Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Trong một năm, mùa nào cũng có ý nghĩa, có cái quý, cái đẹp do sự chuyển hóa của thiên ...
-
"Dầu tôn giáo nào cũng đều giáo dân vi thiện, đều áp dụng giới luật quy điều, trì tâm tu ...
-
“Ta là ánh sáng đã đến thế gian, để bất cứ ai tin Ta, người ấy sẽ không ở trong ...
-
Những bậc Vĩ Nhân danh lưu thiên cổ đó toàn là những người có một nội lực vị tha phi ...
-
Thông thường chúng ta hiểu đơn giản là Đức Đông Phương Lão Tổ dạy tịnh luyện và Đức Giáo Tông ...
-
“Có cái có trong tình tạo hóa, Không là không đạo cả lưu hành, Biết đường sanh diệt, diệt sanh; Hoàn nguyên phản ...
-
Chùa là cơ sở hoạt động và truyền bá Phật giáo. Tuy nhiên, chùa Việt Nam ngoài thờ Phật còn ...
-
Quan niệm và biểu tượng về Thượng Đế trong Đạo Đức Kinh 1. Giới thiệu. Khi qua ải Hàm Cốc, Đức Lão ...
-
“Quyền pháp Đạo không là điều cai trị. Quyền pháp Đạo chính là sự thương yêu, giải thoát cai trị ...
-
Theo cuốn Hội chân biên của Thanh Hoà Tử, in vào năm thứ 7 đời Thiệu Trị (1847), thì ở ...
-
4. Anh HOÀNG ĐÌNH LẬP, nguyên là thành viên của tập thể Thanh Thiếu Niên Phổ Thông Giáo Lý, sau ...
-
Từ thiên cổ người xưa đã từng ưu tư về kiếp sống ngắn ngủi mà các hung thần lão suy ...
DIỆU NGUYÊN
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 07/07/2021
BA ĐIỀU MẤU CHỐT KHÔNG THỂ THIẾU TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẠO SỰ
BA ĐIỀU MẤU CHỐT KHÔNG THỂ THIẾU
TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẠO SỰ
Diệu Nguyên
Trong một lần lâm đàn trợ giúp các vị hướng đạo thực thi đạo sự, Đức Quảng Đức Chơn Tiên dạy: “… chư hiền hãy cố gắng, không thể thiếu ba điều mấu chốt,([1]) đó là quyền pháp, minh triết, công năng đại định. Tiên Huynh cũng giải thích thêm cho chư hiền được rõ hai chữ quyền pháp. Chư hiền đã hiểu rõ nhưng khi thực hiện thì không phát huy đúng mức, hoặc không phát huy đúng lúc đúng chỗ, làm cho tập thể rối loạn, trật tự ngả nghiêng nghiêng ngả. Nếu thiếu minh triết thì nhận định vấn đề không rõ ràng, thiếu chân lý, tầm nhìn không cao, dùng người không hợp lý, làm cho tập thể trì trệ chậm tiến. Thiếu công năng đại định thì không thể hiện đạo hạnh thanh cao của người tu, làm cho khảo đảo, không yên trong tập thể. Những điều Tiên Huynh vừa nêu trên nếu không hội đủ sẽ ảnh hưởng đến việc hành đạo của chư hiền.”QUYỀN PHÁP
Hai chữ quyền pháp đã được các Đấng thiêng liêng giảng giải nhiều lần, theo nhiều khía cạnh. Xin nhắc lại một vài ý nghĩa chính yếu của quyền pháp như sau:
1. Quyền pháp là điểm linh diệu được ban trao để một sự vật hay sự việc được thành tựu tốt đẹp.
Đức Giáo Tông Đại Đạo ví điểm quyền pháp như cái ngòi của quả trứng. Quả trứng có ngòi thường được dân gian gọi là “trứng có trống”, sau một thời gian hội đủ các điều kiện cần thiết như nhiệt độ, môi trường bảo quản tốt, v.v…, quả trứng gà có ngòi sẽ nở thành con gà. Ngược lại, Đức Giáo Tông dạy, nếu “không có điểm quyền pháp của Thượng Đế ban [cái ngòi], dầu có đủ điều kiện, quả trứng vẫn hư hoại.” ([2])
Thế giới nhân loại ngày nay đang lâm vào cảnh chiến tranh hỗn loạn, tương tàn tương sát, đạo đức suy đồi, do con người đánh mất lương tri và tình yêu thương. Do đó, Đức Đại Từ Phụ đã dựng lên nền đạo Cao Đài ở đất nước Việt Nam để đem giáo lý thức tỉnh lòng người, đưa con người trở lại với nếp sống thuần lương đạo đức. Đạo Cao Đài chính là điểm quyền pháp mà Thượng Đế đã ban cho con người để cải tạo thế giới loài người thành cõi thiên đàng thuần chánh. Nếu không có điểm quyền pháp này thì thế giới loài người sẽ đi đến chỗ tận diệt như quả trứng không ngòi. Tuy nhiên, Đức Giáo Tông Đại Đạo dạy:
“Nhìn lại điểm quyền pháp mà Thượng Đế đã đặt để cho dân tộc này, chưa làm tròn sứ mạng của quyền pháp vì tôn giáo hiện hữu còn tranh chấp là chưa tạo được một thực thể Đạo thuần chánh để cứu thế.” ([3])
Các tôn giáo hiện hữu chưa kết hợp với nhau được thành một thực thể đạo cứu thế, mà bản thân đạo Cao Đài cũng vẫn còn tình trạng chia chi rẽ phái. Do đó, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam được Đức Thượng Đế thành lập năm 1965 và ban trao quyền pháp. Quyền pháp đó là sứ mạng thực hiện cơ quy nguyên thống nhất Đại Đạo. Những ai được ban trao quyền pháp? Bất kỳ ai, nếu có ý thức tự nguyện nhận lãnh sứ mạng, thì đều có quyền pháp. Đức Giáo Tông Đại Đạo dạy:
“Quyền pháp không giao riêng cho ai, cho xã hội nào, cho tôn giáo nào. Quyền pháp có vẫn có, tùy tâm ý mà đặt định, tùy sứ mạng mà nhận lãnh.” ([4])
Vậy, người tự nguyện nhận lãnh sứ mạng là người có quyền pháp; phải có được quyền pháp thì mới có đủ quyền hạn và sức mạnh để xoay chuyển cơ đời theo đạo lý. Châu Dịch Huyền Nghĩa viết:
“… sứ mạng đặt vào người, là quyền pháp ở người. Quyền pháp ở người thì người được sức mạnh, đủ che chở, đủ khiến nhơn sanh theo một định lý, trong sự trật tự của Trời.” ([5])
Tất nhiên, muốn được ban trao quyền pháp thì người cần phải tự rèn luyện cho xứng đáng là con người quyền pháp. Minh Lý Chơn Giải viết:
“Quyền pháp sứ mạng do đâu mà có?
Quyền pháp không phải bởi trời mà đến hay là bởi đất mà ra. Chính ở nơi lòng tu chứng của mỗi hiền đã đạt được cơ tận thức.
Vậy thì con người quyền pháp phải làm sao đây?
Cần phải:
1. Giới luật tinh minh, để ngăn được lòng dục và phá tập quán, thói đời mới giữ được đức tánh thanh cao, phẩm hạnh xứng đáng.
2. Học tập để phá cái mê lầm, mở mang trí tuệ, thấu suốt lẽ đại đồng, nhứt là chỗ cùng lý tận tánh để chứng nghiệm việc làm.
3. Công tu trên đường tự giác để giác tha, được thọ trì bí pháp mà đạt chứng lẽ đạo nhiệm mầu.
Ba lẽ trên đây không sao thiếu được mà đặng trở nên người Thiên ân trọn vẹn của Hội Thánh.
Hội Thánh là hội các bậc giáo phẩm trọn đủ quyền pháp mà cầm giữ lấy sứ mạng độ đời. Nhưng quyền pháp sứ mạng, đó là phần hình thức để tượng trưng mà thôi, cốt là phần bên trong nói trên phải được chứng nhập chơn lý, đồng nhứt cùng Đấng thiêng liêng là Thượng Đế.
Có vậy thì hồn xác mới trở nên linh động, mà quyền pháp mới trở thành diệu dụng, cảm hóa vạn linh, sứ mạng đủ linh thiêng mầu nhiệm, khiến nổi mọi sự mọi vật. Bất cứ ở Trời hay ở người đều y như lòng mình cầu xin hay lòng quở trách. Hễ chỉ nước nước đứng, chỉ đá hóa vàng, chỉ mưa mưa tạnh, chỉ gió gió ngừng, thì ngày ấy không cần nói mà người nghe, không cần phô trương mà người cũng tìm đến.”
Qua lời dạy trên, cũng như lời trong Châu Dịch Huyền Nghĩa đã dẫn trên – Quyền pháp ở người thì người được sức mạnh, đủ che chở, đủ khiến nhơn sanh theo một định lý, trong sự trật tự của Trời – chúng ta thấy người có quyền pháp là người có một quyền năng, sức mạnh để điều khiển mọi người, mọi sự, mọi vật.
Tuy nhiên, sợ chúng ta nhầm lẫn quyền pháp với quyền hành cai trị ([6]) nên Đức Giáo Tông Đại Đạo dạy:
“Quyền pháp Đạo không là điều cai trị. Quyền pháp Đạo chính là sự thương yêu, giải thoát cai trị để tiến hóa.”.([7])
2. Quyền pháp Đạo không là điều cai trị. Quyền pháp Đạo chính là sự thương yêu, giải thoát cai trị để tiến hóa.
Châu Dịch Huyền Nghĩa (chương I) viết:
“Quyền là tình thương. Pháp là sự sống. Nếu tình thương không đủ cảm hóa, thì quyền ấy hóa ra quyền lực thế gian, sẽ làm cho nhơn sanh dưới quyền bị khổ đau, gây nên tai hại. Nếu sự sống không chảy đến cho các nẻo mát mẻ ở lòng người, thì tâm linh bị khô héo, thì pháp trở thành yêu thuật bàng môn.” ([8])
Minh Lý Chơn Giải viết:
“Quyền là tình thương được tràn ngập thấm nhuần, đâu đó trở nên một khối thân hòa, đầm ấm, mỹ miều. Người nào chiếm được tình thương sâu rộng là người đó có quyền. Quyền ấy mới thật cao cả thiêng liêng, trăm ngàn quả tim đều đập theo một nhịp động, thì người ấy gọi rằng Thánh, rằng Tổ. Người ấy chết, họ chết theo, đi đâu họ cũng không rời bước, nói gì mà ai chẳng khứng nghe!
Vì vậy, các Thiên ân cần làm sao gây được một tình thương vô biên, cao thượng, gieo sâu vào lòng dạ mọi người, để phá tan lòng nghi kỵ, ý rẽ riêng, hầu đưa nhau đến một độ đường, dung hòa giữa Đông Tây, trời đất.” ([9])
3. Hai chữ quyền pháp thường đi đôi với hai chữ trật tự: trật tự quyền pháp.
Đức Quảng Đức Chơn Tiên dạy rằng nếu một tập thể hành đạo mà không có trật tự quyền pháp thì “tập thể rối loạn, trật tự ngả nghiêng nghiêng ngả.”
Minh Lý Chơn Giải viết:
“… trên dưới phải lấy lễ mà đối đãi nhau, nữ nam trật tự trong vòng đạo pháp hầu đâu đó hiển hiện một tinh thần giác ngộ, làm cho quyền đạo mạnh mẽ, pháp đạo linh nhiệm.”
Tôn trọng trật tự quyền pháp cũng có nghĩa là các tư kỳ phận (người nào việc nấy), đừng giẫm chân lên việc làm của người khác.
Về sinh hoạt đạo sự trong một tập thể, Đức Giáo Tông Đại Đạo dạy:
“… phải sáng suốt và tế nhị, đừng nên hăng say giẫm chân lên việc làm kẻ khác…” ([10])
Đức Quảng Đức Chơn Tiên dạy:
“Chư hiền đã hiểu rõ [về quyền pháp] nhưng khi thực hiện thì không phát huy đúng mức, hoặc không phát huy đúng lúc, đúng chỗ, làm cho tập thể rối loạn, trật tự ngả nghiêng nghiêng ngả.”
“Không phát huy đúng mức” có nghĩa là người được thọ nhận quyền pháp mà chưa phát huy hết khả năng của mình để thi hành sứ mạng. Nói gọn lại là được giao việc mà không chịu làm cho tới nơi tới chốn.
Còn “phát huy không đúng lúc đúng chỗ” là làm những việc không hợp thời hoặc đi làm những việc không thuộc phận sự và quyền hạn của mình, giẫm chân lên việc làm của người khác.
Do đó, một khi đã thọ nhận quyền pháp thì cá nhân mỗi người cần phải ý thức quyền pháp của mình ở trong phạm vi giới hạn nào.
MINH TRIẾT
Minh triết là sáng suốt, thông hiểu sự lý, dứt điều mê muội, là sự phát sáng của trí hiểu biết sau khi tẩy sạch phiền não và vô minh.
Tri thức là việc có học mới biết, còn minh triết là do trực giác tâm linh. Do đó minh triết cũng là trí huệ bát nhã hay tuệ giác, có được là do giới định nội tâm ([11]) hay công phu tu luyện để đạt đến thanh tịnh tuyệt đối. Đức Chí Tôn dạy:
“Nếu không được giới định nội tâm làm sao phát huệ; hèn gì lục đục khảo đảo nhau mãi!” ([12])
Năm xưa, Đức Quảng Đức Chơn Tiên dạy:
Tệ Huynh xin gởi mấy lời
Chị em lớn nhỏ đồng thời ráng tu
Muốn minh triết cần công phu
Nên công phải có bù trừ tam công.([13])
Bù trừ tam công nghĩa là người tu vốn không hoàn toàn trọn vẹn ba mặt công trình, công quả, công phu; do đó, thực hành cả ba để bù qua sớt lại cho nhau.
Ngày nay, Ngài dạy:
“Nếu thiếu minh triết thì nhận định vấn đề không rõ ràng, thiếu chân lý, tầm nhìn không cao, dùng người không hợp lý, làm cho tập thể trì trệ chậm tiến.”
CÔNG NĂNG ĐẠI ĐỊNH
Đại định là một trạng thái thanh tịnh hay an định tuyệt đối của nội tâm. Sự an định này tạo ra một nội lực (sức mạnh nội tâm) hay cũng gọi là công năng ([14]) có khả năng chế ngự mọi khuấy động của lục dục thất tình. Người có được công năng đại định thì có thể thản nhiên bất động trước ngoại cảnh biến thiên, kềm chế được bản tâm, dù có gặp cảnh bất như ý cũng không nổi cơn sân giận hay phiền não. Người tu cần phải hết sức chú ý điều này.
Đức Quảng Đức Chơn Tiên dạy:
“Thiếu công năng đại định thì không thể hiện đạo hạnh thanh cao của người tu, làm cho khảo đảo không yên trong tập thể.”
Đức Hiển Thế Đạo Nhơn dạy:
“… trong địa phận chùa thất, dầu gặp cảnh ngộ nào có trái tai gai mắt hoặc không hài lòng, cũng phải cố nén lòng phẫn nộ hạ đẳng, tìm lời dịu dàng có lễ độ để minh xác biện hộ, hoặc xử sự với nhau cho thích hợp với hoàn cảnh. Như vậy mới hơn người thế gian là ở chỗ đó. (…) khi vào đạo, đến chùa thất là phải tạm dẹp tất cả những khí tiết ngôn ngữ tầm thường hạ đẳng để trở nên người đạo đức thanh cao.”
(…) một thiểu số địa phương, những sự xung đột đối xử lẫn nhau tại vùng thánh địa còn tệ hơn là nơi chợ đông.”.([15])
Công năng đại định có được cũng là nhờ ở sự chuyên cần công phu tu tịnh.
Vậy, cả ba điểm quyền pháp, minh triết và công năng đại định đều tùy thuộc vào mức độ công phu tu tiến của mỗi người Thiên ân sứ mạng.