý thức được điều này từ lâu, nên có những bậc cao tăng qua công phu tu luyện đặc biệt đạt đến chỗ cao thâm thể chứng được dữ kiện ở tầng số cao hơn, mà ta thường gọi là người có thần thông quãng đại. Ngược lại cũng có những người không được điễn lành ban bố nên không có niềm tin, họ chỉ tin những sự việc qua hình tướng thực tế và họ không tin những gì họ không thấy.

Biểu tượng huyền học
Thế nhưng trong thực tế có những thứ chúng ta không thấy nhưng nó lại là cái có thật, chẳng hạn như, trên thế gian này thứ quý nhất, quý hơn cả kim cương, nhưng chúng ta không thấy, thì nó lại là cái có thật ... đó là không khí, nó quý hơn kim cương vì không có kim cương chúng ta cũng không chết, nhưng thiếu không khí trong vòng năm phút là chúng ta không chịu nổi, và nếu thiếu trong thời gian dài hơn nữa thì mạng người kể như lìa trần. Chính không khí là thứ mà Thượng Đế ban đều cho muôn loài vạn vật không tính toán thương ghét để ban ít hoặc nhiều. Ngoài ra còn những thứ có thật mà mắt ta không thấy được như: sóng siêu âm, tín hiệu thông tin, từ trường của địa cầu, hay dòng điện đang chạy hoặc sự khổ đau trong tư tưởng con người, v.v... đó là những thứ có thật. Vậy không thể nói là những gì mắt ta thấy, tai ta nghe ta mới tin mà ta bị buộc phải tin ngay cả những thứ mà mắt ta không thấy như trên đây đều là thứ có thật!
Trong thời đại văn minh, loài người chỉ tin vào khoa học. Khoa học là trên hết, con người làm chủ khoa học; vật chất do con người phát minh và tạo nên. Từ đó con người sống theo lối thực dụng, không xem trọng thuần phong đạo đức của xã hội, không nghĩ đến nhân quả, luân hồi nên không kinh sợ thiên nhiên và từ đó dễ sai phạm vào tội ác, mà ngày nay tội ác đang bao trùm khắp toàn cầu là nét đặc trưng nhất – cho thấy sự tai hại vì con người mất niềm tin vào Thiêng Liêng.
Nhưng nếu suy nghĩ kỹ ta sẽ thấy, sự phát minh hay sáng chế, chỉ là do trí thông minh của nhơn loại, tích lũy từ nhiều kiếp trước, phối hợp với sự hiện hữu của thiên nhiên mà hình thành. Khoa học có thể lợi dụng động năng của nước mà biến thành điện; lợi dụng ánh sáng mặt trời tạo thành năng lượng; lợi dụng dầu khí chế ra xăng, dầu để chạy các thứ máy; lợi dụng tính phóng xạ của một số nguyên tố để chế bom nguyên tử... Nước, ánh sáng, dầu khí đều là sản phẩm có sẵn trong thiên nhiên, con người chỉ có sử dụng sự hiểu biết thông minh của mình mà chính não bộ của con người cũng là thứ do Thiêng Liêng ban phát rồi chế biến gia công mà thôi.
Từ những nguyên tố có sẵn trong thiên nhiên, các khoa học gia có thể tổng hợp nhiều thứ hoá chất khác nhau, nhưng họ không thể tạo ra nguyên tố thiên nhiên được. Hơn nữa, chính các nhà khoa học cũng mang sứ mạng thiêng liêng để đến cảnh trần này phục vụ lợi ích cho cuộc sống nhân sinh.
Thường tình chúng ta chỉ biết có ngọn, mà không biết gốc, chỉ thấy kết quả mà không hiểu nguyên nhân. Người phát huệ thấy có ánh sáng là biết phải có mặt trời, thấy con cháu là biết có tổ tông, thấy nhật, nguyệt, tinh tú và muôn loài vạn vật trên thế gian mà biết có một Chúa Tể càn khôn. Biết ngọn tìm gốc, uống nước nhớ nguồn, biết thân hậu thiên do cha mẹ sinh ra, thì cũng phải biết linh tánh tiên thiên của mỗi người đều do Thượng Đế phú ban. Trong Thánh Kinh có chép: Trời của Chúa, đất cũng của Chúa. Hoàn vũ và muôn loài do Chúa dựng nên.
Trở lại vấn đề là nếu các sự vật, dữ kiện ở thể khác vì thanh nhẹ hơn thì làm sao ta có thể thấy được vì các thể này có tầng số rung động cao hơn, nên ta không nắm bắt được. Thật ra nguyên lý của nó rất giản dị. Người nào biết rèn luyện tinh thần, biết cách phát triển những khả năng tinh thần thì họ sẽ có các quyền năng về tinh thần. Nếu chúng ta biết rằng thể tinh thần cũng giống như thể vật chất (thể xác) đều có những giác quan riêng biệt thì chúng ta sẽ hiểu điều này . Nếu thể xác có thị giác thì thể tinh thần cũng có một thể thị giác tương tự, nhưng đây là một thị giác đặc biệt có thể nhìn thấy cái gì mà nhân quan không thể nhìn thấy được. Do đó mới có các nhà ngoại cảm mà trong thời gian vừa qua tại Việt Nam đã tìm ra được một số mồ mả liệt sĩ và thân nhân đồng bào thông qua thị giác của thể tinh thần mà khoa học không thể hiểu thấu. Người Tây Tạng gọi đây là thần nhãn hay con mắt thứ ba. Sách vở huyền môn Tây Tạng nói rằng, thể tinh thần có những giác quan tương ứng với những giác quan của thể xác, nhưng bao trùm một giới hạn bao la rộng rãi hơn nhiều. Các danh sư Tây Tạng gọi đó là năng khiếu mà con người có thể sử dụng được nếu họ biết cách chủ trị tinh thần, khai triển các giác quan này .
Dĩ nhiên những người khai mở những quyền năng đó có thể ý thức được nhiều điều mà người thường không thể biết được. Chính nhờ khai mở được các giác quan đặc biệt này mà các danh sư Tây Tạng đã nghiên cứu về đời sống ở cõi giới bên kia. Cõi giới mà chúng ta thường gọi là cõi "chết" hay "bên kia cửa tử". Họ xác định rằng chết không phải là chấm dứt của kiếp sống, mà chỉ là một bước đi từ giai đoạn này qua giai đoạn sống khác. Xác thân chẳng qua là phương tiện để phục vụ tinh thần và để liên lạc với cõi trần, nếu không có nó thì phần tinh thần không thể liên lạc với cõi trần được và dĩ nhiên là không thể có ảnh hưởng vì cõi trần hay cõi hạ giới là cõi Tượng Thiên (vũ trụ gồm ba cõi: Lý Thiên, Khí Thiên và Tượng Thiên).
Cõi trần là một trường học hết sức quan trọng để linh hồn học hỏi, kinh nghiệm và những điều học hỏi đều lưu vào ký ức tâm linh (nghiệp lành, dữ) một thứ ký ức vô giới hạn.
Chỉ riêng ở cõi trần (cõi nhị nguyên) người ta mới có thể thực hiện sự học hỏi và áp dụng thực hành những điều đã học. Ở những cõi khác vì sự cấu tạo của nguyên tử quá thanh, quá nhẹ nên việc học hỏi chỉ có tính cách lý thuyết chứ không thể thực hành được.
Do vậy điều chúng ta cần biết là những người mà ta cho rằng đã chết thực ra không hề chết, họ không hề xa lìa chúng ta, vẫn ở cõi trần nhưng chúng ta không thấy được vì họ luẫn quẫn trong một môi trường thanh nhẹ hơn môi trường mà hiện nay chúng ta đang sống.

2. NGUYÊN NHÂN XUẤT HIỆN TÔN GIÁO
Chúng ta đang ở thời kỳ đầu của thế kỷ 21 và đang vào thiên niên kỷ thứ ba, một thời đại có thể nói là huy hòang nhất trong lịch sử văn minh nhân lọai, với sức sáng tạo của con người lên đến đỉnh cao, nhưng cũng có thể nói đây là giai đọan mà con người đang phải đối diện với vô vàn tai họa khủng khiếp triền miên chưa từng có. Cũng do tư tưởng vọng động xấu xa của con người kết thành trược khí theo định luật cảm ứng và những trược khí ngút ngàn đó đã cảm biến tạo ra thiên tai dồn dâp khắp nơi trên trái đất, đói khổ lan tràn, bệnh tật gia tăng, và cũng do lòng tham lam ích kỷ của con người mà môi trường sinh thái bị hủy diệt, trong khi con người cũng vì cái TA của mình, vị kỷ của bản ngã đã quay lưng lại với nhau để tranh dành hơn thua, được mất và tạo nên cảnh khủng bố giết chóc, thảm sát lẫn nhau đưa nhân loại đến bờ hủy diệt toàn cầu…

Phải chăng tòan cảnh bức tranh tai họa của nhân loại ngày nay vẫn không có lối thoát, như trước đây khi chưa tu thành Phật, Thái Tử Tất Đạt Đa đã từng nói: Cuộc đời không phải là vấn đề để giải quyết. Mà là hiện thực để nhận thức. Vì thực tế cho thấy trên thế giới, người ta cố giải quyết hết nạn chiến tranh ở nơi này thì lại xảy ra chiến tranh ở nơi khác.

Sau khi học hiểu được đạo lý thì ta mới biết rằng đó là do nghiệp quả từ ngàn xưa của nhân loại tạo nên, đã là nghiệp quả thì nó cứ tạo ra và phải nhận lãnh nó cứ tồn tại mãi trong vòng lẩn quẩn:
Khổ sanh tử cứ gieo cứ gặt,
Kích luân hồi trói chặt lôi đi,
Chuỗi đời khổ não ai bi,
Cũng do chấp ngã cũng vì vọng tâm.
Và nếu con người biết nhận thức rõ những rối rắm của cuộc đời là do nghiệp quả, để không tạo nghiệp xấu nữa theo như như Thái Tử Tất Đạt Đa đã từng nói thì nạn chiến tranh mới chấm dứt được, do vậy lời nói này đúng là lời vàng ý ngọc, nhưng có mấy ai nhận thức và làm theo.
Trên thế giới này, ngòai số người sống theo thực dụng để hưởng thụ do vô minh lôi cuốn, thì cũng có một số người băn khoăn, ray rứt khi đứng trước một thực tế phũ phàng đầy dẫy đau thương, mất mát cứ níu kéo triền miên, từ khi mở mắt chào đời người ta ai cũng phải cất tiếng khóc cảnh báo về sự đau khổ của cuộc đời, như nhà thơ Nguyễn Công Trứ đã viết:
Thoạt sinh ra thì đà khóc choé,
Trần có vui sao chẳng cười khì.
Khi hỉ nộ, khi ái ố, lúc sầu bi,
Chứa chi lắm một bầu sinh dục!
Và chính những người nhận ra cảnh khổ cũng không giải quyết được bằng chính nhận thức, cảm tính, lý trí của mình cho nên họ cần tìm đến tôn giáo. Và cũng từ sự thể hiện nhu cầu tâm linh của con người mà Đấng Đại Từ Phụ phân thân thành các vị Giáo Tổ để đến trần gian lập ĐẠO cứu đời: "Trời vì thương chúng sanh khổ não./ Bèn khai sinh Đại Đạo cứu đời." Từ đó tôn giáo xuất hiện. Trong bài Đại Đạo Luận, Đức Thái Thượng Đạo Tổ có dạy:
Cơ Đạo chuyển pháp linh ứng hoá,
Độ quần sinh tất cả an nhàn.
Đời còn tai biến thảm thang,
Người người ưa chuộng theo đàng hư danh.
Bỏ đạo đức tu hành luyện tập,
Toan lẫn nhau bẫy rập hại đời.
Động lòng ngôi cả Chúa Trời,
Thương đàn con dại cãi lời nhủ khuyên.
Phế Ngọc Kinh giáng miền trần thế,
Đem Đạo huỳnh phổ tế chúng sanh.
Dạy cho thấu đáo cội nhành,
Phục hưng Tam giáo ban hành lý công.
Và từ đó tôn giáo xuất hiện và là hiện tượng không thể thiếu trong đời sống lòai người, từ ngàn xưa và cho mãi đến ngàn sau, tôn giáo vẫn tồn tại với con người cho dù con người có quay lưng lại, có phủ nhận tôn giáo, hay tiến bộ văn minh đến đâu chăng nữa, thì con người vẫn phải cần đến sự giáo hoá tâm linh từ tôn giáo.

3. CỨU CÁNH CỦA TÔN GIÁO
Tôn giáo đi cùng với lịch sử loài người như là một chỗ nương dựa tinh thần của con người trong cuộc sống trần gian đang đầy dẫy những bất trắc. Tôn giáo xuất hiện từ trong xã hội lòai người, từ sự khao khát muốn hiểu được số phận của chính mình, con người từ đâu tới? Tới đây để làm gì, và sau khi chết con người sẽ đi về đâu? Làm sao thóat khỏi những đau khổ của đời người: sanh, lão, bệnh, tử? Đấy là những vấn nạn khó trả lời nếu không để tâm linh hướng vào một tôn giáo là sự thăng hoa cao nhất của tín ngưỡng với một cứu cánh rõ ràng ngay từ khi bắt đầu hình thành với sự chứng ngộ của vị giáo chủ khai sáng. Ơn Trên cũng đã dạy:
Sanh ra rồi chết, chết đi đâu,
Xác thịt rã tan chẳng mấy lâu;
Linh tánh tinh anh trên cõi thượng,
Sao không mượn ĐẠO luyện tâm mầu?
Cứu cánh của tôn giáo là mở ra con đường, dẫn dắt con người tìm đến chân lý là giải thoát khỏi những khổ đau ràng buộc của cõi thế gian, giúp con người tìm đến những nấc thang tiến hóa cao hơn trong đời sống tâm linh.
Tôn giáo bắt buộc gắn liền với đức tin hay sự tín ngưỡng, nhưng trong ý nghĩa rốt ráo của tôn giáo, tôn giáo phải giúp con người đạt đến trình độ tâm linh siêu việt chứ không phải để con người lạc lầm trong những mê tín mang tính thần quyền. Nói rõ hơn, tôn giáo nương theo lòng người trong kiếp sống và chỉ cho con người con đường tự hòan thiện hóa bản thân mình để con người trở nên sáng suốt, hướng tâm linh đến chỗ cao thượng với đầy đủ phẩm hạnh công bình, bác ái, từ bi. Từ đó con người góp phần vào việc xây dựng một xã hội lòai người an lạc và thương yêu trong đức háo sanh của Tạo Hóa. Hơn thế nữa nếu tôn giáo phổ truyền giáo lý và pháp môn chính thống có thể đưa con người thoát ra khỏi lục đạo luân hồi, rời bỏ bờ mê trở về với bến giác, tức là sống phù hợp với lẽ Trời mà theo Giáo lý Cao Đài chính là đạt ĐẠO, là cứu cánh cuối cùng của tôn giáo.

4. NHỮNG YẾU TỐ HỢP THÀNH TÔN GIÁO
Một tổ chức tín ngưỡng để có thể được công nhận là một tôn giáo phải hội đủ các yếu tố sau:
Có Đấng Giáo Chủ lập giáo.
Có pháp môn, giáo lý, tín đồ.
Có tôn chỉ, mục đích, lập trường.
Có hệ thống tổ chức, luật Đạo.
Có nghi lễ thờ phượng.
Vì thế hiện nay có nhiều tổ chức tín ngưỡng dưới tên gọi là giáo phái có thể lên đến hàng ngàn nhưng số tôn giáo thì không quá mười ngón tay.
Trong ý nghĩa đó, các tôn giáo đã lần lượt ra đời trong thời Nhất Kỳ, rồi Nhị Kỳ phổ độ dưới nhiều hình thức khác nhau do không gian và thời gian khác nhau, nhưng tựu trung cũng quy về một, tức Đạo hay Thượng Đế.
Đạo là ngôi Thái Cực, hóa "Một, Hai" tức sanh Lưỡng Nghi; "Hai, Bốn" tức sanh Tứ Tượng, sanh Bát Quái, phối kết Ngũ Hành phân định Trời Đất và vạn vật.
Vậy Đạo là gì? Đạo chính là tuyệt đối thể, là bản thể thường hằng đã sinh xuất ra vũ trụ, vạn hữu và luôn luôn tiềm ẩn trong lòng vạn hữu.
- Ki Tô giáo tin Thiên Chúa ngự trong lòng con người như lời Thánh Paul: Chúng ta sinh động và hiện hữu trong Thượng Đế.
- Ấn giáo chủ trương: Thân xác con người là thành trì của Thượng Đế.
- Hồi giáo lại viết trong kinh Coran: Thượng Đế gần con người hơn tĩnh mạch con người.
- Lão giáo cho rằng: Thiên tại nội, nhân tại ngọai.
- Nho giáo tin có Trời ngự trong tâm hồn con người gọi là Thiên tính.
- Phật giáo không dùng chữ Trời mà dùng chữ Chân Tâm, Như Lai mà Như Lai chính là bản thể vô sở bất tại của vũ trụ quần sinh. Kinh Lăng Nghiêm còn gọi là Nguyên Thường, tức căn nguyên hằng hữu, là Chân Tâm của vạn hữu.
Như vậy, từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim dù dưới hình thức nào, dù dưới danh xưng nào, các tôn giáo cũng đều nhìn nhận chân lý: có một Đấng Toàn Tri Toàn Năng ngự ngay trong con người, là điểm Linh Quang đầu tiên tạo nên muôn lòai vạn vật.
Ngày nay, Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ được chính Đức Thượng Đế khai mở trong thời hạ ngưon mạt kiếp nhằm cảnh tỉnh con người nói chung và các tôn giáo nói riêng tinh thần vạn giáo đồng nhất lý để con người chấm dứt những ngộ nhận mà tìm đường quay trở về Đạo, là lẽ hằng thường bất biến hay nói khác hơn là dắt dìu chúng sanh tầm phăng lại mối giềng đã có xưa kia. Trong bài Đại Đạo Luận, Đức Thái Thượng Đạo Tổ cũng dạy:
Nay Chí Tôn lập thành Đại Đạo,
Hiệu Cao Đài phục đáo linh căn.
Trời hôm nhờ ngọn huệ đăng,
Dắt dìu sanh chúng tầm phăng mối giềng.
Hiểu được rằng con người cũng như muôn lòai vạn vật đều từ một cội nguồn Thượng Đế, tức tôn giáo cho dù dưới hình thức nào, thời đại nào cũng không thể đi ra ngòai Lý duy nhất là Đạo. Tôn giáo chỉ là phương tiện để đạt Đạo, như lời dạy của Đức Chí Tôn: "Đạo là vô vi vô hình, còn tôn giáo là cái cửa. Mỗi người muốn thành Phật Tiên phải chun qua cái cửa ấy mà vô trong mới tới Đạo." (Đại Thừa Chơn Giáo, tr. 97; 01-9 Bính Tý, 15-10-1936)

Và Đức Lý dạy như sau:
Tôn giáo ấy cửa vaò tìm Đạo,
Đạo là đường hoài bão nhơn sanh.
Người tu ý thức tri hành,
Hễ vào cửa Đạo chí thành mà tu.
Thiên Lý Đàn, 20-5 Ất Tỵ (19-6-1965)

Vậy tôn giáo là cánh cửa, người tìm Đạo phải bước qua. Lý Đạo có thể biểu hiện dưới các hình tướng và tên gọi khác nhau đó chính là tôn giáo.

Đức Chí Tôn có dạy: "Tôn giáo chỉ là một phương thức tổ chức, là một sự sắp đặt có đường lối được mệnh danh theo từng thời kỳ khai lập cho Lý Đạo truyền thành."

Hay Đức Vạn Hạnh Thiền Sư có dạy: "Tôn giáo là phương hướng giáo thuyết để dạy đời nhìn thấy những gì thiêng liêng cao cả. Chẳng những chỉ ở phần tâm linh tối thượng, mà tôn giáo còn dạy người đời xem nhau như ruột thịt huynh đệ đại đồng." (Minh Lý Thánh Hội, 08-9 Kỷ Dậu, 18-10-1969)

Như vậy, như Thầy dạy: "Tôn giáo là con thuyền đưa khách mà Đạo là bến đỗ. Các con thuyền cuối cùng cũng xuôi về bến đỗ." (Nam Thành Thánh Thất, 01-01 Tân Hợi, 1971)

Con đò là tôn giáo, người tu càng lâu năm giác ngộ càng cao thì phải cởi bỏ dần hình tướng để cuối cùng khi đã đến bờ giác rồi phải mạnh dạn rời bỏ hẳn con đò đạt đến chữ "không" là đắc Đạo. Với ý nghĩa đó Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn có dạy:

Người muốn tu hành Lão chỉ cho,
Qua sông phải tạm mượn con đò;
Sang bờ vạn pháp nên rời bỏ,
Một túi càn khôn vạn chưởng cơ.
Vĩnh Nguyên Tự, 10-6 Bính Thìn.
Hay như Đức Chúa Ki Tô cũng đã dạy:
Thế gian ai cũng qua Đò,
Sang bờ giác ngạn lần dò đi lên.

Một lần nữa chính Đức Thượng Đế khẳng định: "Thầy là các con, các con là Thầy." Chúng ta là tín hữu phải chiêm nghiệm và hiểu cho thật rõ ý nghĩa lời dạy này của Thầy và ý thức được rằng Thầy mở Đạo lần này là chuyến đò chót để đưa nhân sanh từ bờ mê qua bến giác.

Trời chiều đò chót rán qua mau,
Trễ chuyến này đây khổ biết bao,
Bốn hướng mịt mù không nẻo tới,
Năm nơi hắc ám khó đường sau.
Cọp beo đùa giỡn trên rừng rậm,
Trăn rắn đùa bơi dưới vực sâu,
Chỉ xuống thuyền ông là thoát chết,
Kêu nhau mau xuống xuống qua mau!

Và đây cũng là chuyến đò chót trong Kỳ Ba Phổ Độ nên nhiều lần Đức Mẹ giục giã chúng ta:
Con chớ có dần dà trễ bước,
Trễ bước rồi không được an thân;
Muôn năm mới có một lần,
Lần Ba không gặp vô phần lắm con.
 
Nguyễn Quang Thoại

Biết đạo ai ơi biết lẽ Trời,
Đừng nên mong vọng chuyện xa khơi,
Tu nhân kết quả nhân hành thiện,
Tích đức công dày đức độ đời.

Đức Đại Đồng Tổng Lý , Huờn Cung Đàn, 01-4 nhuần Quý Mão, 22-5-1963

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây