Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • ĐẠO CAO ĐÀI VỚI DÂN TỘC / Phó Giáo Sư TS. Nguyễn Thanh Xuân

    Đạo Cao Đài ra đời ở Nam Bộ vào đầu thế kỷ XX, đến nay là một trong những tôn ...


  • Kinh gởi ban biên tập của NhipCauGiaoLy.com. Tiểu đệ vừa đọc được 1 bài viết nói về ăn chay và ...


  • Huyền Cơ / Ngài cố Minh Thiện (Minh Lý Thánh Hội)

    Huyền cơ là gì? Có khác với thần cơ ra sao? Tuy cũng là Thần Tiên giáng dạy, mà phương pháp ...


  • Đường hoa Nguyễn Huệ / Phúc Tiến - Tuổi Trẻ Online

    Đường hoa Nguyễn Huệ đã "khắc" vào tết Sài Gòn một nét đẹp mới, dân dã mà hiện đại, vật ...


  • "Mẹ ước mong sao lòng các con cũng phải chí thành vô hạn mới có thể thấu hiểu được lý ...


  • “ . . .Thương thay cho nhơn loại trong thời kỳ mạt kiếp này, cộng nghiệp đến giờ nên dịch ...


  • Chư Môn-đệ nghe! Phần nhiều trong các con chẳng để lòng thờ kính Thầy, tưởng cho đem thờ Thầy vào ...


  •  Sen Trắng Hàng năm cứ mỗi độ Thu về, người tín hữu Cao Đài nhất là phái nữ rộn ràng chuẩn ...


  • Đức Thích Ca Mâu Ni thương xót tất cả chúng sanh. Dưới mắt Phật tuy muôn loài có hình dạng ...


  • Cơn sốt thần bí trên thế giới / Sưu tầm từ Kiến Thức Ngày Nay

    Thế giới thần bí đang "bùng nổ" quay trở lại với công chúng ! Dường như sau ba thế kỷ ...


  • Thông minh Tâm linh (SI) / Ðàm Trung Phán

    Vì "mới ra lò" sau năm 2000 nên tôi chắc là ít người đã biết đến SQ và SQ cũng ...


  • “Nhân bản có sáng chói, con người mới cảm thấy mình là con người. Hãy tạo thế nhân hòa ! Hãy ...


22/05/2004
Lê Anh Dũng

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 30/12/2009

Đọc lại sáu chữ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ

Danh xưng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ gồm sáu từ Hán-Việt. Các sách thường giảng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là nền Đạo lớn mở ra vào thời kỳ thứ Ba để cứu vớt toàn thể chúng sanh. Giải thích như vậy e rằng không đúng với cấu trúc của cụm từ Hán-Việt này.

Một từ có thể gồm hai thành phần: từ chánh (head word) và từ bổ nghĩa (modifier). Trong từ Hán-Việt, trật tự thường là: từ bổ nghĩa ® từ chánh. Trong từ thuần Việt, trật tự thường là: từ chánh từ bổ nghĩa. Thí dụ: (xem hình 1)

Lúc mới mở đạo Cao Đài tại Việt Nam, ngày 08-4-1926, đức Cao Đài dạy tiền bối Lê Văn Lịch: "Tam Kỳ Phổ Độ là gì? Là phổ độ lần thứ ba." (Thánh ngôn hiệp tuyển. Bổn thứ nhứt. Đinh Mão niên. Dakao Sài Gòn: Imprimerie Tam thanh, 1928, tr. 14.) Phân tích lời dạy này có thể thấy hoàn toàn phù hợp với trật tự như bảng trên đây. Thực vậy: (xem hình 2)

Như thế danh xưng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ gồm có:
Đại Đạo --> Tam Kỳ --> PHỔ ĐỘ
từ bổ nghĩa 2 --> từ bổ nghĩa 1 --> TỪ CHÁNH

Khi giảng sang tiếng Việt, ta nói là:
CÔNG CUỘC PHỔ ĐỘ <-- lần thứ ba <-- của Đại Đạo
TỪ CHÁNH <-- từ bổ nghĩa 1 <-- từ bổ nghĩa 2

Theo đức Lý Giáo Tông, khi nói tắt là đạo Cao Đài, khi nói đầy đủ là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. (Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam, Tuất thời, 15-01 Tân Hợi, 10-02-1971.) Như vậy, có thể nói:

đạo Cao Đài = Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ ; = công cuộc phổ độ lần thứ ba của Đại Đạo; = the Third Universal Salvation of the Daidao;= the Third Universalism of the Daidao.

Nhiều sách thường dịch Tam Kỳ Phổ Độ là the Third Amnesty, nhưng amnesty có nghĩa là đại ân xá (a general pardon), và tuy đạo Cao Đài gắn liền với ý nghĩa đại ân xá kỳ Ba, nhưng không thể dịch Tam Kỳ Phổ Độ là Đại ân xá kỳ ba (The Third Amnesty).
 
Lê Anh Dũng

Thập tam ma khuyên đừng lấp lửng,
Gươm huệ cầm cho vững diệt trừ,
Tịnh lòng hầu thấy chơn như,
Thoát trần sẵn có thuyền từ rước đưa.

Đức Quan Âm Bồ Tát, Liên Hoa Cửu Cung, 03-01 Ất Tỵ, 04-02-1965

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây