Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Lặng lẽ nhìn Trời ta vốn một, Máy hữu hình then chốt như nhau; Thanh đó là trược nguồn đầu, Động cùng nên ...


  • ĐÔI ĐIỀU TÂM ĐẮC KHI HỌC LỜI ĐỨC KHỔNG THÁNH VÀ CÁC ĐẤNG TIÊN NHO DẠY Bài nói chuyện tại Hội trường ...


  • Qua một kiếp Ngài giáng trần bên Trung Quốc dưới triều đại nhà Đường, Ngài đã để lại cho hậu ...


  • HÌNH TƯỢNG ĐỨC QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT THIÊN THỦ THIÊN NHÃN và TAM KỲ PHỔ ĐỘ Từ đại nguyện của ...


  • Thế pháp Di Lạc Hạ nguơn / Vạn Hạnh Thiền Sư

    THI Đạo tâm tại hề Phật tại tâm, Vọng cầu bôn ngoại thị hôn trầm, Nhơn nhơn tự hữu Như Lai tánh, Tánh đắc ...


  • Kiếp người / Đức Bát Nhã Thiền Sư & Đức Quan Thế Âm Bồ Tát

    Đức Bát Nhã Thiền Sư & Đức Quan Thế Âm Bồ Tát dạy tại Minh Lý Thánh Hội & Huờn ...


  • Tạo thế nhân hòa / Đạt Tường

    Không phải đến bây giờ, mà đã từ rất lâu trong lịch sử nhân loại, ý niệm "nhân hòa" đã ...


  • Dòng thiên ân / Thiện Chí

    Hôm nay, theo vận số của một năm là thời điểm Hạ nguơn. Thời điểm này được chọn làm ngày ...


  • Vào đầu thế kỷ 20, trong những tháng ngày đất nước Việt Nam còn đắm chìm trong điêu linh khói ...


  • TRAU LÒNG SỬA TÁNH / Đức Di Lạc Thiên Tôn

    Lời báu nào cần vẽ rắn rồng, Bao nhiêu đã đủ gọi thành công. Tu vì đại nghĩa không vì phẩm, Luyện bởi ...


  • Người Mường, còn gọi là người Mol, Mual, Moi, Moi bi, Au tá, Ao tá, là một dân tộc sống ...


  • Thanh Tĩnh Kinh / Lê Anh Minh dịch và phụ chú

    清 靜經 Thanh Tĩnh Kinh ● Lê Anh Minh dịch & chú thích Kinh này có tên gọi đầy đủ là «Thái ...


16/01/2014
Thiện Quang

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 16/01/2014

Mùa Xuân trong thế nhân hòa

Mùa xuân trong thế nhân hòa
THIỆN QUANG
BÀI THUYẾT MINH GIÁO LÝ, 15-12 QUÝ TỴ (15-01-2014)

“Xuân, xuân đến, muôn phần nô nức,
Xuân là chi vạn vật đón chờ?
Xuân về có rượu có thơ,
Có câu chúc tụng, có giờ nghỉ ngơi…” (1)
Cứ mỗi độ xuân về, nhân thế lại rộn ràng đón xuân. Chẳng mấy ai thắc mắc rằng xuân là gì mà mình phải đón. Dù giàu hay nghèo, nhà nào cũng đón, đón một cách tự nguyện, chân thành, thiết tha, nồng nhiệt. Thế nhưng, “xuân là chi vạn vật đón chờ?”
Nếu hiểu được bản chất của xuân thì không chỉ đón xuân và thưởng xuân, chúng ta còn có thể tạo ra được một mùa xuân mà nhà nhà đều mong đợi: mùa xuân trong thế nhân hòa.
1. XUÂN LÀ GÌ?
“Xuân là cảnh thiên thời địa lợi,
Có nhân hòa, xuân mới thành xuân,
Năm qua tháng lại vô ngần,
Biết xuân, thưởng được ngày xuân huy hoàng.” (2)
Đời sống của con người có hai phần, phần bên ngoài là những giao tiếp với ngoại giới, phần bên trong là những hoạt động của nội tâm. Đối với đời sống bên ngoài, xuân chỉ là một mùa trong bốn mùa, do sự vận hành của trời đất. Nhưng đối với đời sống bên trong, xuân là một trạng thái nội tâm, do sự hòa hiệp của con người. Trời đất dùng cảnh vật để vẽ nên nét xuân; nhưng chính con người phải dùng nhân hòa để tạo thành hồn xuân. Có nhân hòa trong cảnh xuân, thì nét xuân mới có hồn, và mùa xuân mới hiện hữu sống động trong cảm xúc của nhân thế.
Hiểu rõ điều này nên vào dịp tết, người Việt thường tạo ra bầu không khí đầm ấm bằng những buổi sum họp gia đình hoặc cộng đồng; sum họp để dưỡng nuôi mối giao hòa với các bậc tổ tiên trong quá khứ, sum họp để thắt chặt tình hòa ái giữa những con người ở hiện tại, sum họp để đồng cảm nhau trong từng ước vọng tương lai. Trải qua hàng ngàn năm ăn tết giữa bao thăng trầm của lịch sử, sự sum họp đã trở thành một biểu tượng thiêng liêng của nhân hòa trong tâm thức Việt Nam.
Có những gia đình chỉ thật sự sum họp được vào đúng một ngày cuối năm, ngày ba mươi tết, và chỉ để cùng nhau hối hả dọn dẹp nhà cửa, cùng nhau lăng xăng làm cơm cúng ông bà, cùng nhau tất bật chuẩn bị vài thứ bánh mức cho mấy ngày tết. Trong cái “cùng nhau” đó, ai nấy tuy bận rộn túi bụi, miệng cứ kêu trời vì làm hoài không hết việc, nhưng nét mặt luôn sung sướng tươi vui vì thấy những giây phút sum họp ấy cực kỳ quý báu. Đến khi sang mùng một, mùng hai, mỗi người lại phải đi một ngã vì chuyện này chuyện nọ… Đối với những gia đình như vậy, cái ngày có không khí xuân nhiều nhất là ngày ba mươi tết. Vì đó là ngày của chữ hòa, ngay cả khi hòa với nhau để cùng làm việc quần quật như bị nhồi quả từ sáng tinh mơ cho đến sát giờ giao thừa.
Vào những ngày tết, nếu chẳng may xảy ra chuyện bất hòa đến mức lời qua tiếng lại trong gia đình hay chòm xóm thì coi như mất sạch cả cái tết, tuy rằng én vẫn bay lượn rợp trời và mai vẫn nở đầy trước ngõ. Cảnh xuân do thiên thời địa lợi chẳng có cách nào bù đắp được những nỗi buồn do bất hòa.
Cái kinh nghiệm hết sức Việt Nam này giúp chúng ta hiểu vì sao giáo lý Cao Đài nói rằng “có nhân hòa, xuân mới thành xuân” (3). Về bản chất, xuân chính là hòa, và mùa xuân chính là mùa nhân hòa. Không nhân hòa thì xuân đành chịu thất mùa, mặc dù ngoại cảnh vẫn còn đủ những thiên thời và địa lợi của một mùa xuân.
Vậy thì đón xuân là đón cái gì? Sâu thẳm trong tiềm thức nhân gian, đón xuân là đón bầu không khí nhân hòa. Có người đã tìm thấy được nó qua những giờ phút ngắn ngủi của những buổi sum họp đầm ấm; cũng có biết bao người chỉ đón chờ trong hy vọng mà chưa bao giờ biết được nó. Nhưng dẫu thuộc trường hợp nào đi nữa, tâm lý mong chờ xuân đến luôn thể hiện những khao khát của con người đối với đời sống nhân hòa, không chỉ là nhân hòa trong thời gian của một mùa xuân hay trong không gian của một cộng đồng, mà trong mọi không-thời gian của cuộc sống.
Ở thời hạ nguơn mạt kiếp, những khao khát này phản ánh nỗi bất lực của nhân loại trước sự phân hóa của thế giới hiện đại. Chẳng một ai muốn sống trong một xã hội bất hòa, dù là một gia đình bất hòa hay một khu vực địa lý bao gồm các quốc gia bất hòa. Vậy mà cả thế giới lại lún sâu trong tình trạng phân hóa cùng cực, và cả nhân loại đang đứng trước nguy cơ tự diệt vong vì những tham dục bạo tàn. Quả là một mùa đông thê lương của lịch sử nhân loại: khắp nơi, sự chia rẽ đều đè bẹp nhân hòa và châm ngòi cho cơ tận diệt, đó là chưa kể đến những thiên tai bệnh dịch cứ dồn dập xảy ra. Những mùa xuân của ngoại cảnh mà mọi người nô nức đón chờ hàng năm hoàn toàn không cứu vãn được tình hình. Nên vào những dịp xuân của thời khai Đạo, Đức Chí Tôn đã từng than: “Ôi! xuân tàn, xuân đến; cái xuân của người đã sắp lụn hao, mà rồi cái xuân của trời đất, nước non cũng chưa chắc là vô cùng vô tận.”(4) May mắn thay cho chúng ta, Đức Chí Tôn đã khai Tam Kỳ Phổ Độ để làm mầm móng phục hồi thế giới: “Thầy mở cơ tận độ kỳ ba này cho các con, cho thế giới nhân loại, cũng như mùa xuân đến với vạn vật.”(5) Thông qua cơ cứu độ kỳ ba, Ngài đã trao cho nhân loại một quyền pháp có thể làm cho “đông thành xuân, phàm tục thành tiên thánh, loạn nên trị, chiến đấu ra an bình, vị kỷ ra đại đồng” (6) để lập đời thượng nguơn thánh đức.
Đời thánh đức là một mùa xuân mà đạo Cao Đài phải tạo ra vì sự sinh tồn của nhân loại, giúp nhân loại thoát khỏi mùa đông hạ nguơn mạt kiếp. Và vì xuân chỉ có thể là nhân hòa, nên muốn đem mùa xuân thánh đức đến nơi nào, người Cao Đài phải tạo ra được thế nhân hòa ở nơi đó.
“Thế nhân hòa” là một khái niệm được giáo lý Cao Đài sử dụng để chỉ một xã hội nhân hòa mẫu mực, được xây dựng theo ba tiêu chuẩn: nhân bản, an lạc và tiến bộ; xã hội nhân hòa này có khả năng cải thiện mọi xã hội khác bằng cách làm gương thông qua những kết quả thực tế mà mình đã đạt được, khiến cho mọi xã hội đều quyết tâm noi theo và dần dần trở thành các xã hội nhân hòa. Vì vậy, Đức Lê Văn Duyệt Đại Tiên nói, “tạo thế nhân hòa là làm thế nào lập một xã hội cải thiện mọi xã hội với ba tiêu chuẩn: nhân bản, an lạc, tiến bộ.” (7).
Trong đường lối tạo thế nhân hòa của Đại Đạo, ba tiêu chuẩn nhân bản, an lạc và tiến bộ đóng vai trò quan trọng như nhau; chúng bổ sung qua lại để tạo ra sự quân bình cho xã hội. Những nỗ lực từng bước nhằm đạt được trọn vẹn cả ba tiêu chuẩn này sẽ giúp xã hội tiến dần tới nhân hòa. Do đó, ba tiêu chuẩn này được ví như ba chân vạc của thế nhân hòa.
Mùa xuân trong thế nhân hòa là mùa xuân thánh đức mà người Cao Đài phải cùng nhau gầy dựng để thể hiện tác năng bảo tồn của cơ tái tạo. Nhưng muốn lập được đời thánh đức cho toàn nhân loại ở ngày mai, thì ngay từ hôm nay, người Cao Đài phải đem lại được mùa xuân thánh đức cho thánh sở của mình, hay ít nhất, cho bộ phận hành sự mà mình đang tham gia trong thánh sở ấy. Đây là một sứ mạng cao cả của người Cao Đài, không chỉ với tư cách là con cái của Đức Thượng Đế mà còn với tư cách là dân tộc Việt Nam.
Và muốn vậy, phải xây dựng được thế chân vạc nhân bản - an lạc - tiến bộ.
2. XUÂN NHÂN BảN
Trong một mùa xuân đúng nghĩa, mỗi người đều cảm nhận được sự ấm cúng qua những tình cảm thiêng liêng mà cộng đồng của mình đem lại, khiến cho ai nấy đều thấy gắn bó hơn với cộng đồng. Tình cảm thiêng liêng này là sự hòa quyện giữa tình thương yêu, niềm tự hào, tinh thần tập thể và ước nguyện phụng sự. Đó là một tình cảm bẩm sinh, kết nối những cá nhân thành xã hội và làm thành nền tảng cho đạo đức xã hội. Giáo lý Cao Đài gọi đó là nhân bản, qua lời dạy của Đức Lê Đại Tiên: “mọi sinh hoạt hãy nhắm vào nhân bản, vào tình cảm thiêng liêng mà Thượng Đế Chí Tôn đã dành cho mỗi con người.” (8)
Nhân bản là bản thể của con người, nghĩa là cái mà nhờ đó, chúng ta làm nên được những giá trị cao cả của một con người nơi bản thân mình và sống với những giá trị này như một con người đích thực.
Trong đời sống cá nhân, bản thể ấy là nhân tính (tính người). Sự phát huy bản thể ấy qua những sinh hoạt hàng ngày của mỗi chúng ta sẽ quyết định trình độ “làm người”, và do đó, mức độ “nên người” mà chúng ta thật sự đạt được (9).
Trong đời sống xã hội, nhân bản là tinh thần vong kỷ, vô ngã, xả thân vì tình thương đối với cộng đồng xã hội (10). Những giá trị cao cả như “vong kỷ” (dẹp đi cái riêng tư của mình), “vô ngã” (bỏ đi cái Tôi tầm thường của mình), “xả thân” (sẵn sàng nhận hết mọi bất lợi về phần mình) hay “thương yêu tha nhân” (sẵn sàng cống hiến cho đại chúng) được gọi là những giá trị nhân bản, bởi vì chúng bộc lộ nhân tính rõ rệt đến mức không thể nhầm lẫn với một tính chất nào khác.
Nhân bản đóng vai trò chân vạc đầu tiên của thế nhân hòa. Nếu tình thương yêu tha nhân lớn đến mức chúng ta có thể xả thân, dẹp bỏ những cái riêng tư của mình, sẵn sàng nhận hết mọi bất lợi về phần mình, thì tình thương ấy đã phát triển được đến cực điểm. Mà khi đạt đến cực điểm, tình thương ấy chính là hòa (11). Vì vậy, nhân bản là cốt lõi của nhân hòa.
Ai phát huy được những giá trị nhân bản trong đời sống xã hội, người đó sẽ phát huy được nhân tính trong đời sống cá nhân của mình. Ngược lại, càng phát huy được nhân tính nơi bản thân thì càng làm gia tăng những giá trị nhân bản của xã hội. Làm được điều này, dù trong bất kỳ một xã hội lớn hay nhỏ nào, tức là đã góp phần xây dựng nền tảng nhân hòa cho toàn thế giới.
Xã hội nào cũng ngưỡng vọng những giá trị nhân bản. Tuy nhiên, nếu quan sát những xã hội hiện đại chung quanh mình, chúng ta hiếm khi thấy được những giá trị đó trên thực tế. Bởi lẽ, các xã hội hiện đại đang gặp phải một căn bệnh chung mà giáo lý Đại Đạo gọi là “vong bản”. Và để cứu chữa, “thế nhân hòa phải tạo lập lại các giá trị nhân bản, đưa con người trở về với đời sống hợp nhân tính đơn thuần” (12).
Mọi xã hội, dù ngoài đời hay trong đạo, nếu không phát triển dựa trên các giá trị nhân bản – nghĩa là không dựa trên tình thương dành cho đại chúng – thì tất cả đóng góp của cá nhân và tập thể dù đầy thiện chí cũng đều mang đến những tác dụng vô cùng tiêu cực. Đức Lê Đại Tiên đã khuyến cáo: “hiểu biết, hành động, phục vụ, phụng sự mà không nằm trong nhân bản sẽ đưa đến những hậu quả khốc liệt nhất cho xã hội.” (13) Để thấy được lý do của điều này, chúng ta hãy nhìn vào thực tế.
Con người – như Thượng Đế đã sinh ra – ai cũng có tình thương trong bản thể. Tuy nhiên, đối với những người không biết thương yêu đại chúng, họ sẽ tự động dành hầu hết tình thương ấy cho bản thân mình. Điều này khiến họ yêu cái Tôi phàm tục của mình một cách si mê! Họ cũng sẵn lòng dành một ít còn thừa lại của tình thương ấy cho những đối tượng mà cái Tôi phàm tục của họ đòi hỏi, ví dụ, cho những cá nhân, những phe nhóm, hay những tầng lớp xã hội mà họ cần đến để thỏa mãn những dục vọng của mình. Rốt cuộc, trong một xã hội thiếu tình thương dành cho đại chúng, chúng ta luôn thấy sự hiện hữu của những cá nhân, phe nhóm, tầng lớp chỉ biết đặt cái ích kỷ của mình lên trên hết. Xã hội sẽ ngày càng bị lún sâu vào những sình lầy của sự chia rẽ và bất hòa. Đó là điều mà giáo lý Đại Đạo gọi là “hậu quả khốc liệt nhất cho xã hội”.
Vì vậy, không ai có thể trở thành người có ích đối với xã hội nếu như trước đó chưa trở thành con người nhân bản. Chỉ khi vứt bỏ được cái Tôi tầm thường của mình đi, con người mới có thể đặt lợi ích của cộng đồng lên trên lợi ích của cá nhân, hy sinh bản thân để phục vụ cho đại chúng. Nên vào thời kỳ mới khai đạo, nhân mùa xuân Kỷ Tỵ 1929, Đức Chí Tôn đã dạy rõ: những ai “biết chịu kém sút trong nẻo lợi đường danh, biết thiệt mình mà đặng cho kẻ khác, biết đổ lụy cho kẻ vui cười” và “biết động mối thương tâm, thương người hơn kể mình” thì sẽ được “về cùng Thầy”(14) . Nếu thực hành được lời dạy này, tất cả người Cao Đài sẽ trở nên con người nhân bản; họ sẽ phát huy được chí hy sinh mà đem mùa xuân nhân bản đến cho đạo và cho đời, cho thánh sở của mình và cho toàn thể nhân loại.
3. XUÂN AN LạC
Trong không khí náo nức của những ngày đầu năm, người ta thường chúc nhau một năm mới vui vẻ. Gắn liền với sự toại nguyện, niềm vui là cái luôn được mong đợi từ mỗi mùa xuân. Thế nên, mùa xuân trong thế nhân hòa không thể thiếu được sự an lạc.
Là chân vạc thứ hai của thế nhân hòa, an lạc phải được đưa vào đời sống hàng ngày – Đức Lê Đại Tiên nói – “nếu chưa được thì không thể gọi là nhân hòa thực sự.” (15)
An lạc là niềm vui của một nội tâm yên tịnh. Niềm vui này có được do con người biết giữ cho tâm mình tự chủ, không để ngoại cảnh ảnh hưởng hay tha lực tác động. Trong mùa xuân an lạc, ta vui không phải vì nắng xuân, gió xuân, tiệc tùng ngày xuân hay giải trí đầu xuân, mà ta vui vì tâm ta tự chủ trong mọi tình huống của cuộc đời.
Khả năng tự chủ của tâm trước ngoại cảnh và tha lực được gọi là “yên tịnh”. Đối với đạo Cao Đài, “sự yên tịnh và sự hòa bình là hai điều Thầy dụng mà gieo mối Đạo.” (16) Thế nên, duy trì sự yên tịnh của nội tâm là một bản lĩnh quý báu mà mỗi tín đồ phải rèn luyện. Đứng trước những vô thường của thế gian, nội tâm có yên tịnh thì con người mới hy vọng giải thoát được mình ra khỏi cái Tôi phàm tục của chính mình, và từ đó, thoát khỏi mọi chi phối khác ở thế gian. Sống một đời sống tự chủ như vậy, tâm hồn sẽ thanh thản an nhiên, phong cách sẽ thung dung tự toại; đó là những biểu hiện của tâm trạng hài lòng về đời sống của mình. Và sự hài lòng này tự nó là niềm vui (17). Nội tâm càng yên tịnh bao nhiêu thì niềm vui này càng bền vững bấy nhiêu.
An lạc có liên hệ với nhân hòa như thế nào? Vì không bị trói buộc trong cái Tôi phàm tục nên an lạc là một niềm vui vô ngã. Một khi đạt được an lạc, tâm hồn con người sẽ tự mở cửa cho niềm vui ấy lan tỏa đến mọi người chung quanh và trở thành một niềm hòa ái tự nhiên. Ngược lại, không có niềm vui này trong tâm hồn, sẽ không có cách nào hòa được với người khác. Đây là điều chúng ta có thể kiểm nghiệm được: những lúc buồn bực người ta hay gây nên những bất hòa vô cớ với người khác, còn khi vui vẻ mọi người lại dễ hòa thuận với nhau hơn.
Tuy nhiên, trong bảy trạng thái tình cảm của cái Tôi, có hai trạng thái tự chúng là sự buồn bực: giận (nộ) và buồn (ai); hai trạng thái khác chứa đựng một phần buồn bực do bản chất tâm lý của chúng: ghét (ố) và sợ (cụ); ba trạng thái còn lại đều có thể bị chuyển hóa ngay lập tức thành sự buồn bực nếu chúng không được thỏa mãn hoàn toàn: thương (ái), mừng (hỷ) và vui (lạc). Hầu hết những niềm vui mà chúng ta thường thấy hàng ngày đều là niềm vui giả tạm, chúng có thể đem đến những “đợt” hòa thuận ngắn ngủi; và khi “đợt” hòa thuận này đi qua, không biết bao nhiêu “đợt” bất hòa khác lại có nguy cơ ập tới.
Chỉ có sự an lạc, tức là niềm vui xuất phát từ sự bình an của tâm hồn hay sự thanh tịnh của nội tâm, mới có đủ quyền năng tạo ra một sự hòa ái bền vững trong mọi mối quan hệ xã hội. Người an lạc tuy ung dung thanh thản nhưng không bao giờ cầu an, tìm kiếm sự rỗi rãi cho bản thân, né tránh những trách nhiệm nặng nề đối với đại chúng. Sẵn sàng cực lòng nhọc trí trong việc xây dựng đời sống nhân hòa cho thiên hạ nhưng vẫn không đánh mất sự yên tịnh của nội tâm, người an lạc chẳng mảy may vướng bận vào những danh, lợi, chức, quyền, nếu như không xem chúng là những thứ làm nhuốc nhơ nhân cách. Phần thưởng lớn lao nhất đối với người an lạc là biết rằng mọi nỗi cực nhọc của mình đều đem lại ích lợi cho muôn người. “Các bậc thánh nhân ngày xưa ăn cơm hẩm, co tay gối đầu, quanh năm suốt tháng không giờ phút nào mà tâm tư không nghĩ đến việc lợi ích cho thiên hạ, cho nước cho dân, cho đời bình trị.” – Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo từng nêu lên những tấm gương an lạc của cổ thánh – “Trong khoảng thời gian dài dằng dặc, họ đã lê gót khắp đông tây nam bắc, trải qua nhiều thử thách gian lao, ê chề ngao ngán, nhưng tâm chí họ vẫn kiên trì để lập thành cái chủ thuyết khi họ rời bỏ cõi đời tạm bợ này. Suốt một cuộc đời như vậy, họ không bao giờ đem tâm trí họ để vào những chi tiết nhỏ nhặt quanh mình vì họ không thích đồ danh trục lợi, nhưng họ cũng vẫn không thiếu thốn gì cả. Luật Tạo Hóa đã bù trừ cho họ [trong sự] an bài. Cuối cùng, họ là một cánh chim hạc bay vút từng mây, để lại cho muôn đời phải tôn sùng chiêm ngưỡng cái chủ thuyết gọi là thánh nhân.” (18)
Qua những tấm gương thánh nhân ngày xưa, sự an lạc có một đặc tính kỳ lạ: nó làm giàu cho con người theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Người an lạc cảm thấy đời sống của mình đầy đủ về cả vật chất lẫn tinh thần, hoàn toàn không phải vì sở hữu một tài sản vật chất hay một quyền lợi tinh thần nào, nhưng vì làm chủ được nhu cầu của mình và đạt được sự toại nguyện tự thân. Cảm giác đầy đủ đó khiến họ luôn muốn chia sớt những gì tốt đẹp mà mình đang có cho tha nhân. Do đó, họ dễ dàng thu phục được thiện cảm của tha nhân, và tha nhân cũng vì thiện cảm ấy mà sẵn sàng hòa với họ.
Qua những thực tế trái ngược lại của ngày hôm nay, những người không đạt được sự an lạc luôn thấy mình thiếu thốn đủ thứ. Tài sản, danh tiếng, chức tước, quyền lực, địa vị xã hội, sự kính trọng của người khác, hạnh phúc của bản thân,… cái gì họ cũng có thể thấy thiếu. Không hẳn vì họ không có những thứ đó trong tay, mà vì họ bị điều khiển liên tục bởi những dục vọng ích kỷ không giới hạn. Cảm giác thiếu thốn này khiến cho họ luôn đòi hỏi ở tha nhân. Mà nếu cứ đòi hỏi ở tha nhân, họ sẽ tạo ra ác cảm nơi tha nhân, vì trên đời này ai cũng thấy khó chịu đối với những kẻ luôn đòi hỏi. Bằng việc tạo ra ác cảm, họ đã tạo ra những bất hòa.
Như vậy, sự an lạc có tác dụng định hướng lại những nhu cầu và ước muốn của con người. Một mặt, nó giúp con người từ bỏ khuynh hướng đòi hỏi ở tha nhân hòng thỏa mãn cá nhân mình, nghĩa là từ bỏ khuynh hướng tạo ra bất hòa. Mặt khác, nó thúc đẩy con người nỗ lực mưu cầu hạnh phúc cho thiên hạ, nghĩa là thúc đẩy nỗ lực tạo ra nhân hòa. Hai điều này kết thúc mọi mâu thuẫn trong nhu cầu và ước muốn của một xã hội. Vì vậy, trong mùa xuân của thế nhân hòa, người Cao Đài “không những tạo sự an định vững vàng cho nhân loại, ngoài ra, còn phải bắt buộc đưa sự an lạc vào cuộc sống sinh tồn cho nhân thế.” (19)
4. XUÂN TIẾN Bộ
Tiến bộ là chân vạc thứ ba của thế nhân hòa.
Chân vạc thứ nhất, nhân bản, liên quan đến đạo đức và tình thương. Chân vạc thứ hai, an lạc, liên quan đến hạnh phúc, bình an và thuận hòa. Những yếu tố đó rất tốt đẹp, nhưng, “đạo đức thương yêu [và] hạnh phúc an hòa chưa đủ cho một xã hội thực thể.” (20) Và Đức Lê Đại Tiên nhấn mạnh: “Điều mà trong thế nhân hòa phải có là sự tiến bộ.” (21)
Trong ngày tết cổ truyền, người Việt thường mặc những bộ đồ mới để đón xuân. Bộ đồ mới tượng trưng cho sự mới mẻ trên mọi phương diện của đời sống tương lai. Hành động “mặc đồ mới” một cách đồng loạt vào đầu năm tượng trưng cho việc tự đổi mới bản thân để cùng nhau đổi mới toàn xã hội. Hành động đó thể hiện niềm hy vọng về sự tiến bộ của cá nhân và cộng đồng.
Theo giáo lý Cao Đài, tiến bộ là sự hoàn hảo hóa theo thời gian trên mọi phương hướng của nhân sinh và tâm linh(22) . Nếu chỉ tiến bộ trên vài hướng nào đó của đời sống, ví dụ như chỉ tiến bộ về mặt khoa học hay kinh tế mà bỏ quên đạo đức và tâm linh, thì đó chưa thật sự là tiến bộ, mà có khi còn tạo ra sự mất quân bình khiến cho xã hội bị suy thoái ở tổng thể.
Mùa xuân trong thế nhân hòa phải đem đến cho cá nhân và xã hội sự tiến bộ toàn diện. Muốn đạt được những mục tiêu chung hôm nay và ngày mai, mọi thành viên của một tập thể phải có khả năng phối hợp với nhau trong nhận thức và cộng tác với nhau trong hành động. Nhưng để có được khả năng này, “trên bất cứ một cương lãnh sinh hoạt nào cũng thế, sự tiến bộ phải luôn luôn được nêu lên. ” (23)Mỗi bước tiến bộ của tập thể đều nâng cao thêm giá trị cho cá nhân; mỗi bước tiến bộ của cá nhân đều tích lũy thêm giá trị cho tập thể. Vì vậy, phải thúc đẩy sự tiến bộ thì “giá trị tập thể mới mong càng ngày càng cải thiện, càng un đúc trong hiện tại và hướng thượng ở tương lai.” (24)
Nhưng làm thế nào để thúc đẩy sự tiến bộ đồng loạt trong tập thể? “Chính sự giáo dục” – Đức Lê Đại Tiên dạy – “phải đảm nhiệm [một vai trò] quan trọng trong thế nhân hòa” (25). Trong nghệ thuật lãnh đạo hiện đại (mordern leadership), để giảm thiểu những nguy cơ xuất hiện mâu thuẫn trong một tổ chức, đội ngũ lãnh đạo phải có trách nhiệm giáo dục (educate) tổ chức của mình bằng những chương trình và hình thức thích hợp. Ví dụ như chương trình giáo dục về văn hóa của tổ chức (organizational culture), giúp mọi người hiểu cách hành xử và cách làm việc với nhau một cách hòa thuận, khoa học và hiệu quả; chương trình này làm cho mỗi người đều tự cảm thấy hãnh diện khi mình đối xử thân thiện với đồng nghiệp, cũng như tự cảm thấy hổ thẹn khi lỡ tạo ra một sự bất hòa trong tổ chức. Đây không phải là chuyện viễn tưởng. Nhiều công ty đa quốc gia đã có chương trình này, các nhà quản lý của họ đã dựa vào đó để huấn luyện nhân viên của mình thông qua các công việc hàng ngày và đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Người Cao Đài hoàn toàn có thể bắt chước và áp dụng để tạo thế nhân hòa trong sứ mạng phổ độ kỳ ba.
“Văn minh nhơn loại đang cực kỳ tiến bộ, loài người phát triển đến cao độ; tuy chưa đạt đến chỗ thay Tạo Hóa vận hành vũ trụ, nhưng con người đã vận dụng, phát huy cái năng lực vô cùng, cái trí tuệ siêu việt được phú bẩm từ Chí Tôn Thượng Đế.” – Đức Lý Giáo Tông từng đặt vấn đề với người tín đồ Cao Đài – “Nhìn lại nội bộ Cao Đài, chư hiền đệ, hiền muội có suy nghĩ gì không?” (26)
Dĩ nhiên là Ngài muốn toàn thể nội bộ Cao Đài phải thức tỉnh trong hồng ân của Thượng Đế mà tiến bộ, ít nhất là cho kịp với tốc độ tiến bộ của thế giới nếu không nói là phải nhanh hơn, để cứu độ nhân loại. “Là những hàng môn đệ của Đức Chí Tôn Thượng Đế, chư hiền đệ muội được ban trao sứ mạng, được thọ nhận tân pháp Cao Đài (công phu, công quả, công trình)” – Ngài hỏi – “thế thì cái chỗ đạo pháp huyền vi chứng đắc của chư hiền đệ muội, hiện tại, là ở chỗ nào?” (27)
Và Ngài dạy:
“Mỗi chư hiền đệ, hiền muội trong tôn giáo Cao Đài nói chung, Cơ Quan nói riêng, chư đệ muội nếu chưa đạt đến chỗ thông công trực tiếp cùng Đức Chí Tôn Thượng Đế hay chứng đắc lục thông hoặc đắc đạo quả tại thế gian, thì cũng phải đạt được giá trị tâm linh siêu việt.” (28)
Giá trị tâm linh siêu việt mà Ngài nêu lên ở đây có nghĩa là giá trị của đạo đức; giá trị ấy phải toát ra từ bất kỳ tư tưởng, lời nói và hành vi nào của chúng ta: “mỗi chư hiền đệ muội phải thể hiện một tấm gương đạo đức, nhơn sanh nhìn vào cảm phục, yêu mến và vâng lời.” (29)
Tiến bộ là động lực thúc đẩy con người hoàn hảo hóa một cách tự nhiên theo sự đi lên của xã hội. Sống trong một thế giới “cực kỳ tiến bộ” về trí tuệ như Đức Lý Giáo Tông đã nhận định, người Cao Đài có rất nhiều điều kiện thuận lợi để trở nên tiến bộ vượt bậc về công quả, công trình, công phu. Người Cao Đài phải biết tận dụng động lực này, “phải làm thế nào cho con người của xã hội hoàn hảo một cách tự nhiên”(30) ; có như vậy, nhân hòa mới được hình thành và phát triển theo đà tiến chung của thế giới. Khi sự tiến bộ đã đạt đến mức mà nơi mọi người đều hình thành được thói quen chung sống thuận hòa, thì mùa xuân thánh đức sẽ đến và lịch sử sẽ không thể đảo ngược được nữa: nếu có ai đó còn nghĩ đến những hành động bất hòa, họ cũng sẽ không đủ can đảm thực hiện vì chúng trái ngược với nếp sống tự nhiên mà toàn thể nhân loại đã tạo ra (31).
5. NHữNG LờI CHÚC XUÂN NHÂN HÒA
Trong những giao tiếp đầu năm, lời chúc xuân là hương liệu tuyệt vời cho bầu không khí nhân hòa. Không quan trọng ở chỗ lời lẽ giản dị hay rườm rà, thật thà hay khách sáo, cũng chẳng quan trọng ở chỗ nội dung rập khuôn hay sáng tạo, thực tế hay viển vông, việc chúc xuân là nghệ thuật “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Chính nhờ việc làm vừa lòng nhau này, lời chúc xuân trở thành một phương tiện độc đáo nhằm bày tỏ sự hiếu hòa.
Qua cơ bút Cao Đài, các Đấng Thiêng Liêng đã ban cho chúng ta nhiều câu chúc xuân nhân bản, an lạc và tiến bộ. Những câu chúc xuân này là những lời hướng dẫn ngắn gọn giúp chúng ta tạo được mùa xuân trong thế nhân hòa.
“Chúc tất cả, mọi người, mọi kẻ,
Chúc nữ nam, già trẻ, gần xa,
Chúc cho vui cảnh vui nhà,
Chúc cho trên thuận dưới hòa hanh thông.” (32)
Đó là một lời chúc xuân an lạc. Bằng lời chúc nhẹ nhàng này, chúng ta nhắc nhau rằng sự yên vui và sự thuận hòa luôn đi chung với nhau. Muốn thuận hòa, cần đem đến niềm vui cho nhau trong mọi hoàn cảnh; và ngược lại, muốn luôn được yên vui, phải giữ nếp thuận hòa.
Cùng với lời chúc xuân an lạc, chúng ta hãy khơi lại những truyền thống đạo đức của dân Việt từ ngàn xưa và đưa chúng vào thế giới hiện đại qua những lời chúc xuân nhân bản:
“Chúc tỉnh, quận, hương, thôn, xóm, ấp,
Chúc đồng bào cùng khắp trong ngoài,
Ruột mềm (33) thương lấy chân tay,
Khỏi điều họa gởi tai bay bạo tàn.
Chúc nhân loại trần gian khác giống (34),
Quý trọng nhau mạng sống ở đời,
Dại khôn vẫn cũng con người,
Giàu nghèo vẫn cũng bầu trời thở chung.” (35)
Trong một cộng đồng, mọi người tuy khác biệt nhau về căn trí, nghiệp duyên, cá tính, sở thích, thói quen,… nhưng phải biết gắn bó với nhau thì cộng đồng mới tồn tại được. Mà muốn gắn bó thì phải thương yêu nhau. Lời chúc nhân bản nhắc mọi người vượt qua tất cả khác biệt để thương yêu và để gắn bó, cùng giải quyết những khó khăn chung, giúp mỗi người hoàn thành bổn phận của mình.
Bên cạnh lời chúc xuân nhân bản dành cho đồng bào và nhân loại, chúng ta sẽ dành riêng một lời chúc xuân nhân bản cho các bậc lãnh đạo tinh thần của các tôn giáo trên đất nước Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Lời chúc đặc biệt này cũng thể hiện nỗi mong đợi của các Đấng Thiêng Liêng đối với những hàng chức sắc chức việc, các bậc sứ mạng thiên ân trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ:
“Chúc lãnh tụ khắp trong tôn giáo
Thế mạng Trời lãnh đạo tinh thần,
Giáo truyền thức tỉnh nhân dân,
Khỏi điều kỳ thị ngã nhân chánh tà.
Cây Đại Đạo chia ra nhiều nhánh,
Nếp một chum, làm bánh nhiều hình,
Đạo đời tuy khác, nhân sinh
Đều do một Đấng Chí Linh tạo thành.” (36)
Lời chúc này kêu gọi các nhà lãnh đạo cùng nhau xóa bỏ óc kỳ thị của quần chúng. Là lối suy nghĩ vị ngã vong tha (37) luôn mang nặng thành kiến, óc kỳ thị dẫn tới sự phân biệt đối xử và ngăn chặn mọi nỗ lực phục hồi nhân bản. Ơn Trên đã từng dạy:“Những gì gọi là khuôn vàng, thước ngọc, giáo điều đã quy định con người vào vị ngã vong tha, những tác nhân đã xây đắp con đường chướng ngại phân cách này, nếu không được những cánh tay uy hùng phá vỡ, các dòng sông nhân bản không đồng nhứt trùng hợp ở đại dương.” (38) Lãnh đạo tôn giáo dù ở bất cứ cấp bậc nào cũng là một vị trí thuận lợi để phá vỡ những tác nhân vong bản, góp phần phục hồi nhân bản cho cộng đồng xã hội mà mình đang dìu dắt, đưa quần chúng trong cộng đồng trở về cội nguồn chung của nhân loại.
Bổ sung vào những lời chúc xuân an lạc và nhân bản, lời chúc xuân tiến bộ thể hiện những kỳ vọng về sự canh tân, mà trước hết là canh tân hiệu quả tu hành của người đạo:
“Chúc người đạo tu hành mau đắc,
Đối xử nhau tự khắc chế mình,
Luyện rèn tâm thánh minh linh,
Nặng tình đạo đức, nhẹ tình thế gian.” (39)
Tự khắc chế mình là bí quyết để tiến bộ. Áp dụng bí quyết này, chúng ta thấy rằng mọi sự tiến bộ trong thế nhân hòa đều nằm ở những thành quả vững chắc trên thiên đạo (giải thoát) cũng như trên thế đạo (đại đồng):
“Chúc những bậc tu đơn luyện mạng,
Chúc những hàng tu tánh luyện tâm,
Bảy tình sáu cửa vững cầm,
Ngăn loài tà mị ngoại xâm quấy phiền.
Chúc những bậc thế thiên hoằng đạo,
Chúc những hàng sĩ giáo phổ thông,
Dang tay bắt nhịp cầu vồng,
Gây tình huynh đệ đại đồng thế gian.” (40)
Tết năm nay, chúng ta hãy mang đến cho nhau những lời chúc nhân hòa này, để rồi cùng biến những ước vọng thanh cao đó thành những kết quả tốt đẹp trong thực tiễn.
6. VÀI DÒNG KếT
Mùa xuân năm Đinh Mão 1927, Đức Chí Tôn đã khuyên toàn đạo: “Dạy lẫn cho nhau đặng chữ Hòa.” (41) Khi đạo đệ chép lại lời khuyên tha thiết này từ một bản Thánh Ngôn Hiệp Tuyển đã ố vàng vì năm tháng, gần chín mươi mùa xuân đã đi qua trong cơ đạo, và lại thêm một mùa xuân nữa đang về. Ngoài trời, cảnh xuân vừa chớm nhắc chúng ta rằng thiên thời và địa lợi của sứ mạng kỳ ba đã được an bày đầy đủ; cái duy nhất còn thiếu sót trong sứ mạng này chỉ là nhân hòa và nhân hòa. Hôm nay, mỗi chúng ta hãy kiên tâm tạo thế chân vạc nhân bản - an lạc - tiến bộ ngay từ phạm vi hành sự cụ thể của mình. Ngày mai, mùa xuân nhân hòa sẽ đến, đến với nội bộ Cao Đài, trên sông núi Việt Nam và trong tâm hồn nhân loại.
Sài Gòn, cuối đông Quý Tỵ 2013.
THIỆN QUANGMùa xuân trong thế nhân hòa
THIỆN QUANG
BÀI THUYẾT MINH GIÁO LÝ, 15-12 QUÝ TỴ (15-01-2014)

“Xuân, xuân đến, muôn phần nô nức,
Xuân là chi vạn vật đón chờ?
Xuân về có rượu có thơ,
Có câu chúc tụng, có giờ nghỉ ngơi…” (1)
Cứ mỗi độ xuân về, nhân thế lại rộn ràng đón xuân. Chẳng mấy ai thắc mắc rằng xuân là gì mà mình phải đón. Dù giàu hay nghèo, nhà nào cũng đón, đón một cách tự nguyện, chân thành, thiết tha, nồng nhiệt. Thế nhưng, “xuân là chi vạn vật đón chờ?”
Nếu hiểu được bản chất của xuân thì không chỉ đón xuân và thưởng xuân, chúng ta còn có thể tạo ra được một mùa xuân mà nhà nhà đều mong đợi: mùa xuân trong thế nhân hòa.
1. XUÂN LÀ GÌ?
“Xuân là cảnh thiên thời địa lợi,
Có nhân hòa, xuân mới thành xuân,
Năm qua tháng lại vô ngần,
Biết xuân, thưởng được ngày xuân huy hoàng.” (2)
Đời sống của con người có hai phần, phần bên ngoài là những giao tiếp với ngoại giới, phần bên trong là những hoạt động của nội tâm. Đối với đời sống bên ngoài, xuân chỉ là một mùa trong bốn mùa, do sự vận hành của trời đất. Nhưng đối với đời sống bên trong, xuân là một trạng thái nội tâm, do sự hòa hiệp của con người. Trời đất dùng cảnh vật để vẽ nên nét xuân; nhưng chính con người phải dùng nhân hòa để tạo thành hồn xuân. Có nhân hòa trong cảnh xuân, thì nét xuân mới có hồn, và mùa xuân mới hiện hữu sống động trong cảm xúc của nhân thế.
Hiểu rõ điều này nên vào dịp tết, người Việt thường tạo ra bầu không khí đầm ấm bằng những buổi sum họp gia đình hoặc cộng đồng; sum họp để dưỡng nuôi mối giao hòa với các bậc tổ tiên trong quá khứ, sum họp để thắt chặt tình hòa ái giữa những con người ở hiện tại, sum họp để đồng cảm nhau trong từng ước vọng tương lai. Trải qua hàng ngàn năm ăn tết giữa bao thăng trầm của lịch sử, sự sum họp đã trở thành một biểu tượng thiêng liêng của nhân hòa trong tâm thức Việt Nam.
Có những gia đình chỉ thật sự sum họp được vào đúng một ngày cuối năm, ngày ba mươi tết, và chỉ để cùng nhau hối hả dọn dẹp nhà cửa, cùng nhau lăng xăng làm cơm cúng ông bà, cùng nhau tất bật chuẩn bị vài thứ bánh mức cho mấy ngày tết. Trong cái “cùng nhau” đó, ai nấy tuy bận rộn túi bụi, miệng cứ kêu trời vì làm hoài không hết việc, nhưng nét mặt luôn sung sướng tươi vui vì thấy những giây phút sum họp ấy cực kỳ quý báu. Đến khi sang mùng một, mùng hai, mỗi người lại phải đi một ngã vì chuyện này chuyện nọ… Đối với những gia đình như vậy, cái ngày có không khí xuân nhiều nhất là ngày ba mươi tết. Vì đó là ngày của chữ hòa, ngay cả khi hòa với nhau để cùng làm việc quần quật như bị nhồi quả từ sáng tinh mơ cho đến sát giờ giao thừa.
Vào những ngày tết, nếu chẳng may xảy ra chuyện bất hòa đến mức lời qua tiếng lại trong gia đình hay chòm xóm thì coi như mất sạch cả cái tết, tuy rằng én vẫn bay lượn rợp trời và mai vẫn nở đầy trước ngõ. Cảnh xuân do thiên thời địa lợi chẳng có cách nào bù đắp được những nỗi buồn do bất hòa.
Cái kinh nghiệm hết sức Việt Nam này giúp chúng ta hiểu vì sao giáo lý Cao Đài nói rằng “có nhân hòa, xuân mới thành xuân” (3). Về bản chất, xuân chính là hòa, và mùa xuân chính là mùa nhân hòa. Không nhân hòa thì xuân đành chịu thất mùa, mặc dù ngoại cảnh vẫn còn đủ những thiên thời và địa lợi của một mùa xuân.
Vậy thì đón xuân là đón cái gì? Sâu thẳm trong tiềm thức nhân gian, đón xuân là đón bầu không khí nhân hòa. Có người đã tìm thấy được nó qua những giờ phút ngắn ngủi của những buổi sum họp đầm ấm; cũng có biết bao người chỉ đón chờ trong hy vọng mà chưa bao giờ biết được nó. Nhưng dẫu thuộc trường hợp nào đi nữa, tâm lý mong chờ xuân đến luôn thể hiện những khao khát của con người đối với đời sống nhân hòa, không chỉ là nhân hòa trong thời gian của một mùa xuân hay trong không gian của một cộng đồng, mà trong mọi không-thời gian của cuộc sống.
Ở thời hạ nguơn mạt kiếp, những khao khát này phản ánh nỗi bất lực của nhân loại trước sự phân hóa của thế giới hiện đại. Chẳng một ai muốn sống trong một xã hội bất hòa, dù là một gia đình bất hòa hay một khu vực địa lý bao gồm các quốc gia bất hòa. Vậy mà cả thế giới lại lún sâu trong tình trạng phân hóa cùng cực, và cả nhân loại đang đứng trước nguy cơ tự diệt vong vì những tham dục bạo tàn. Quả là một mùa đông thê lương của lịch sử nhân loại: khắp nơi, sự chia rẽ đều đè bẹp nhân hòa và châm ngòi cho cơ tận diệt, đó là chưa kể đến những thiên tai bệnh dịch cứ dồn dập xảy ra. Những mùa xuân của ngoại cảnh mà mọi người nô nức đón chờ hàng năm hoàn toàn không cứu vãn được tình hình. Nên vào những dịp xuân của thời khai Đạo, Đức Chí Tôn đã từng than: “Ôi! xuân tàn, xuân đến; cái xuân của người đã sắp lụn hao, mà rồi cái xuân của trời đất, nước non cũng chưa chắc là vô cùng vô tận.”(4) May mắn thay cho chúng ta, Đức Chí Tôn đã khai Tam Kỳ Phổ Độ để làm mầm móng phục hồi thế giới: “Thầy mở cơ tận độ kỳ ba này cho các con, cho thế giới nhân loại, cũng như mùa xuân đến với vạn vật.”(5) Thông qua cơ cứu độ kỳ ba, Ngài đã trao cho nhân loại một quyền pháp có thể làm cho “đông thành xuân, phàm tục thành tiên thánh, loạn nên trị, chiến đấu ra an bình, vị kỷ ra đại đồng” (6) để lập đời thượng nguơn thánh đức.
Đời thánh đức là một mùa xuân mà đạo Cao Đài phải tạo ra vì sự sinh tồn của nhân loại, giúp nhân loại thoát khỏi mùa đông hạ nguơn mạt kiếp. Và vì xuân chỉ có thể là nhân hòa, nên muốn đem mùa xuân thánh đức đến nơi nào, người Cao Đài phải tạo ra được thế nhân hòa ở nơi đó.
“Thế nhân hòa” là một khái niệm được giáo lý Cao Đài sử dụng để chỉ một xã hội nhân hòa mẫu mực, được xây dựng theo ba tiêu chuẩn: nhân bản, an lạc và tiến bộ; xã hội nhân hòa này có khả năng cải thiện mọi xã hội khác bằng cách làm gương thông qua những kết quả thực tế mà mình đã đạt được, khiến cho mọi xã hội đều quyết tâm noi theo và dần dần trở thành các xã hội nhân hòa. Vì vậy, Đức Lê Văn Duyệt Đại Tiên nói, “tạo thế nhân hòa là làm thế nào lập một xã hội cải thiện mọi xã hội với ba tiêu chuẩn: nhân bản, an lạc, tiến bộ.” (7).
Trong đường lối tạo thế nhân hòa của Đại Đạo, ba tiêu chuẩn nhân bản, an lạc và tiến bộ đóng vai trò quan trọng như nhau; chúng bổ sung qua lại để tạo ra sự quân bình cho xã hội. Những nỗ lực từng bước nhằm đạt được trọn vẹn cả ba tiêu chuẩn này sẽ giúp xã hội tiến dần tới nhân hòa. Do đó, ba tiêu chuẩn này được ví như ba chân vạc của thế nhân hòa.
Mùa xuân trong thế nhân hòa là mùa xuân thánh đức mà người Cao Đài phải cùng nhau gầy dựng để thể hiện tác năng bảo tồn của cơ tái tạo. Nhưng muốn lập được đời thánh đức cho toàn nhân loại ở ngày mai, thì ngay từ hôm nay, người Cao Đài phải đem lại được mùa xuân thánh đức cho thánh sở của mình, hay ít nhất, cho bộ phận hành sự mà mình đang tham gia trong thánh sở ấy. Đây là một sứ mạng cao cả của người Cao Đài, không chỉ với tư cách là con cái của Đức Thượng Đế mà còn với tư cách là dân tộc Việt Nam.
Và muốn vậy, phải xây dựng được thế chân vạc nhân bản - an lạc - tiến bộ.
2. XUÂN NHÂN BảN
Trong một mùa xuân đúng nghĩa, mỗi người đều cảm nhận được sự ấm cúng qua những tình cảm thiêng liêng mà cộng đồng của mình đem lại, khiến cho ai nấy đều thấy gắn bó hơn với cộng đồng. Tình cảm thiêng liêng này là sự hòa quyện giữa tình thương yêu, niềm tự hào, tinh thần tập thể và ước nguyện phụng sự. Đó là một tình cảm bẩm sinh, kết nối những cá nhân thành xã hội và làm thành nền tảng cho đạo đức xã hội. Giáo lý Cao Đài gọi đó là nhân bản, qua lời dạy của Đức Lê Đại Tiên: “mọi sinh hoạt hãy nhắm vào nhân bản, vào tình cảm thiêng liêng mà Thượng Đế Chí Tôn đã dành cho mỗi con người.” (8)
Nhân bản là bản thể của con người, nghĩa là cái mà nhờ đó, chúng ta làm nên được những giá trị cao cả của một con người nơi bản thân mình và sống với những giá trị này như một con người đích thực.
Trong đời sống cá nhân, bản thể ấy là nhân tính (tính người). Sự phát huy bản thể ấy qua những sinh hoạt hàng ngày của mỗi chúng ta sẽ quyết định trình độ “làm người”, và do đó, mức độ “nên người” mà chúng ta thật sự đạt được (9).
Trong đời sống xã hội, nhân bản là tinh thần vong kỷ, vô ngã, xả thân vì tình thương đối với cộng đồng xã hội (10). Những giá trị cao cả như “vong kỷ” (dẹp đi cái riêng tư của mình), “vô ngã” (bỏ đi cái Tôi tầm thường của mình), “xả thân” (sẵn sàng nhận hết mọi bất lợi về phần mình) hay “thương yêu tha nhân” (sẵn sàng cống hiến cho đại chúng) được gọi là những giá trị nhân bản, bởi vì chúng bộc lộ nhân tính rõ rệt đến mức không thể nhầm lẫn với một tính chất nào khác.
Nhân bản đóng vai trò chân vạc đầu tiên của thế nhân hòa. Nếu tình thương yêu tha nhân lớn đến mức chúng ta có thể xả thân, dẹp bỏ những cái riêng tư của mình, sẵn sàng nhận hết mọi bất lợi về phần mình, thì tình thương ấy đã phát triển được đến cực điểm. Mà khi đạt đến cực điểm, tình thương ấy chính là hòa (11). Vì vậy, nhân bản là cốt lõi của nhân hòa.
Ai phát huy được những giá trị nhân bản trong đời sống xã hội, người đó sẽ phát huy được nhân tính trong đời sống cá nhân của mình. Ngược lại, càng phát huy được nhân tính nơi bản thân thì càng làm gia tăng những giá trị nhân bản của xã hội. Làm được điều này, dù trong bất kỳ một xã hội lớn hay nhỏ nào, tức là đã góp phần xây dựng nền tảng nhân hòa cho toàn thế giới.
Xã hội nào cũng ngưỡng vọng những giá trị nhân bản. Tuy nhiên, nếu quan sát những xã hội hiện đại chung quanh mình, chúng ta hiếm khi thấy được những giá trị đó trên thực tế. Bởi lẽ, các xã hội hiện đại đang gặp phải một căn bệnh chung mà giáo lý Đại Đạo gọi là “vong bản”. Và để cứu chữa, “thế nhân hòa phải tạo lập lại các giá trị nhân bản, đưa con người trở về với đời sống hợp nhân tính đơn thuần” (12).
Mọi xã hội, dù ngoài đời hay trong đạo, nếu không phát triển dựa trên các giá trị nhân bản – nghĩa là không dựa trên tình thương dành cho đại chúng – thì tất cả đóng góp của cá nhân và tập thể dù đầy thiện chí cũng đều mang đến những tác dụng vô cùng tiêu cực. Đức Lê Đại Tiên đã khuyến cáo: “hiểu biết, hành động, phục vụ, phụng sự mà không nằm trong nhân bản sẽ đưa đến những hậu quả khốc liệt nhất cho xã hội.” (13) Để thấy được lý do của điều này, chúng ta hãy nhìn vào thực tế.
Con người – như Thượng Đế đã sinh ra – ai cũng có tình thương trong bản thể. Tuy nhiên, đối với những người không biết thương yêu đại chúng, họ sẽ tự động dành hầu hết tình thương ấy cho bản thân mình. Điều này khiến họ yêu cái Tôi phàm tục của mình một cách si mê! Họ cũng sẵn lòng dành một ít còn thừa lại của tình thương ấy cho những đối tượng mà cái Tôi phàm tục của họ đòi hỏi, ví dụ, cho những cá nhân, những phe nhóm, hay những tầng lớp xã hội mà họ cần đến để thỏa mãn những dục vọng của mình. Rốt cuộc, trong một xã hội thiếu tình thương dành cho đại chúng, chúng ta luôn thấy sự hiện hữu của những cá nhân, phe nhóm, tầng lớp chỉ biết đặt cái ích kỷ của mình lên trên hết. Xã hội sẽ ngày càng bị lún sâu vào những sình lầy của sự chia rẽ và bất hòa. Đó là điều mà giáo lý Đại Đạo gọi là “hậu quả khốc liệt nhất cho xã hội”.
Vì vậy, không ai có thể trở thành người có ích đối với xã hội nếu như trước đó chưa trở thành con người nhân bản. Chỉ khi vứt bỏ được cái Tôi tầm thường của mình đi, con người mới có thể đặt lợi ích của cộng đồng lên trên lợi ích của cá nhân, hy sinh bản thân để phục vụ cho đại chúng. Nên vào thời kỳ mới khai đạo, nhân mùa xuân Kỷ Tỵ 1929, Đức Chí Tôn đã dạy rõ: những ai “biết chịu kém sút trong nẻo lợi đường danh, biết thiệt mình mà đặng cho kẻ khác, biết đổ lụy cho kẻ vui cười” và “biết động mối thương tâm, thương người hơn kể mình” thì sẽ được “về cùng Thầy”(14) . Nếu thực hành được lời dạy này, tất cả người Cao Đài sẽ trở nên con người nhân bản; họ sẽ phát huy được chí hy sinh mà đem mùa xuân nhân bản đến cho đạo và cho đời, cho thánh sở của mình và cho toàn thể nhân loại.
3. XUÂN AN LạC
Trong không khí náo nức của những ngày đầu năm, người ta thường chúc nhau một năm mới vui vẻ. Gắn liền với sự toại nguyện, niềm vui là cái luôn được mong đợi từ mỗi mùa xuân. Thế nên, mùa xuân trong thế nhân hòa không thể thiếu được sự an lạc.
Là chân vạc thứ hai của thế nhân hòa, an lạc phải được đưa vào đời sống hàng ngày – Đức Lê Đại Tiên nói – “nếu chưa được thì không thể gọi là nhân hòa thực sự.” (15)
An lạc là niềm vui của một nội tâm yên tịnh. Niềm vui này có được do con người biết giữ cho tâm mình tự chủ, không để ngoại cảnh ảnh hưởng hay tha lực tác động. Trong mùa xuân an lạc, ta vui không phải vì nắng xuân, gió xuân, tiệc tùng ngày xuân hay giải trí đầu xuân, mà ta vui vì tâm ta tự chủ trong mọi tình huống của cuộc đời.
Khả năng tự chủ của tâm trước ngoại cảnh và tha lực được gọi là “yên tịnh”. Đối với đạo Cao Đài, “sự yên tịnh và sự hòa bình là hai điều Thầy dụng mà gieo mối Đạo.” (16) Thế nên, duy trì sự yên tịnh của nội tâm là một bản lĩnh quý báu mà mỗi tín đồ phải rèn luyện. Đứng trước những vô thường của thế gian, nội tâm có yên tịnh thì con người mới hy vọng giải thoát được mình ra khỏi cái Tôi phàm tục của chính mình, và từ đó, thoát khỏi mọi chi phối khác ở thế gian. Sống một đời sống tự chủ như vậy, tâm hồn sẽ thanh thản an nhiên, phong cách sẽ thung dung tự toại; đó là những biểu hiện của tâm trạng hài lòng về đời sống của mình. Và sự hài lòng này tự nó là niềm vui (17). Nội tâm càng yên tịnh bao nhiêu thì niềm vui này càng bền vững bấy nhiêu.
An lạc có liên hệ với nhân hòa như thế nào? Vì không bị trói buộc trong cái Tôi phàm tục nên an lạc là một niềm vui vô ngã. Một khi đạt được an lạc, tâm hồn con người sẽ tự mở cửa cho niềm vui ấy lan tỏa đến mọi người chung quanh và trở thành một niềm hòa ái tự nhiên. Ngược lại, không có niềm vui này trong tâm hồn, sẽ không có cách nào hòa được với người khác. Đây là điều chúng ta có thể kiểm nghiệm được: những lúc buồn bực người ta hay gây nên những bất hòa vô cớ với người khác, còn khi vui vẻ mọi người lại dễ hòa thuận với nhau hơn.
Tuy nhiên, trong bảy trạng thái tình cảm của cái Tôi, có hai trạng thái tự chúng là sự buồn bực: giận (nộ) và buồn (ai); hai trạng thái khác chứa đựng một phần buồn bực do bản chất tâm lý của chúng: ghét (ố) và sợ (cụ); ba trạng thái còn lại đều có thể bị chuyển hóa ngay lập tức thành sự buồn bực nếu chúng không được thỏa mãn hoàn toàn: thương (ái), mừng (hỷ) và vui (lạc). Hầu hết những niềm vui mà chúng ta thường thấy hàng ngày đều là niềm vui giả tạm, chúng có thể đem đến những “đợt” hòa thuận ngắn ngủi; và khi “đợt” hòa thuận này đi qua, không biết bao nhiêu “đợt” bất hòa khác lại có nguy cơ ập tới.
Chỉ có sự an lạc, tức là niềm vui xuất phát từ sự bình an của tâm hồn hay sự thanh tịnh của nội tâm, mới có đủ quyền năng tạo ra một sự hòa ái bền vững trong mọi mối quan hệ xã hội. Người an lạc tuy ung dung thanh thản nhưng không bao giờ cầu an, tìm kiếm sự rỗi rãi cho bản thân, né tránh những trách nhiệm nặng nề đối với đại chúng. Sẵn sàng cực lòng nhọc trí trong việc xây dựng đời sống nhân hòa cho thiên hạ nhưng vẫn không đánh mất sự yên tịnh của nội tâm, người an lạc chẳng mảy may vướng bận vào những danh, lợi, chức, quyền, nếu như không xem chúng là những thứ làm nhuốc nhơ nhân cách. Phần thưởng lớn lao nhất đối với người an lạc là biết rằng mọi nỗi cực nhọc của mình đều đem lại ích lợi cho muôn người. “Các bậc thánh nhân ngày xưa ăn cơm hẩm, co tay gối đầu, quanh năm suốt tháng không giờ phút nào mà tâm tư không nghĩ đến việc lợi ích cho thiên hạ, cho nước cho dân, cho đời bình trị.” – Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo từng nêu lên những tấm gương an lạc của cổ thánh – “Trong khoảng thời gian dài dằng dặc, họ đã lê gót khắp đông tây nam bắc, trải qua nhiều thử thách gian lao, ê chề ngao ngán, nhưng tâm chí họ vẫn kiên trì để lập thành cái chủ thuyết khi họ rời bỏ cõi đời tạm bợ này. Suốt một cuộc đời như vậy, họ không bao giờ đem tâm trí họ để vào những chi tiết nhỏ nhặt quanh mình vì họ không thích đồ danh trục lợi, nhưng họ cũng vẫn không thiếu thốn gì cả. Luật Tạo Hóa đã bù trừ cho họ [trong sự] an bài. Cuối cùng, họ là một cánh chim hạc bay vút từng mây, để lại cho muôn đời phải tôn sùng chiêm ngưỡng cái chủ thuyết gọi là thánh nhân.” (18)
Qua những tấm gương thánh nhân ngày xưa, sự an lạc có một đặc tính kỳ lạ: nó làm giàu cho con người theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Người an lạc cảm thấy đời sống của mình đầy đủ về cả vật chất lẫn tinh thần, hoàn toàn không phải vì sở hữu một tài sản vật chất hay một quyền lợi tinh thần nào, nhưng vì làm chủ được nhu cầu của mình và đạt được sự toại nguyện tự thân. Cảm giác đầy đủ đó khiến họ luôn muốn chia sớt những gì tốt đẹp mà mình đang có cho tha nhân. Do đó, họ dễ dàng thu phục được thiện cảm của tha nhân, và tha nhân cũng vì thiện cảm ấy mà sẵn sàng hòa với họ.
Qua những thực tế trái ngược lại của ngày hôm nay, những người không đạt được sự an lạc luôn thấy mình thiếu thốn đủ thứ. Tài sản, danh tiếng, chức tước, quyền lực, địa vị xã hội, sự kính trọng của người khác, hạnh phúc của bản thân,… cái gì họ cũng có thể thấy thiếu. Không hẳn vì họ không có những thứ đó trong tay, mà vì họ bị điều khiển liên tục bởi những dục vọng ích kỷ không giới hạn. Cảm giác thiếu thốn này khiến cho họ luôn đòi hỏi ở tha nhân. Mà nếu cứ đòi hỏi ở tha nhân, họ sẽ tạo ra ác cảm nơi tha nhân, vì trên đời này ai cũng thấy khó chịu đối với những kẻ luôn đòi hỏi. Bằng việc tạo ra ác cảm, họ đã tạo ra những bất hòa.
Như vậy, sự an lạc có tác dụng định hướng lại những nhu cầu và ước muốn của con người. Một mặt, nó giúp con người từ bỏ khuynh hướng đòi hỏi ở tha nhân hòng thỏa mãn cá nhân mình, nghĩa là từ bỏ khuynh hướng tạo ra bất hòa. Mặt khác, nó thúc đẩy con người nỗ lực mưu cầu hạnh phúc cho thiên hạ, nghĩa là thúc đẩy nỗ lực tạo ra nhân hòa. Hai điều này kết thúc mọi mâu thuẫn trong nhu cầu và ước muốn của một xã hội. Vì vậy, trong mùa xuân của thế nhân hòa, người Cao Đài “không những tạo sự an định vững vàng cho nhân loại, ngoài ra, còn phải bắt buộc đưa sự an lạc vào cuộc sống sinh tồn cho nhân thế.” (19)
4. XUÂN TIẾN Bộ
Tiến bộ là chân vạc thứ ba của thế nhân hòa.
Chân vạc thứ nhất, nhân bản, liên quan đến đạo đức và tình thương. Chân vạc thứ hai, an lạc, liên quan đến hạnh phúc, bình an và thuận hòa. Những yếu tố đó rất tốt đẹp, nhưng, “đạo đức thương yêu [và] hạnh phúc an hòa chưa đủ cho một xã hội thực thể.” (20) Và Đức Lê Đại Tiên nhấn mạnh: “Điều mà trong thế nhân hòa phải có là sự tiến bộ.” (21)
Trong ngày tết cổ truyền, người Việt thường mặc những bộ đồ mới để đón xuân. Bộ đồ mới tượng trưng cho sự mới mẻ trên mọi phương diện của đời sống tương lai. Hành động “mặc đồ mới” một cách đồng loạt vào đầu năm tượng trưng cho việc tự đổi mới bản thân để cùng nhau đổi mới toàn xã hội. Hành động đó thể hiện niềm hy vọng về sự tiến bộ của cá nhân và cộng đồng.
Theo giáo lý Cao Đài, tiến bộ là sự hoàn hảo hóa theo thời gian trên mọi phương hướng của nhân sinh và tâm linh(22) . Nếu chỉ tiến bộ trên vài hướng nào đó của đời sống, ví dụ như chỉ tiến bộ về mặt khoa học hay kinh tế mà bỏ quên đạo đức và tâm linh, thì đó chưa thật sự là tiến bộ, mà có khi còn tạo ra sự mất quân bình khiến cho xã hội bị suy thoái ở tổng thể.
Mùa xuân trong thế nhân hòa phải đem đến cho cá nhân và xã hội sự tiến bộ toàn diện. Muốn đạt được những mục tiêu chung hôm nay và ngày mai, mọi thành viên của một tập thể phải có khả năng phối hợp với nhau trong nhận thức và cộng tác với nhau trong hành động. Nhưng để có được khả năng này, “trên bất cứ một cương lãnh sinh hoạt nào cũng thế, sự tiến bộ phải luôn luôn được nêu lên. ” (23)Mỗi bước tiến bộ của tập thể đều nâng cao thêm giá trị cho cá nhân; mỗi bước tiến bộ của cá nhân đều tích lũy thêm giá trị cho tập thể. Vì vậy, phải thúc đẩy sự tiến bộ thì “giá trị tập thể mới mong càng ngày càng cải thiện, càng un đúc trong hiện tại và hướng thượng ở tương lai.” (24)
Nhưng làm thế nào để thúc đẩy sự tiến bộ đồng loạt trong tập thể? “Chính sự giáo dục” – Đức Lê Đại Tiên dạy – “phải đảm nhiệm [một vai trò] quan trọng trong thế nhân hòa” (25). Trong nghệ thuật lãnh đạo hiện đại (mordern leadership), để giảm thiểu những nguy cơ xuất hiện mâu thuẫn trong một tổ chức, đội ngũ lãnh đạo phải có trách nhiệm giáo dục (educate) tổ chức của mình bằng những chương trình và hình thức thích hợp. Ví dụ như chương trình giáo dục về văn hóa của tổ chức (organizational culture), giúp mọi người hiểu cách hành xử và cách làm việc với nhau một cách hòa thuận, khoa học và hiệu quả; chương trình này làm cho mỗi người đều tự cảm thấy hãnh diện khi mình đối xử thân thiện với đồng nghiệp, cũng như tự cảm thấy hổ thẹn khi lỡ tạo ra một sự bất hòa trong tổ chức. Đây không phải là chuyện viễn tưởng. Nhiều công ty đa quốc gia đã có chương trình này, các nhà quản lý của họ đã dựa vào đó để huấn luyện nhân viên của mình thông qua các công việc hàng ngày và đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Người Cao Đài hoàn toàn có thể bắt chước và áp dụng để tạo thế nhân hòa trong sứ mạng phổ độ kỳ ba.
“Văn minh nhơn loại đang cực kỳ tiến bộ, loài người phát triển đến cao độ; tuy chưa đạt đến chỗ thay Tạo Hóa vận hành vũ trụ, nhưng con người đã vận dụng, phát huy cái năng lực vô cùng, cái trí tuệ siêu việt được phú bẩm từ Chí Tôn Thượng Đế.” – Đức Lý Giáo Tông từng đặt vấn đề với người tín đồ Cao Đài – “Nhìn lại nội bộ Cao Đài, chư hiền đệ, hiền muội có suy nghĩ gì không?” (26)
Dĩ nhiên là Ngài muốn toàn thể nội bộ Cao Đài phải thức tỉnh trong hồng ân của Thượng Đế mà tiến bộ, ít nhất là cho kịp với tốc độ tiến bộ của thế giới nếu không nói là phải nhanh hơn, để cứu độ nhân loại. “Là những hàng môn đệ của Đức Chí Tôn Thượng Đế, chư hiền đệ muội được ban trao sứ mạng, được thọ nhận tân pháp Cao Đài (công phu, công quả, công trình)” – Ngài hỏi – “thế thì cái chỗ đạo pháp huyền vi chứng đắc của chư hiền đệ muội, hiện tại, là ở chỗ nào?” (27)
Và Ngài dạy:
“Mỗi chư hiền đệ, hiền muội trong tôn giáo Cao Đài nói chung, Cơ Quan nói riêng, chư đệ muội nếu chưa đạt đến chỗ thông công trực tiếp cùng Đức Chí Tôn Thượng Đế hay chứng đắc lục thông hoặc đắc đạo quả tại thế gian, thì cũng phải đạt được giá trị tâm linh siêu việt.” (28)
Giá trị tâm linh siêu việt mà Ngài nêu lên ở đây có nghĩa là giá trị của đạo đức; giá trị ấy phải toát ra từ bất kỳ tư tưởng, lời nói và hành vi nào của chúng ta: “mỗi chư hiền đệ muội phải thể hiện một tấm gương đạo đức, nhơn sanh nhìn vào cảm phục, yêu mến và vâng lời.” (29)
Tiến bộ là động lực thúc đẩy con người hoàn hảo hóa một cách tự nhiên theo sự đi lên của xã hội. Sống trong một thế giới “cực kỳ tiến bộ” về trí tuệ như Đức Lý Giáo Tông đã nhận định, người Cao Đài có rất nhiều điều kiện thuận lợi để trở nên tiến bộ vượt bậc về công quả, công trình, công phu. Người Cao Đài phải biết tận dụng động lực này, “phải làm thế nào cho con người của xã hội hoàn hảo một cách tự nhiên”(30) ; có như vậy, nhân hòa mới được hình thành và phát triển theo đà tiến chung của thế giới. Khi sự tiến bộ đã đạt đến mức mà nơi mọi người đều hình thành được thói quen chung sống thuận hòa, thì mùa xuân thánh đức sẽ đến và lịch sử sẽ không thể đảo ngược được nữa: nếu có ai đó còn nghĩ đến những hành động bất hòa, họ cũng sẽ không đủ can đảm thực hiện vì chúng trái ngược với nếp sống tự nhiên mà toàn thể nhân loại đã tạo ra (31).
5. NHữNG LờI CHÚC XUÂN NHÂN HÒA
Trong những giao tiếp đầu năm, lời chúc xuân là hương liệu tuyệt vời cho bầu không khí nhân hòa. Không quan trọng ở chỗ lời lẽ giản dị hay rườm rà, thật thà hay khách sáo, cũng chẳng quan trọng ở chỗ nội dung rập khuôn hay sáng tạo, thực tế hay viển vông, việc chúc xuân là nghệ thuật “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Chính nhờ việc làm vừa lòng nhau này, lời chúc xuân trở thành một phương tiện độc đáo nhằm bày tỏ sự hiếu hòa.
Qua cơ bút Cao Đài, các Đấng Thiêng Liêng đã ban cho chúng ta nhiều câu chúc xuân nhân bản, an lạc và tiến bộ. Những câu chúc xuân này là những lời hướng dẫn ngắn gọn giúp chúng ta tạo được mùa xuân trong thế nhân hòa.
“Chúc tất cả, mọi người, mọi kẻ,
Chúc nữ nam, già trẻ, gần xa,
Chúc cho vui cảnh vui nhà,
Chúc cho trên thuận dưới hòa hanh thông.” (32)
Đó là một lời chúc xuân an lạc. Bằng lời chúc nhẹ nhàng này, chúng ta nhắc nhau rằng sự yên vui và sự thuận hòa luôn đi chung với nhau. Muốn thuận hòa, cần đem đến niềm vui cho nhau trong mọi hoàn cảnh; và ngược lại, muốn luôn được yên vui, phải giữ nếp thuận hòa.
Cùng với lời chúc xuân an lạc, chúng ta hãy khơi lại những truyền thống đạo đức của dân Việt từ ngàn xưa và đưa chúng vào thế giới hiện đại qua những lời chúc xuân nhân bản:
“Chúc tỉnh, quận, hương, thôn, xóm, ấp,
Chúc đồng bào cùng khắp trong ngoài,
Ruột mềm (33) thương lấy chân tay,
Khỏi điều họa gởi tai bay bạo tàn.
Chúc nhân loại trần gian khác giống (34),
Quý trọng nhau mạng sống ở đời,
Dại khôn vẫn cũng con người,
Giàu nghèo vẫn cũng bầu trời thở chung.” (35)
Trong một cộng đồng, mọi người tuy khác biệt nhau về căn trí, nghiệp duyên, cá tính, sở thích, thói quen,… nhưng phải biết gắn bó với nhau thì cộng đồng mới tồn tại được. Mà muốn gắn bó thì phải thương yêu nhau. Lời chúc nhân bản nhắc mọi người vượt qua tất cả khác biệt để thương yêu và để gắn bó, cùng giải quyết những khó khăn chung, giúp mỗi người hoàn thành bổn phận của mình.
Bên cạnh lời chúc xuân nhân bản dành cho đồng bào và nhân loại, chúng ta sẽ dành riêng một lời chúc xuân nhân bản cho các bậc lãnh đạo tinh thần của các tôn giáo trên đất nước Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Lời chúc đặc biệt này cũng thể hiện nỗi mong đợi của các Đấng Thiêng Liêng đối với những hàng chức sắc chức việc, các bậc sứ mạng thiên ân trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ:
“Chúc lãnh tụ khắp trong tôn giáo
Thế mạng Trời lãnh đạo tinh thần,
Giáo truyền thức tỉnh nhân dân,
Khỏi điều kỳ thị ngã nhân chánh tà.
Cây Đại Đạo chia ra nhiều nhánh,
Nếp một chum, làm bánh nhiều hình,
Đạo đời tuy khác, nhân sinh
Đều do một Đấng Chí Linh tạo thành.” (36)
Lời chúc này kêu gọi các nhà lãnh đạo cùng nhau xóa bỏ óc kỳ thị của quần chúng. Là lối suy nghĩ vị ngã vong tha (37) luôn mang nặng thành kiến, óc kỳ thị dẫn tới sự phân biệt đối xử và ngăn chặn mọi nỗ lực phục hồi nhân bản. Ơn Trên đã từng dạy:“Những gì gọi là khuôn vàng, thước ngọc, giáo điều đã quy định con người vào vị ngã vong tha, những tác nhân đã xây đắp con đường chướng ngại phân cách này, nếu không được những cánh tay uy hùng phá vỡ, các dòng sông nhân bản không đồng nhứt trùng hợp ở đại dương.” (38) Lãnh đạo tôn giáo dù ở bất cứ cấp bậc nào cũng là một vị trí thuận lợi để phá vỡ những tác nhân vong bản, góp phần phục hồi nhân bản cho cộng đồng xã hội mà mình đang dìu dắt, đưa quần chúng trong cộng đồng trở về cội nguồn chung của nhân loại.
Bổ sung vào những lời chúc xuân an lạc và nhân bản, lời chúc xuân tiến bộ thể hiện những kỳ vọng về sự canh tân, mà trước hết là canh tân hiệu quả tu hành của người đạo:
“Chúc người đạo tu hành mau đắc,
Đối xử nhau tự khắc chế mình,
Luyện rèn tâm thánh minh linh,
Nặng tình đạo đức, nhẹ tình thế gian.” (39)
Tự khắc chế mình là bí quyết để tiến bộ. Áp dụng bí quyết này, chúng ta thấy rằng mọi sự tiến bộ trong thế nhân hòa đều nằm ở những thành quả vững chắc trên thiên đạo (giải thoát) cũng như trên thế đạo (đại đồng):
“Chúc những bậc tu đơn luyện mạng,
Chúc những hàng tu tánh luyện tâm,
Bảy tình sáu cửa vững cầm,
Ngăn loài tà mị ngoại xâm quấy phiền.
Chúc những bậc thế thiên hoằng đạo,
Chúc những hàng sĩ giáo phổ thông,
Dang tay bắt nhịp cầu vồng,
Gây tình huynh đệ đại đồng thế gian.” (40)
Tết năm nay, chúng ta hãy mang đến cho nhau những lời chúc nhân hòa này, để rồi cùng biến những ước vọng thanh cao đó thành những kết quả tốt đẹp trong thực tiễn.
6. VÀI DÒNG KếT
Mùa xuân năm Đinh Mão 1927, Đức Chí Tôn đã khuyên toàn đạo: “Dạy lẫn cho nhau đặng chữ Hòa.” (41) Khi đạo đệ chép lại lời khuyên tha thiết này từ một bản Thánh Ngôn Hiệp Tuyển đã ố vàng vì năm tháng, gần chín mươi mùa xuân đã đi qua trong cơ đạo, và lại thêm một mùa xuân nữa đang về. Ngoài trời, cảnh xuân vừa chớm nhắc chúng ta rằng thiên thời và địa lợi của sứ mạng kỳ ba đã được an bày đầy đủ; cái duy nhất còn thiếu sót trong sứ mạng này chỉ là nhân hòa và nhân hòa. Hôm nay, mỗi chúng ta hãy kiên tâm tạo thế chân vạc nhân bản - an lạc - tiến bộ ngay từ phạm vi hành sự cụ thể của mình. Ngày mai, mùa xuân nhân hòa sẽ đến, đến với nội bộ Cao Đài, trên sông núi Việt Nam và trong tâm hồn nhân loại.

Sài Gòn, cuối đông Quý Tỵ 2013.

_________________________________

1 -Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo; Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 29-12 Mậu 1-Ngọ (27-01-1979).
2-Ibid.
3-Ibid.
4-Tòa Thánh Tây Ninh, Thánh Ngôn Hiệp Tuyển (Q.2), tr.65.
5-Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế; Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 30-12 Giáp Dần (10-02-1975).
6-Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo; Nam Thành Thánh Thất, 01-01 Kỷ Dậu (17-02-1969).
7-Đức Lê Văn Duyệt Đại Tiên; Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 15-02 Canh Tuất (21-03-1970).
8-Ibid.
9-Ở đây, khái niệm “làm người” được lấy từ nội dung của yếu điểm giáo lý “Sứ mạng vi nhân” (Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, Yếu Điểm Giáo Lý Đại Đạo, tr.181); khái niệm “nên người” được lấy từ câu thơ “Nên ta, nên đạo, mới nên người” (Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo; Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 29-12 Mậu Ngọ (27-01-1979).)
10-Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, Yếu Điểm Giáo Lý Đại Đạo, tr.222.
11-Đức Vân Hương Thánh Mẫu dạy: “Hòa là cực điểm của tình thương, không hơn không kém, không lệch lạc, không người không ta, không màu da sắc tóc, không tôn phái, chỉ là một cứu cánh chung tối thượng để đem lại sự sinh tồn hạnh phúc an vui cho mọi người sống ở thế gian, không còn cách phân chủng tộc.” (Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Thánh Giáo Sưu Tập (1968-1969), tr.18.)
12-Đức Lê Văn Duyệt Đại Tiên; Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 15-02 Canh Tuất (21-03-1970).
13-Ibid.
14-Tòa Thánh Tây Ninh, Thánh Ngôn Hiệp Tuyển (Q.2), tr.65.
15-Đức Lê Văn Duyệt Đại Tiên; Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 15-02 Canh Tuất (21-03-1970).
16-Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế; 03-03-1927; Thánh Ngôn Hiệp Tuyển (Q.2).
17-Thiện Quang, Niềm vui theo quan niệm của đạo Cao Đài, Cao Đài Giáo Lý 121, tr.54.
18-Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo; Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 15-07 Tân Hợi (04-09-1971).
19-Đức Lê Văn Duyệt Đại Tiên; Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 15-02 Canh Tuất (21-03-1970).
20-Ibid.
21-Ibid.
22-Ibid.
23-Ibid.
24-Ibid.
25-Ibid.
26-Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo; Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 17-02 Đinh Sửu (25-03-197).
27-Ibid.
28-Ibid.
29-Ibid.
30-Đức Lê Văn Duyệt Đại Tiên; Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 15-02 Canh Tuất (21-03-1970).
31-Ibid.
32-Đức Lê Văn Duyệt Đại Tiên; Ngọc Minh Đài, Ngọc Minh Đài, 01-01 Ất Mão (11-02-1975).
32-“Ruột mềm” – do câu tục ngữ Việt Nam “máu chảy ruột mềm” – được dùng để chỉ sự nhân ái, lòng trắc ẩn.
34-“Khác giống” – do câu ca dao Việt Nam “bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” – được dùng để chỉ bất kỳ sự khác biệt nào giữa con người với con người, ví dụ như khác biệt về chủng tộc, tín ngưỡng, văn hóa, giai cấp, thành phần, địa vị xã hội,…
35-Ibid.
36-Ibid.
37-“Vị ngã vong tha”: chỉ biết đến mình mà không biết đến người khác.
38-Đức Cao Triều Phát; Minh Lý Thánh Hội, 23-04 Kỷ Dậu (07-06-1969).
39-Đức Lê Văn Duyệt Đại Tiên; Ngọc Minh Đài, Ngọc Minh Đài, 01-01 Ất Mão (11-02-1975).
40-Ibid.
41-Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế; Từ Lâm Tự (Chùa Gò Kén), 14-01 Đinh Mão (13-02-1927); Thánh Ngôn Hiệp Tuyển (Q.1).
____
Thiện Quang

Lụy thân vì bởi ý ta bà,
Vì bởi người còn chấp cái ta,
Chẳng biệt giả chơn, không chánh niệm,
Đành làm tôi tớ thập tam ma.

Đức Quan Âm Bồ Tát, Liên Hoa Cửu Cung, 03-01 Ất Tỵ, 04-02-1965

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây