

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
Cách đây đúng 12 năm, thời điểm lịch sử của sự ra đời của Khối Liên Giao các Hôi Thánh ...
-
Tân pháp Cao Đài không cực đoan, không lập dị, không đòi hỏi ép xác khổ tu, không mong vọng ...
-
Khái niệm "Tôn giáo" đã được tranh cãi rất nhiều và vẫn chưa đi đến một kết luận, dù hiện ...
-
Text Box: NGHIÊN CỨU GIÁO LÝ ĐẠI ĐẠO BẰNG PHƯƠNG PHÁP XẾP LOẠI HỆ THỐNGQua tham khảo các đề tài ...
-
“Xuân, xuân đến, muôn phần nô nức, Xuân là chi vạn vật đón chờ? Xuân về có rượu có thơ, Có câu chúc ...
-
Đại Đạo không phải là tôn giáo lớn. Cái lớn của Đại Đạo là khả năng nối kết con người ...
-
Đề tài : Hoàn thiện hóa bản thân VẠN QUỐC TỰ Tuất thời 14 tháng 6 Kỷ Dậu (27/7/1969)
-
Tu học trong nhà Đạo Kỳ Ba, cho dầu khác hội thánh, khác địa phương chúng ta đều được dạy ...
-
Victor L. Oliver cho rằng đạo Cao Đài chịu ảnh hưởng của ba nền văn hóa: văn hóa Trung Quốc; ...
-
Sứ mạng Chung Hòa là trách nhiệm quan trọng của Nữ Phái Tam Kỳ Phổ Độ để góp công quả ...
-
Dòng sông uốn khúc qua bao thác ghềnh, đón nhận mọi nguồn nước đục trong, nhưng không bao giờ dừng ...
-
Những bậc Vĩ Nhân danh lưu thiên cổ đó toàn là những người có một nội lực vị tha phi ...
Sưu tầm - Tuổi Trẻ Online 25-01-06
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 30/12/2009
Những lốt chân ngựa Thánh Gióng

Tạc vào đất nước, hằn dấu ấn của bản lĩnh quật cường trên từng cánh đồng, dưới mỗi mái nhà tranh, trong những ngôi đền cổ, để lắng đọng sâu kín trong đời sống tâm linh, trong tâm tưởng nghĩa tình dân tộc. Tôi hiểu đó là văn hóa, là cốt lõi của văn hóa dân tộc.
Vùng Kinh Bắc là đất của huyền thoại, cái nôi của văn hóa, không đợi phải có cái tài hoa của nhà thơ nọ đã làm sáng lên "hồn dân tộc cháy bừng trên giấy điệp" trong nét vẽ của "tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong" mới hấp dẫn tôi. Nhưng quả thật, tôi cám ơn chất tài hoa đã khơi gợi sự liên tưởng giúp gọi dậy trong tôi cảm thức muốn được sống lại trong những hoài niệm, muốn được thăng hoa từ những dấu ấn của huyền thoại đang hiển hiện sống động đến lạ lùng kia, để cảm nhận cho được cái hồn dân tộc vừa xa xôi trừu tượng, vừa thật gần gũi sâu lắng ấy.
Hãy tin ở huyền thoại! Nếu thật rành rẽ ra, người ta sẽ phân biệt thần thoại với truyền thuyết, truyện cổ tích. Nhưng tôi đâu có bàn chuyện nghiên cứu. Tôi chỉ muốn tự tìm cho mình, tự dạy mình một cách nghĩ, cách cảm nhận, đặng lưu giữ và làm ấm sáng mãi niềm tin vào nguồn mạch vô tận của sức mạnh văn hóa dân tộc, cội nguồn của cái đã làm nên Việt Nam hôm nay.
Đành rằng có thực mới vực được đạo. Nhưng tôi vẫn tin rằng một xã hội chỉ biết có giá trị vật chất không thể là nơi con người có thể tìm thấy hạnh phúc. Có thể bằng lòng với những con số GDP rất chi là cần thiết và quí báu, nhưng đừng quên trong đó cũng có thể hàm chứa khả năng lừa mị dễ xoa dịu những bức xúc của sự xuống cấp đạo lý xã hội, của mối quan hệ giữa người và người xấu đi. Xã hội ấy sẽ thiếu vắng cái "hùng tâm tráng khí" dẫn dắt nhịp sống tinh thần của lớp trẻ. Thiếu cái đó, e rằng rồi ra sẽ thiếu những điều rất lớn, có khi là thiếu tất cả!
Những lốt chân ngựa Thánh Gióng không phải nhằm bước theo lối mòn, người đi sau giẫm lên dấu chân của người đi trước để dẫn đến thảm họa, vì con đường mòn đó không có lối ra trong một thế giới đầy biến động với những bước đột phá mà mọi sự dự đoán đều không chắc chắn. Thời đại đã thay đổi. Không có một bản đồ vạch sẵn cho con đường phía trước. Những kinh nghiệm có sẵn, những phương pháp truyền thống không còn đủ cho hành trình của dân tộc đi về phía trước. Vì thế, sáng tạo và linh hoạt trong tư duy cũng như trong hành động phải là phẩm chất hàng đầu của con người Việt Nam đang sống trong thế kỷ 21.
Chúng ta có quyền tin ở huyền thoại để viết nên những huyền thoại mới trên mảnh đất thấm đẫm máu, mồ hôi và nước mắt của ông cha ta để lại.