Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
SOMMAIRE Préface de la version française ............................. 6 Préface de la version vietnamienne ...................... 8 I Lexique ............................................................... 10 II Buts et Principes Directeurs ...
-
Thánh giáo Cao Đài đã viết : "Nguyên thỉ con người không tự có tôn giáo, vì tự trong sâu ...
-
Tổng hợp và tóm lược thánh giáo của Đức Đại Tiên Lê Văn Duyệt: tại: _ Nam Thành Thánh Thất, 31-3-1969 ...
-
. . .Hôm nay Bần Đạo đến đây phân tách những nét chính của những giai đoạn của đời người ...
-
Những năm cuối của thế kỷ XX có nhiều nhà nghiên cứu đã tiên đoán rằng thế kỷ XXI sẽ ...
-
Điểm tô Đạo Trời về mặt hình tướng là làm sáng danh Thầy, danh Đạo về mặt hình thức bằng ...
-
Đến chiều tối 22-12, "ông đồ thời @" Trịnh Tuấn đã thực hiện được hơn 2.200 câu thơ Truyện Kiều ...
-
Các con tu luyện là để biết sống cái sống chơn thường tự nhiên tự tại của các con. Sanh ...
-
Sứ mạng ĐĐTKPĐ là sứ mạng cứu độ toàn diện cho thế giới nhân lọai, nghĩa là chủ trương vừa ...
-
Bất kỳ trong xã hội nào trên hoàn cầu này, đều có cảnh trạng : người thì nhà cao cửa ...
-
Tam Qui /
Theo giáo lý nhà Phật, Tam Qui là qui y Tam Bảo gồm: "Qui Y Phật, Qui Y Pháp, Qui ...
-
THÁNH GIÁO tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 14-02 Giáp Dần (07-3-1974)
HƯNG ĐẠO VƯƠNG
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 06/02/2007
Hoán tỉnh Xuân hồn
Xuân khứ, Xuân lai, Xuân bất tận,
Vật di, vật hoán, vật vô cùng;
Gác mây hồng men gót đến trần trung,
Thời tiết vẫn đang Xuân, muôn vật đồng hớn hở.
Hoa ngũ phúc bên vườn phơi rỡ rỡ,
Khí tam dương trước cửa rạng choang choang.
Kìa bướm ong lập lũ gầy đoàn,
Con thì dọc, con thì ngang, rộn rực cũng là toan, toan hớp nhụy.
Tô tửu song bôi mãn mục sơn hà lưu mộng túy,
Đan tâm nhất phiến cảm hoài dân quốc hữu ưu nhàn.[1]
Vẽ vời thay cẩm tú giang san,
Kìa sông dọc, kìa núi ngang, non nước vẫn chứa chan hồn cám cảnh.
Kìa bầy cá quay đầu về biển thánh,
Nọ đoàn chim chấp cánh tận ven trời.
Đua nhau cây cỏ reo cười,
Nào già trẻ, nào gái trai, hớn hở vui chơi, đưa đón rước mời Xuân đến cửa.
Trống Tây Phố [2] giục chừng Xuân nữa nữa,
Ngựa Đông Hoàng [3], vó ngựa bước phăng phăng;
Chúa Xuân đã đến rồi chăng ?
Hồng tía muôn ngàn chung hạnh phúc;
Phong cảnh hữu tình lưu mãn mục,
Tinh thần cảm hứng tác văn chương.
Chào Xuân năm bảy tiếng Xuân dương,
Xuân dẫn lối, Xuân đưa đường, đánh thức hồn Xuân mau tỉnh tỉnh,
Nam Quốc phong cương giai hữu định,
Đông Châu thảo mộc thử vô cùng; [4]
Nước non kia dầu có riêng buồn,
Mà thời độ đã đến Xuân, cũng vui mừng Xuân mới phải.
Á Châu đắp sơn hà nên mấy dãy,
Âu phong đà đưa đẩy gió văn minh;
Nam ta hồn nước có chăng linh?
Mượn đất Á vá trời Âu để cảm tình Xuân biết chứ ?
Cờ thế giới sắp xong, mời Xuân đánh thử,
Vô pháo đầu chực sẵn, ngựa nhử xe ra.
Nhộn nhàng thay, chốt chửa dám qua,
Trắng bảo thủ, đỏ xông pha, cuộc thành bại cũng đà lâu lắc thật !
Tiếu tiếu ai ta hồ Nam Quốc, tinh thần không mà vật chất cũng không,
Ưu ưu thu vũ, thống thiết giả tây tông, thành lũy chắc, rồi tan tành đây cũng chắc!
Cuộc xe pháo nổ bùng ra bốn mặt,
Biết ai chừ dìu dắt, dắt nhau ra ?
Hội rồng mây, Nam Bắc vẫn chung nhà,
Trông Xuân tới, đợi Xuân qua, mở miệng chào Xuân đà ngỡ ngại.
Kình ngạc lưỡng trung du Bắc Hải,
Long xà nhứt diện đối Nam San [5];
Cá Biển Hồ trợn mắt phùng mang,
Cũng đón rước Xuân lang [6] về Thủy Phủ.
Núi Ngũ Phụng [7] chim kêu vượn hú,
Sông Cửu Long gió vũ mưa vần;
Chào Xuân nhắn hỏi cố nhân [8],
Trời đất thế, có chăng người đấy nhỉ?
Kìa núi Ngự lẫy lừng ba lũ khỉ, lớp bồng con, lớp cõng cháu, hỉ hỉ xuân lai.
Nọ sông Hương, lộp cộp mấy ông chài, lúc giăng lưới, khi thả câu, cảm hoài vân thủy.
Xúc cảm hữu hoài nam tử chí, này gió đưa, này mưa đón, trông ngũ hành mà nghĩ đến non sông.
Tin nhạn kêu văng vẳng trước non Hồng [9], tiếng thì đợi, tiếng thì trông, cám cảnh lại đau lòng cho nỗi nhạn;
Giọng quốc khóc oan oan bên bãi Phố [10],lúc thì vui, lúc thì khổ, thống tâm [11]rồi thẹn hổ với loài chim.
Quốc phong tự cổ chí kim, lúc lại nổi, lúc lại chìm, dễ gì xem kia thế vận.
Trông núi Tản, lão tiều ngơ lại ngẩn;
Ngắm sông Lam, thuyền bách vẩn rồi vơ.
Nước non muôn dặm mịt mờ,
Ngắm dưới biển, ngó trên bờ, lai láng Nhĩ Hà sông một dải [12].
Cẩm tú giang san ? À phải phải,
Á Châu này kể lại mấy sơn xuyên,
Hoành Tân[13], Hương Cảng, Triều Tiên, muôn rạch cũng qui nguyên về biển cả,
Đoái non nước, đẹp là cha chả chả !
Ngắm nhơn tình, cười đã hả ha ha !
Hỏi Xuân, Xuân mấy tuổi già ?
Xuân đưa lại, lại rồi qua, xuân với ta là tri kỷ.
Tứ hải vân bình[14] thị anh hùng chí khí, hỏi thăm người Úc, Mỹ có Xuân chăng ?
Cửu Châu[15] sự nghiệp trí quân tử đa năng, nhắn nhủ khách phong trần hay biết với.
Xuân nay tới, Hè mai đây cũng tới, tới Xuân Hè rồi tới Thu Đông;
Thử xem trời đất non sông, cuộc dâu bể đổi thay: hoại, không, thành, trụ.
Cảnh trí ấy, thú đà ra lý thú,
Hỏi thăm người Tử phủ Tiên bang [16],
Phải chăng Xuân sanh Hạ trưởng Đông tàn; tranh vân cẩu hiệp rồi tan mơ màng chi giấc mộng.
Thôi thì: Chúa Xuân đã phất cờ giục trống, hỡi anh em chèo chống lấy bươn bươn;
Chơi Xuân ai thấu đoạn trường, bao nhiêu ghét, bấy nhiêu thương, nhơn tình đà lãnh ảo [17];
Cực lạc quốc thử do phiền não,
Thái bình thiên nghiệp tạo chiến tranh;
Kề bên tai em dặn nhỏ cùng anh,
Khôn cũng hại, dại cũng nguy, thôi thì ta quyết tu trì cho xong phận.
Lôi Âm cổ thiên kinh địa chấn,
Bạch Ngọc chung cải vận tạo thời [18];
Bể hồng trần, thuyền Bát Nhã chèo bơi,
Rọi đáy nước, ánh mây trời muôn vật vẽ vời vân cẩm tú.
Đánh Xuân dậy, đừng cho Xuân ngủ,
Rủ Xuân về bến cũ quê xưa;
Hứng Xuân hứng mấy cho vừa,
Sau không rước, trước không đưa, Xuân đến sớm, Xuân về trưa chi trối mặc [19].
Kêu gào khách Đông Tây Nam Bắc,
Cuộc hòa bình vững chắc trong tay,
Dân Nam nầy hạnh phúc thay !
Ơn Xuân xin hẹn có ngày giả ơn.
Nước trí non nhơn,
Thế vận tuần huờn,
Thánh xuất Khảm phương [20].
NGÂM:
Xa xôi muôn vạn dặm trường,
Tang bồng nặng gánh trên đường thiên luân.
Xuân xuân ! Thiên hạ đều xuân !
Thú Xuân là cái thú chung mọi người,
Mênh mênh dưới đất trên trời.◙
( Trích đăng từ Tạp Chí Cao Đài Giáo Lý/CQPTGL số 1 năm Ất Tỵ 1965 )
CHÚ THÍCH
[1] Tô tửu song bôi mãn mục sơn hà lưu mộng túy, Đan tâm nhất phiến cảm hoài dân quốc hữu ưu nhàn :
* Tô : sống lại, tỉnh lại. Tô tửu : rượu thức tỉnh. Song bôi : hai chung, hai ly. Mãn mục : đầy mắt; ý nói nhìn rõ tất cả (ở đây mãn mục được dùng như động từ, đối với từ cảm hoài ở câu dưới). Lưu mộng tuý : giữ lại cơn say trong giấc mộng.
* Đan tâm : lòng son. Nhất phiến : một mảnh, một tấm. Ưu nhàn : nhàn nhã trong âu lo; tuy âu lo nhưng cũng có lúc nhàn nhã.
Đại ý: [Uống] hai chung rượu tỉnh, nhìn trọn khắp cả núi sông, giữ lại cơn say trong giấc mộng. [Mang] tấm lòng son, cảm hoài dân chúng và quốc gia, tuy âu lo nhưng cũng có lúc nhàn.
[2] Trống Tây Phố : (chưa rõ điển cố này, xin tồn nghi).
[3] Ngựa Đông Hoàng : (chưa rõ điển cố này, xin tồn nghi).
[4] Nam Quốc phong cương giai hữu định, Đông Châu thảo mộc thử vô cùng :
* Nam Quốc : nước Nam, tức Việt Nam. Phong cương : cương thổ, bờ cõi.
* Đông Châu : châu lục ở phía Đông, có lẽ ám chỉ Đông Á. Đại ý: Bờ cõi nước Việt Nam có sự định sẵn rồi, cây cỏ ở Đông Châu thì vô cùng.
[5] Kình ngạc lưỡng trung du Bắc Hải, Long xà nhứt (nhất) diện đối Nam San :
* Kình : kình ngư (cá kình). Ngạc : ngạc ngư (cá sấu).
* Long xà : rồng và rắn. Đại ý: Các kình và cá sấu cùng vui chơi nơi biển Bắc. Rồng và rắn một mặt ngó thẳng núi Nam. (Chưa rõ ẩn ý của câu này là gì).
[6] Xuân lang : chàng Xuân (thông thường mùa Xuân được gọi là nàng Xuân, ở đây thì gọi là chàng Xuân).
[7] Núi Ngũ Phụng : có lẽ là Ngũ Hành Sơn (núi Non Nước ở Đà Nẵng), vùng đất thường được gọi là Ngũ Phụng Tề Phi (năm chim phượng cùng bay).
[8] Cố nhân : nguyên bản có thể chép sai là "tố nhân"
[9] Non Hồng : núi Hồng Lĩnh, dãy núi có 99 ngọn thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
[10] Bãi Phố : bãi sông Phố (xã Sơn Hoà, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh). Theo Hoàng Xuân Hãn, Hồng Lĩnh và sông Phố thuộc vùng Hồng Lam (tức núi Hồng Lĩnh và sông Lam Giang) xưa là tâm điểm của vùng đất có tên Hoan Châu. (Xem: Hoàng Xuân Hãn, La Sơn Phu Tử, Nxb Minh Tân Paris, 1950, tr.44).
[11] Thống tâm : đau lòng.
[12] Nhĩ Hà sông một dải : một dải sông Nhĩ Hà (tức sông Nhị Hà, miền Bắc).
[13] Hoành Tân : thành phố Hoành Tân (Yokohama) thuộc huyện Thần Nại Xuyên (Kanagawa) của Nhật Bản.
[14] Tứ hải vân bình : bốn biển yên bình.
[15] Cửu Châu : 9 Châu, ngày xưa Trung Quốc được gọi là Cửu Châu. Có lẽ ở đây chép sai từ «Cửu Chân», tên vùng đất xưa của Việt Nam, ứng với vị trí hiện nay là nam của miền Bắc và bắc của miền Trung.
[16] Tử phủ Tiên bang : Tử phủ : chỗ tiên ở. Tiên bang : cõi tiên.
[17] Lãnh ảo : Lãnh : lạnh lẽo. Ảo : không có thật. Nhơn (nhân) tình : tình người. Nhơn tình đà lãnhảo : tình người vốn lạnh lẽo và giả dối.
[18] Lôi Âm cổ thiên kinh địa chấn, Bạch Ngọc chung cải vận tạo thời :
* Lôi Âm cổ : trống Lôi Âm. Thiên kinh địa chấn : làm kinh sợ và chấn động trời đất.
* Bạch Ngọc chung : chuông Bạch Ngọc. Cải vận tạo thời : cải tạo thời vận, sửa đổi thời vận.
[19] Trối mặc : trối thây, trối kệ, mặc kệ.
[20] Khảm phương : hướng của quẻ Khảm, trong Hậu Thiên Bát Quái của Văn Vương, đó là hướng Bắc (trong Tiên Thiên Bát Quái của Phục Hi, đó là hướng Tây).
Chú thích của Lê Anh Minh