Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
13/09/2017
Lich sử Đạo Cao Đài-Gabriel Gobron- Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng dịch

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 13/09/2017

LỄ KHÁNH THÀNH THÁNH THẤT CAO ĐÀI NAM VANG ( 22-5-1037)(*)


LỄ KHÁNH THÀNH THÁNH THẤT CAO ĐÀI NAM VANG ( 22-5-1037)(*)
(*)Lịch Sử Đạo Cao Đài
HISTOIRE du CAODAISME
(1925 - 1937)
Tác giả: Tiếp Dẫn Đạo Nhơn
Gabriel Gobron
Dịch giả
Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng
Paris: Dervy, 1948

                                                                                                  TRÍCH ĐĂNG:

Cuộc lễ khánh thành nầy gây được nhiều tiếng vang trong giới báo chí Đông Dương.
Nhựt báo La Presse indochinoise ngày 22-4-1937 nói về cuộc viếng thăm Thánh Thất Cao Đài Nam Vang :
“ Thánh Thất Cao Đài Nam Vang tọa lạc gần góc đại lộ Pasquier và đường Verdun. Khi xưa, cách nay 8 năm, Thánh Thất nầy chỉ là một ngôi nhà lá đơn giản làm chỗ trú ngụ cho những nhà truyền giáo đầu tiên.
Sau nhiều cố gắng đáng khen của việc truyền giáo, số tín đồ Cao Đài tại Nam Vang có được hơn hai chục ngàn người nam nữ, trong đó đếm được nhiều người Âu châu và cả
ngàn người Tàu.
Nhờ lòng hy sinh và thiện tâm của tất cả tín đồ mà ngôi đền thờ hôm nay trở thành một tòa nhà lộng lẫy.
Lễ Khánh Thành diễn ra ba ngày : 21, 22, và 23 tháng 5, cũng trong dịp nầy, lễ Kỷ niệm hàng năm của Victor Hugo được cử hành. Nghi lễ của hai cuộc lễ hợp lại làm một làm cho cuộc lễ trở nên vĩ đại.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tờ báo L’Opinion (Công luận) ngày 24-5-1937 thuật lại Lễ Khánh Thành như sau :
“ Theo chương trình dự thảo, Thánh Thất Cao Đài Nam Vang được khánh thành vào ngày thứ sáu bởi nhiều cuộc lễ, chúng tôi sẽ trở lại những cuộc lễ nầy, bởi vì trên tờ báo hôm nay chúng tôi thiếu chỗ đăng bài tường thuật chi tiết.
“ Tuy nhiên đây là bài diễn văn ngắn của Ngài Thượng Chữ Thanh, Chủ trưởng Hội Thánh Ngoại Giáo của Đạo Cao Đài trong ngày lễ đầu tiên :
“ Tôi hoàn toàn tri ân quí vị đến dự đông đảo lễ Khánh Thánh Thánh Thất đầu tiên của Đạo Cao Đài tại Cao Miên, mà cũng là ngày lễ kỷ niệm hằng năm của vị Chưởng Đạo thiêng liêng của chúng tôi : Victor Hugo.
“ Nhơn danh Hội Thánh Đạo Cao Đài, tôi xin gởi đến quí Bà quí Ông lời cảm tạ nồng nhiệt nhứt của chúng tôi đối với tấm lòng chiếu cố tốt đẹp của quí vị.
“ Có lẽ quí vị đã biết sự phát sinh của Đạo Cao Đài hay Phật giáo canh tân bởi những đường lối công khai khác của chúng tôi. Quí vị đã thấy cái nguồn gốc của nó được phát sinh từ sự liên hiệp của triết lý Đông phương và triết lý Tây phương. Đó là sự tổng hợp tất cả đức tin của thế giới.
“ Chúng ta hiểu thế nào về triết lý Đông phương ?
“ Phải chăng triết lý ấy đến từ những tư tưởng triết lý cao siêu của tất cả các tôn giáo Á châu mà phần lớn ở nước Trung hoa, trừ ra Phật giáo thì nguồn gốc ở Ấn độ, nhưng Phật giáo đã có hàng ngàn năm nhập tịch vào Trung hoa và VN.
“ Triết lý làm nền tảng đạo đức Á châu đã cho các nước phương Đông một nền văn minh nhiều ngàn năm mà nước Trung hoa được xem là then chốt. Nước Việt Nam hưởng lợi của nền văn minh nầy một cách rộng rãi.
“ Nhờ dụng cụ thông công của Thần linh hoc, chúng tôi nhận ra rằng một sự cải cách tình trạng đạo đức của toàn nhơn loại là cần thiết cho sự tiến hóa tâm linh của nhơn loại.
“ Tinh thần của nhơn loại đã đến một thời kỳ, nơi đó những giáo điều và giáo lý xưa không thể thỏa mãn sự bành trướng tự do hơn và siêu việt hơn. Một kỷ nguyên mới dành cho nhơn loại; kỷ nguyên mới nầy cho nhơn loại một chân trời rộng rãi hơn về tự do tín ngưỡng. Một đức tin mới phải được ban cho nhơn loại. Đức tin nầy phải bao hàm tất cả đức tin hiện hữu, tất cả được bảo tồn trong cái thanh khiết triết học, nơi đó danh từ Cao Đài (Đền thờ cao hay Đức tin lớn của thế giới) được sáng tạo bởi Đấng thiêng liêng.
Đạo Cao Đài hay Phật giáo canh tân thực hành sự khoan dung rộng rãi đối với tất cả các tín ngưỡng. Nó tôn kính tất cả tín ngưỡng của con người cũng như tôn kính cái Tâm của vũ trụ, sự biểu thị của Thượng Đế. Biểu tượng con Mắt trên bàn thờ của chúng ta là hình ảnh của cái Tâm cá nhân và cái Tâm vũ trụ. Sự thờ phượng của chúng tôi là thờ Thượng Đế và nhơn loại. Sự biểu hiện bên ngoài của tôn giáo mới của chúng tôi cốt gom tất cả tư tưởng về số 1ban đầu : cái Tâm của chính mình và cái Tâm của Thượng Đế.
“ Một tiếng nói trong nội tâm cho chúng tôi biết rằng : nhơn loại là một : một ở quốc gia, một ở tư tưởng, một ở tôn giáo. Ý nghĩ thống nhứt hoàn toàn nhơn loại trong một quan niệm mới của lòng Bác ái và Công bình, có thể sẽ cho thế giới một nền hòa bình lâu dài để thực hành điều thiện.
“ Đạo Cao Đài hay Phật giáo canh tân có khuynh hướng kết tình huynh đệ với tất cả chủng tộc và thống nhứt các tâm hồn bằng cách thuyết giảng cho mọi người nghe về hòa bình và hòa hợp. Đó là những hàng chữ lớn trong Hiến pháp thiêng liêng (Pháp Chánh Truyền) của chúng tôi, đã được thi hành bởi các Chức sắc của Đạo.
“ Kính thưa quí Bà quí Ông, quí huynh tỷ thân mến,
“ Tôi xin chấm dứt bằng lòng tin và cầu chúc ơn huệ thiêng liêng ban cho quí vị và toàn cả nhơn loại.”

GHI CHÚ: Danh từ "Phật giáo canh tân" dịch từ " Boudhisme renové" do vài tác giả Pháp sử dụng thời sơ khai của Đạo, thật ra không phù hợp với nền tổ chức và Giáo lý của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Từ lâu và đến ngày nay toàn đạo không dùng, kể cả các tác giả nghiên cứu tôn giáo Cao Đài
Lich sử Đạo Cao Đài-Gabriel Gobron- Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng dịch
LỄ KHÁNH THÀNH THÁNH THẤT CAO ĐÀI NAM VANG ( 22-5-1037)(*) / Lich sử Đạo Cao Đài-Gabriel Gobron- Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng dịch

Tâm con vốn bửu tòa Thầy ngự,
Hãy giúp người gìn giữ Thiên cơ,
Hoằng khai Đại Đạo Tam Kỳ,
Công bình, bác ái, từ bi đứng đầu.

Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, CQPTGL, Rằm tháng 10 Quý Sửu

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây