Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Công phu /
Đức Đông Phương Lão Tổ dạy: Công phu là để tâm an định, Nên đạo nên người chốn thế gian. (CQPTGLĐĐ, 04-6 Tân ...
-
Khi nhập môn vào Cao Đài, ai ai cũng thuộc câu thánh giáo: Tu là sửa những gì đã trật, Hay Tu mà ...
-
Trong quá trình tu học và truyền bá nền đạo, người tín hữu Cao Đài cần nắm vững những đặc ...
-
Nhân ngày lễ kỷ niệm tái thiết Vĩnh Nguyên Tự Rằm tháng 3 Âm lịch (01-5-2007)NCGL trân trọng giới thiệu ...
-
Trong huấn từ của Đức Chí Tôn do Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo tuyên đọc ngày 29-02 Mậu ...
-
Vạn Quốc Tự (Chơn Lý Đàn) Tuất thời, 14 tháng 8 Quí Sửu (10.9.1973)
-
Sen Trắng Hàng năm cứ mỗi độ Thu về, người tín hữu Cao Đài nhất là phái nữ rộn ràng chuẩn ...
-
Thanh Niên Online Thăng Long - Hà Nội qua mộc bản triều Nguyễn: Cải cách văn hóa và tuyển dụng nhân ...
-
Trần gian là trường tiến hóa cho vạn linh sanh chúng, nhưng đồng thời cũng là nơi con người chịu ...
-
Trước hết, tôi xin giải nghĩa tám chữ " Diêu Trì Kim Mẫu, Vô Cực Từ Tôn" cho môn sanh ...
-
Tỳ Thổ /
Dưỡng sinh và Đạo pháp là những hành trang rất quan trọng cho người cầu tu giải thoát. Các môn ...
-
Thông thường, khi muốn nói đến một tổng thể bao gồm tất cả Trời đất vạn vật, chúng ta dùng ...
Trich Sử Đạo I (CQPTGL)
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 30/12/2009
Tiểu sử Ngài Lê Văn Trung
(LÊ VĂN TRUNG)
(1876 - 1934)
Ngài Lê Văn Trung sinh ngày 10 tháng 10 năm Bính Tý (1876) tại làng Phước Lâm, tổng Phước Điền Trung, huyện Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn, trong một gia đình tiểu nông. Thân phụ Ngài là cụ ông Lê Văn Thanh (1845- 1878), mất khi Ngài được vài ba tuổi, thân mẫu là cụ bà Văn Thị Xuân(1849 - 1912); mộ nhị vị còn ở Phước Lâm. Ngài Lê Văn Trung có một người em trai tên Lê Văn Diệu (Huyện Diệu), làm thầu khoán ngành xây dựng đường sắt.
Ngài Lê Văn Trung lập gia đình với bà Trương Thị Hảo (con ông Trương Dần và bà Nguyễn Thị Thuận), có hai con là Lê Thị Báu và Lê Văn Trực. Buồn thay, qua một cơn dịch bệnh, vợ và hai con Ngài đã mất. Thời gian lâu sau, Ngài tái thú với bà Đái Thị Huệ (1874 - 1936) (thứ nữ ông Đái Hồng Huơn và bà Huỳnh Thị Đào), nhị vị không có con và cùng vào đường tu.
Thời học sinh, Ngài Lê Văn Trung học giỏi. Tốt nghiệp trường Chasseloup Laubat năm 1893, Ngài thi đậu vào ngạch công chức (Sécrétaire du Gouvernement de Cochinchine) và khởi sự làm việc tại phòng 2 (section des Travaux et Marchés) dinh Thống Đốc Nam Kỳ từ ngày 14-7-1894.
Năm 1906 (Ngày 6-3), Ngài xin thôi làm công chức, ra tranh cử và đắc cử vào Hội Đồng Quản Hạt quận Nhì (Gia Định-Chợ Lớn-Tây Ninh-Thủ Dầu Một-Bà Rịa - Cap Saint Jacques). Năm 1911, lúc 36 tuổi, Ngài đắc cử vào Thượng nghị viện Đông Dương. Ngày 18-5-1912, Ngài được thưởng đệ Ngũ Đẳng Bắc Đẩu Bội Tinh (Chevalier de lordre National de la Légion dhonneur) và được cử vào Hội Đồng Tư Vấn.
Tuy hoạt động cấp cao trong chính trường, Ngài Lê Văn Trung vẫn yểm trợ tài chánh cho phong trào yêu nước Minh Tân Công Nghệ Xã (do các ông Lương Khắc Ninh, Trần Chánh Chiếu... chủ trương), Ngài cũng là một trong những sáng lập viên trường Nữ sinh nổi tiếng ở Sài Gòn (1911): Collège des jeunes filles, tức trường Áo Tím, sau là Gia Long, nay là trường Nguyễn Thị Minh Khai.
Nhưng từ khoảng năm 1920 về sau, đường công danh sự nghiệp không còn lôi cuốn Ngài nữa, phần cũng vì ưu tư thời vận nước nhà, phần khác có lẽ do buồn vợ con đã mất; ngày 6-10-1925, Ngài xin rút lui khỏi Thượng Nghị Viện Đông Dương. Lúc này Ngài bị bệnh mắt, gần như mù lòa.
Giữa năm 1925, Ngài Lê Văn Trung được người bà con là ông Nguyễn Hữu Đắc (tu theo Minh Lý) đưa đến hầu đàn Chợ Gạo (Phú Lâm). Tại đây, Ngài hữu duyên được Đức Lý Thái Bạch ban ơn giáo hóa, hiểu được lẽ đạo đời. Ngài quyết tâm dứt bỏ mọi đam mê, thị lực cũng dần dần phục hồi, mắt thấy rõ lại. Ngay lúc ấy, đàn Chợ Gạo bế cơ. Đã có lòng tin tưởng Phật Trời, ngày 11/1/1926, Ngài Lê Văn Trung tìm đến hầu đàn tại nhà Ngài Cao Quỳnh Cư. Và, kể từ đó, Ngài trở nên người đệ tử tích cực và hữu dụng của Đức Cao Đài.
Ngày Rằm tháng Ba Bính Dần (26-4-1926), lễ Thiên Phong Chức Sắc cử hành tại nhà Ngài, đường Quai Testard (khoảng số 111 đến 117 Châu Văn Liêm Quận 5, TP. Hồ Chí Minh ngày nay) "Đường" Quai Testard khác với đường Testard (nay là Võ Văn Tần). Xưa, đường Châu Văn Liêm giữa có một con rạch gọi là rạch Phố Xếp (đào năm 1778), ăn ra rạch Bến Nghé, bên số chẵn là Quai de Hội Hiệp, bên số lẻ là Quai Testard, rạch này lấp năm 1920. Ngài Lê Văn Trung sau đó dời về ở tại số 319 đường Cây Mai (nay là Nguyễn Trãi) trước khi lên Tòa Thánh Tây Ninh (1928). Về ngôi nhà của Ngài, xin xem thêm ghi chú số 130, tr 233.. Hôm ấy, Ngài Lê Văn Trung thọ Thiên phong Đầu Sư Phái Thượng (Thượng Trung Nhựt).
Ngày 14-1-Đinh Mão (15-2-1927) trong Lễ Thiên Phong Chức Sắc nữ phái, Bà Đái Thị Huệ (1874-1936) (người phối ngẫu cùng Ngài) được ân phong phẩm Giáo Sư (Hương Huệ)
Ngày 15-4-1928, Ngài Thượng Đầu Sư tùng lệnh Đức Cao Đài, làm Chưởng Quản Tòa Thánh Tây Ninh. Đạo Nghị Định thứ Nhì, ngày 3-10-Canh Ngọ (1930) ban quyền cho Ngài Thượng Đầu Sư "Quyền Giáo Tông về phần xác" được ban hành.
Ngài Thượng Trung Nhựt đăng Thiên vào lúc 15 giờ ngày 13-10-Giáp Tuất (19-11-1934) tại Giáo Tông Đường, Tòa Thánh Tây Ninh
Tạp chí Niết Bàn số 29, trang 1136 (số trang được đánh từ quyển 1) ra ngày 31-12-1934 đăng bài tường thuật (do Bộ Biên Tập tạp chí viết) lễ tang Ngài Thượng Trung Nhựt. Phần cuối bài có câu: "Chúng tôi muốn nêu một cái gương tốt trong làng đạo để bạn tu hành soi chung vậy".
. Nếu so theo dương lịch, tính từ ngày Khai Đạo 19-11-1926 đến ngày này, đúng chẵn tám năm .
Ngài Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt được tạc tượng nơi lầu chuông Tòa Thánh Tây Ninh.