Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
NHÂN MÙA PHẬT ĐẢN, GIỚI THIỆU BÁT BỬU PHẬT ĐÀI Bát Bửu Phật Đài tại Cầu Xáng, khu Lê Minh Xuân, ...
-
LỜI GIỚI THIỆU Đức Lý Thái Bạch Đại Tiên Trưởng là Nhất Trấn Oai Nghiêm trong Tam Trấn Oai Nghiêm Đại ...
-
Thông thường, khi muốn nói đến một tổng thể bao gồm tất cả Trời đất vạn vật, chúng ta dùng ...
-
. . . Như chư hiền đã biết, bất cứ lãnh vực nào, nhất là lãnh vực Đạo Giáo giáo, ...
-
Chữ Tâm /
CHỮ TÂM Huờn-Cung-Đàn, Tý thời, 14 rạng Rằm tháng 5 Ất-Tỵ (13-6-1965) Thiện-Tài Đồng-Tử, Tiểu-Thánh chào chư Thiên mạng, chào chư liệt ...
-
KHAI TỊCH ĐẠO VÀ KHAI MINH ĐẠI ĐẠO THI Trở gót đường mây để ít lời, Mừng mừng tủi tủi cố nhân ôi ...
-
“Tam Kỳ Phổ Độ là một giai đoạn quan trọng trên lịch sử diễn tiến của nhân loại trong kỳ ...
-
Phú Quốc là một hải đảo lớn ở miền Nam nước Việt (rộng 567km2, cách Hà Tiên 40km) nằm trong ...
-
Mỗi độ Xuân về, thiên nhiên trào dâng sức sống, vạn vật chuyển mình khởi đầu lại một chu kỳ ...
-
DÂNG LỄ NƠI THÁNH THẤT Việt Nguyên "Muôn kiếp có Ta nắm chủ quyền, Vui lòng tu niệm hưởng ân Thiên, Đạo mầu rưới ...
-
Hiện nay các nhà khoa học đều cho rằng những gì mà chúng ta nhìn thấy trong thực tại đều ...
-
Bát Bửu Phật Đài, Ngọ thời Rằm tháng 7 năm Tân Sửu (25 8 1961)
CQPTGLĐĐ
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 24/06/2010
Tam kỳ phổ độ
Vào thời Thượng cổ dân chúng sống trong an lạc no ấm "nhà không đóng cửa, ngoài đường chẳng lượm của rơi". Ở Trung Hoa, giai đoạn này diễn tiến từ Thượng cổ đến đời các vị vua Nghiêu, Thuấn (cách nay khoảng 4300 năm). Thời này chưa có văn tự rõ ràng. Đến cuối Thượng nguơn, một mặt nhân loại cần được giáo hóa để kịp với đà tiến bộ, mặt khác, đạo đức đã chớm suy vi, Trời ban ơn Nhất kỳ phổ độ. Truyền thuyết kể lại:
· Đời Hiên Viên Huỳnh Đế bên Tàu, Đức Nhiên Đăng Cổ Phật từ ngôi Hư Vô Thiên tá thế hóa độ chúng sanh đắc đạo. Sau đó Phật nhập Niết bàn. Đức Nhiên Đăng là Chưởng Giáo Đạo Phật.
· Đức Thái Thượng Đạo Tổ từ cõi Tiên Thiên nhiều lần giáng sanh xuống thế gian vào các đời Tam Hoàng Ngũ Đế giáo hóa chúng sanh. Đức Thái Thượng là Chưởng Giáo Đạo Tiên.
· Cũng tại Trung Quốc, vào đời vua Phục Hy (2852 - 2737 trước Tây lịch), Long Mã mang Hà Đồ xuất hiện. Vua Phục Hy nhờ căn cứ theo nghĩa lý Hà Đồ, Ngài phát minh Bát Quái Tiên Thiên. Đến đời vua Đại Võ (2205 - 2197 TTL) nhờ Lạc Thơ trên lưng Thần Quy, Vua Võ viết nên Hồng Phạm Cửu Trù. Cũng từ căn bản Hà Đồ và Lạc Thơ, các vị Thánh nhân xưa (Phục Hy, Hạ Võ, Văn Vương, Chu Công...) định đặt nên Nhân đạo và Thiên đạo bước đầu, thể hiện trong kinh Dịch.
· Khu vực Tây Á, vùng Palestine, vào khoảng năm 1300 trước Tây lịch, xuất hiện Thánh Moise. Kinh Cựu Ước đã ghi lại sự tích Thánh Moise hướng dẫn dân Do Thái lánh nạn. Trên đỉnh núi Sinai, qua thời gian tĩnh tu 40 ngày, Thánh Moise được thông công cùng Thượng Đế, sau đó Ngài rao giảng "10 điều răn" và tôn vinh Đức Chúa Trời (Yahweh) cho dân Do Thái.
2. NHỊ KỲ PHỔ ĐỘ
Thời Trung cổ, còn gọi là Trung Nguơn, diễn ra trong khoảng 30 thế kỷ (từ năm 2000 trước Tây lịch đến khoảng 1000 năm sau Tây lịch). Lúc ấy, các quốc gia bắt đầu hình thành, có biên giới tiếp giáp nhau mà sự phân ranh chủ yếu bằng sức mạnh binh lực hơn là tập quán, dân tộc. Chính trong mỗi nước, việc soán ngôi đổi chủ cũng thường xảy ra. Xã hội loạn lạc, dân tình đói khổ muôn phần.
Vào thời này, nhiều tôn giáo xuất hiện và phát triển đồng loạt:
· Tại Ấn Độ, Đức Phật Thích Ca giáng sanh vào năm 560 trước Tây lịch. Đang là Thái tử, Ngài rời bỏ ngai vàng năm 29 tuổi tìm phương tu giải thoát tứ khổ. Qua nhiều gian truân, Ngài đã đắc vị Phật dưới cội bồ đề. Đức Phật Thích Ca nêu một tấm gương sáng chói về sự bình đẳng, sự chứng ngộ tự hữu, sự tự giác giác tha...
· Đức Khổng Tử sinh vào năm 551 trước Tây lịch tại Trung Quốc, trong cảnh quốc gia loạn lạc. Từ năm 34 tuổi đến năm 55 tuổi, Ngài chu du qua nhiều nơi, vừa dạy học trò, vừa rao giảng thuyết chính danh, thế đạo. Đức Khổng đã có công viết và san định nhiều kinh sách, giá trị còn đến ngày nay. Ngài được người đời tôn là "Vạn Thế Sư Biểu". Ngoài "Nhân đạo" được nêu làm mẫu mực cho xã hội, phần "Thiên đạo" của Ngài ít người biết đến.
· Đức Lão Tử sinh tại Trung Quốc, Ngài sống cùng thời với Đức Khổng Tử. Có thể nói không ai biết chính xác lai lịch của Ngài. Qua truyền tụng, Ngài là người nước Chu, tên là Lão Đam. Khi mới sinh ra đầu tóc đã bạc nên gọi là Lão Tử.
Đức Lão Tử để lại cho đời bộ Đạo Đức Kinh cao diệu, trước khi Ngài rời khỏi ải Hàm Cốc, cỡi trâu vào sa mạc Tây Vực mênh mông.
· Thời đế quốc La Mã thống trị vùng Địa Trung Hải và phần lớn Châu Âu, vua chúa bạo ngược, dân địa phương cùng cực khổ đau.
Chúa Jesus ra đời tại Bethlehem miền Tây Á trong một gia đình lao động. Đến năm 30 tuổi, nhờ sự mặc khải của Đức Chúa Trời, Đức Jesus ẩn tu 40 ngày để cầu nguyện, tiếp nhận Thiên ân và chịu thử thách. Sau đó, Ngài nhập thế truyền giảng giáo lý, khơi dậy nhân bản, tình thương, lòng bác ái để con người đồng hướng về Đức Chúa Trời.
Một ngày vào năm 33 tuổi, Ngài đã thoát xác trên Thập tự giá. Cũng từ ngày đó, chiếc Thập Tự Thánh Giá trở nên một biểu tượng của Thiên Chúa Giáo, được nhân loại kính ngưỡng.
· Vùng đất Arập vào thế kỷ thứ VI bị phân hóa vì nhiều trận chiến tranh giữa các bộ lạc, xã hội không ổn định. Đức Muhammed - còn được gọi là Nhà Tiên Tri - sinh ra tại thành phố La Mecque, thủ đô Arập năm 571. Năm 40 tuổi, Ngài được Thần linh soi sáng. Trong vòng 23 năm, Đức Muhammed soạn và rao giảng bộ kinh Qur’an, lập Hồi Giáo, chú trọng đến tình đồng loại, khơi dậy lòng bác ái của con người và xem Đức Thượng Đế là Đấng Tối Cao.
Tất cả các vị Thánh nhân trên đều là những "Đấng Ngôi Hai", được Thượng Đế cho xuống thế gian vào Nhị Kỳ Phổ Độ truyền giảng đạo lý.
3. TAM KỲ PHỔ ĐỘ
a) Gần cuối Hạ nguơn, tiến bộ văn minh vật chất tiến đến mức cao điểm, đồng thời các giá trị tinh thần bị xem nhẹ.
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ khai minh năm 1926, đúng vào giữa thời điểm mở màn hai cuộc đại chiến kinh hoàng : Đệ Nhứt thế chiến (1914 - 1918) và Đệ Nhị thế chiến (1939 - 1945).
Như để chuẩn bị cho cơ cứu thế kỳ ba, một số tôn giáo cùng nhiều tư tưởng triết học có tính đại đồng và đề cao "Vạn giáo nhất lý" đã xuất hiện trên thế giới vào hậu bán thế kỷ thứ 19. Thí dụ:
- Năm 1875, tại Mỹ, bà Blavatsky lập trụ sở Thông Thiên Học (sau đó dời về Madras - Ấn Độ).
Thông Thiên Học chủ trương: "Không tôn giáo nào vượt qua chân lý"
- Năm 1893, Đại Hội Tôn giáo Thế Giới (lần I) được triệu tập tại Chicago (Hoa Kỳ).
- Năm 1900, Hội nghị Quốc tế về lịch sử Tôn giáo (lần I) được triệu tập tại Paris (Pháp).
Nhiều trường đại học danh tiếng mở khoa Tôn giáo đối chiếu như: Oxford (Anh), Sorbonne (Pháp), Yales (Hoa Kỳ)... kèm theo đó nhiều sách vở, báo chí được ấn hành với mục đích tương tự.
Đầu thế kỷ 20, trên thế giới đã chấp nhận tư tưởng dung hợp giáo lý căn bản của các tôn giáo, thích ứng với khuynh hướng tiến bộ về mọi mặt.
b) Khai Tam Kỳ Phổ Độ, thông qua hình thức
tôn giáo là Đạo Cao Đài, Đức Thượng Đế giao sứ mạng cho dân tộc Việt Nam.
Năm 1926, Đạo Cao Đài chánh thức khai minh tại miền Nam nước Việt. Giáo lý của Đạo Cao Đài đã được trình bày trong nhiều quyển sách khác, nơi đây, chỉ xin ghi nhận một số nét chủ yếu:
¨ Đấng Giáo Chủ của mối Đạo là chính Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế. Người tín đồ Cao Đài được ân phước gọi Đức Chí Tôn là Thầy.
Từ Nhất đến Nhị Kỳ Phổ Độ, không có Đấng Giáo Chủ chánh giáo nào từng xưng mình là Thượng Đế cả. Do cơ đời diễn biến quá mạnh bạo, nay chỉ có sức của Trời mới cứu độ nổi kiếp nạn chúng sanh.
¨ Theo Cao Đài Giáo, trình tự tu học của hành giả có đầy đủ các bước từ thấp đến cao, từ thế đạo đại đồng đến Thiên đạo giải thoát; trên yếu lý Tam Giáo: Nho Thích Lão. Ở cấp bậc tu trì nào của Cao Đài Giáo cũng đều bao gồm phần tự độ và độ tha.
¨ Cao Đài Giáo thật sự giải phóng người phụ nữ. Phụ nữ bình đẳng trong việc tu học cùng nam giới trên cả hai phương diện tâm linh và nhân sinh thế đạo. Đây hầu như là lần đầu tiên trong lịch sử tôn giáo, phái nữ được tôn vào hàng chức sắc cao cấp (Đầu sư).
¨ Về nguồn gốc, Đạo Cao Đài khởi phát từ hai mạch đạo khác nhau. Cơ Tâm truyền và Công truyền của Đạo như hai thể âm dương được Đức Chí Tôn gieo mầm phát triển riêng biệt. Sau đó, Ơn Trên chuyển hiệp thể vào năm Bính Dần (1926) theo đúng Thiên cơ. Sự vận chuyển này có ý nghĩa hết sức đặc biệt, trước nay chưa từng có.
Kinh Dịch có câu:
"Nhứt Âm nhứt Dương chi vị Đạo"
(Hệ Từ Thượng - chương 5)
Phần nào nói lên nguyên lý ấy.
Trên đây chỉ là những nét chánh yếu, còn rất nhiều lý huyền nhiệm khác trong giáo lý Cao Đài, từ đó hun đúc nên những tư tưởng siêu việt, làm giềng mối cho cơ tận độ kỳ cuối cùng này.