Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Sau khi quá mỏi mệt với cuộc sống, lại hoang mang với bao triết thuyết, giáo thuyết, chủ nghĩa... con ...
-
Này chư hiền đệ, sự tiến hóa của con người từ loài côn trùng thảo mộc thú cầm cho đến ...
-
Trước khi đi vào vấn đề, cũng cần phân tích kỹ ý nghĩa hai chữ "hội nhập". Từ ngữ này ...
-
Để có thể nói được một cách đầy đủ và có hệ thống về mối tương quan giữa văn hóa ...
-
Ý NGHĨA CÂU KHUYẾT BÁC NHÃ PHÁ VÔ MINH HUỜN NGUYÊN TÁNH MẠNG TAM TÔNG KHAI CHÁNH PHÁP BẢO HỢP THÁI HÒA DÀN ...
-
Tái ngộ /
Bát Nhã Thiền Sư & Quảng Đức Chơn Tiên dạy tại Minh Lý Thánh Hội vào ngày 7 tháng 6 ...
-
Ấn Độ và một số vùng của Nam Á và Đông Nam Á; nhiều học giả Phật học tại các ...
-
Trước khi Lão muốn chỉ đường vẽ lối cho các phận sự Ngọc Minh Đài, Lão muốn nói với toàn ...
-
ĐẤNG CHÍ TÔN luôn luôn ngự trong tâm thanh tịnh của chư đệ muội. Phật thánh tiên luôn luôn hộ trì, ...
-
Con người hôm nay và con người hôm qua – con người của ngàn xưa – dường như không khác ...
-
Cứ mỗi độ Xuân về là nhớ đến Kinh Dịch. Bởi Xuân ứng với Đức Nguyên của quẻ Kiền, người ...
-
Luật lệ Đức Lý Đại Tiên Trưởng Lý Thái Bạch, Lão mừng chư độ hoằng khai Đại Đạo, đều phải đồng một ...
Thiện Quang
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 08/02/2007
Bản hợp xướng Xuân tâm và Xuân cảnh
"Phương pháp làm cho các con đủ năng lực và tính chất [để] bảo vệ quyền hạn của địa vị con người đều đặt trọn vào ý nghĩa mùa Xuân, vì nó là biểu tượng cho sự ấm áp, cho tình thương nơi Thầy, và cho sự sống vĩnh cửu hằng hữu với vũ trụ không gian. Vậy thì các con nên căn cứ vào nghĩa lý ấy mà gìn giữ tâm linh được điều hòa, thanh tịnh luôn, hầu nuôi nấng chơn tánh toàn thiện toàn giác của Thầy đã ban cho mỗi con ngày nào."[1]
Hòa điệu giữa Xuân cảnh và Xuân tâm
Trong giáo lý về mùa xuân của đạo Cao Đài, mới nhìn, chúng ta sẽ thấy có đến hai mùa xuân: một mùa xuân thông thường của ngoại cảnh, được gọi tắt là xuân cảnh; và một mùa xuân huyền diệu của nội tâm, được gọi tắt là xuân tâm. Tuy nhiên, xuân cảnh mà thiếu xuân tâm thì chỉ là một quang cảnh vô thường giả tạm, còn xuân tâm mà thiếu xuân cảnh lại chỉ là những ý thức cao siêu của bậc tu hành. Muốn thưởng thức được một mùa xuân đúng nghĩa, phải có sự hòa hợp giữa xuân tâm của hồn người và xuân cảnh của thiên nhiên:
"Xuân là cảnh thiên thời địa lợi,
Có nhân hòa, xuân mới thành xuân,
Năm qua tháng lại vô ngần,
Biết xuân, thưởng được ngày xuân huy hoàng."[2]
Xuân chỉ thật sự là xuân nếu có sự phối kết giữa xuân cảnh với xuân tâm. Khi Trời Đất khởi xướng mùa xuân trong cảnh vật, thì con người phụ họa lại bằng mùa xuân trong lòng mình. Rồi khi xuân tâm nơi con người phát khởi, thì cảnh vật trong Trời Đất cũng phụ họa theo và trở nên đẹp đẽ hơn, vui tươi hơn đối với con người. Đây là một chuỗi xướng-họa liên tiếp nhau giữa xuân tâm và xuân cảnh: khi xuân tâm khởi xướng thì xuân cảnh phụ họa, và rồi ngược lại, cứ như vậy mà diễn tiến một cách nhịp nhàng khoan nhặt qua những cung bậc trầm bỗng khác nhau giữa tâm hồn con người và cảnh sắc vạn vật. Những khúc xướng-họa giữa xuân tâm và xuân cảnh như vậy sẽ tạo nên những hòa điệu hoành tráng giữa Trời Đất và con người. Những hòa điệu này làm nên bản hợp xướng mà ta gọi là mùa xuân.
Trong một bản hợp xướng, thường có nhiều bè được phân chia theo âm vực của chất giọng: nữ cao (soprano), nữ trung (alto), nam cao (tenor), nam trầm (basso),… Đây là một loại âm nhạc có nguồn gốc từ Pythagore giáo ở Hy lạp cổ đại và được phát triển trong lòng văn hóa châu Âu, nên người Việt nam mình khi nghe từng bè (của một ca đoàn hợp xướng) hát riêng rẽ, thường có một cảm giác rất khó chịu: sao mà mỗi bè đều hát dở theo một kiểu! Bè này thì eo éo, bè kia cứ ồm ồm, bè nọ lại ngang phè; đó là chưa kể đến việc các bè phụ cứ hát như thể đổi ngược dấu tiếng Việt – ví dụ thay vì "văn hiến Tiên Rồng" lại hát thành "văn hiền tiền rống" – nghe thật quá sức mâu thuẫn với bè chính! Tuy nhiên, khi tất cả các bè này hợp xướng, tức là đồng loạt hát lên theo một sự điều khiển có kế hoạch, thì một phép lạ lập tức xuất hiện: mọi mâu thuẫn ngổn ngang trước đây bổng nhiên biến thành một sự bổ túc đồng điệu cho nhau, bè chính thổi linh hồn vào bè phụ, bè phụ tạo ra sức sống của bè chính, và tất cả những cái dở khác nhau trước đây cũng đồng loạt trở thành những cái hay trong việc tạo ra sức truyền cảm của bài hát vào tâm hồn thính giả.
Phép lạ mà một bản hợp xướng có được – đơn giản thay! – chỉ nằm trong một chữ "Hòa". Những điều mầu nhiệm của mùa xuân chỉ xuất hiện trong sự hòa hợp giữa xuân tâm và xuân cảnh. Sống được với sự hòa hợp ấy thì cuộc đời mỗi người chúng ta sẽ luôn luôn:
"Có xuân, có cảnh có tình,
Có tâm có đạo, trường sinh bảo tồn."[3]
Xuân cảnh
Ngàn hoa đua nở, muôn lộc đâm chồi, cảnh vật trở nên xinh tươi, cuộc đời bừng lên bao sức sống; dưới những nét vẽ vô hình của tình tạo hóa, xuân cảnh nơi thế gian này quả là những bức tranh tuyệt tác để con người thưởng ngoạn. Tuy vậy, Đức Chí Tôn đang cách tân những tập quán thưởng ngoạn cảnh xuân mà nhân loại đã có từ bao đời, để nhân loại biết đi tìm dáng vẻ tương lai của mùa xuân thánh đức:
"Xuân đời, cảnh vật có chi các con! Cành hoa chớm nở tươi xinh, các con nâng niu cành lá, vun tưới gốc cây, ngửi mùi thơm trong nhụy. Sao các con không vun tưới cội lành đạo cả, nâng niu sang sửa chơn tâm cho thật tươi nhuận, sáng suốt, để rồi ngửi lấy đạo vị nhiệm mầu tự lòng con khai phát?"[4]
Có phải chăng đạo Cao Đài muốn "tôn giáo hóa" mùa xuân, muốn "tuyên truyền" một bầu không khí tu hành vào trong mọi sự việc bình thường của nhân thế? Không phải đâu. Đạo Cao Đài đang dốc sức giải quyết một thảm kịch có thật của hành tinh này: Cả nhân loại chúng ta đang phải sống trong một mùa đông hạ nguơn lồng lộng gió sương – những động đất, sóng thần, bão lụt, hạn hán, bệnh dịch, chiến tranh, khủng bố,… ngày càng tràn ngập trên khắp năm châu – và đạo Cao Đài đang đem đến cho nhân loại nói chung và dân tộc Việt nam nói riêng những nhận thức mới về đạo lý trường tồn của mùa xuân thánh đức. Cuộc đời sẽ không bao giờ có hạnh phúc nếu nhân loại chỉ hài lòng với những niềm vui ngắn hạn, phát xuất từ những sự kiện bên ngoài; mọi cảnh xuân huy hoàng rồi cũng phải nhường chỗ cho những nắng hạ mưa thu giữa cuộc đời dâu bể. Bởi vậy, ta chẳng trách được những vần thơ xuân buồn bã của nhiều thi sĩ ngoài đời:
"Mùa xuân hiện giữa ngàn mai,
Nguyên hình Nữ Chúa trên ngày phù du."[5]
Trong nỗi buồn của hai câu lục bát này, dù Chúa Xuân có đến cùng với những cảnh vật xinh tươi, thì đó cũng chỉ là những nét đẹp vô thường. Thế nên Đức Liễu Tâm Chơn Nhơn đã để lời cảnh tỉnh:
"Xuân cảnh là một thời tiết đổi thay trong máy tuần hoàn của tạo vật. Xuân cảnh là tạm ngừng nghỉ một mùa đông gió rét, để làm lại, sắp xếp lại cho tiết đầu năm. Rồi cũng hết xuân, chuyển lần qua hạ, thu, đông, luân chuyển xây vần trong cái thiên luân, trong vòng lẩn quẩn, hết nhân rồi quả, hết quả rồi lại nhân, hỏi người đời mấy ai hưởng được một mùa xuân bất tận, mà tránh khỏi hạ về thiêu đốt, đông đến cắt thịt se da?"[6]
Cũng may mắn làm sao, từ rất lâu đời, tổ tiên chúng ta đã biến mùa xuân ngoại cảnh của thiên nhiên thành mùa xuân văn hóa trong quốc hồn quốc túy của dân tộc. Người Việt ngày xưa rất chú trọng đến bầu không khí thiêng liêng của những thời khắc đầu năm, vì bầu không khí đậm đà màu sắc tâm linh này có thể đánh thức trong lòng con người những giá trị nhân bản tính. Nhờ vậy, phong vị Tết cổ truyền nằm ở bầu không khí đầm ấm, thân thuộc trong gia đình, giòng tộc, thôn làng, chứ không đơn thuần là những vui chơi hời hợt bên ngoài.
Tuy nhiên, phải chi chúng ta có dịp ăn một cái Tết ở những thời Lý Trần hay ở một thời đại mà Tam giáo còn hưng thịnh trong xã hội Việt nam để cảm nhận cái-xuân-cảnh-mang-thực-chất-của-xuân-tâm đậm đà hồn Việt, chứ trong gần một trăm năm trở lại đây, phong vị Tết truyền thống của dân tộc cũng đã dần dần bị phôi phai theo sự lãng quên những giá trị đạo lý cổ truyền. Văn học sử Việt nam còn ghi lại hình ảnh cụ đồ nho bị mờ nhạt dần qua những cái Tết miền Bắc từ thời tiền chiến, với bài thơ "Ông Đồ" của thi sĩ Vũ Đình Liên:
"Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua
(…)
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay…" [7]
Sự quên lãng mà người miền Bắc dành cho ông đồ già ngồi bên hè phố trong những phiên chợ Tết ở đầu thế kỷ 20 cũng là một sự báo động xót xa về sự quên lãng mà xã hội Việt nam hiện đại không chỉ dành cho Nho giáo mà còn cho cả những giá trị văn hóa tinh thần và những phẩm chất đạo đức cổ truyền trong đời sống của mình. Hậu quả là, người Việt nam mình dần dần có khuynh hướng vật chất hóa mùa xuân, phàm tục hóa ngày Tết. Người ta chi tiêu nhiều tiền bạc cho việc ăn uống và hưởng thụ trong mấy ngày Tết, tạo ra những dư thừa về ẩm thực quá mức cần thiết trong những ngày đầu năm để… lấy hên; trong khi đó, những giá trị đạo lý và văn hóa căn bản của ngày Tết lại bị xao lãng. Việc thưởng xuân và ăn Tết rõ ràng đã bị… "thất chơn truyền", vì sa đà vào xuân cảnh, không phải thứ xuân cảnh thanh tú của thiên nhiên mà là một thứ xuân cảnh trần tục nặng nề do con người tạo nên trong sự hám vọng tiêu thụ vật chất của chính mình. Mùa xuân cũng không còn vẹn toàn những dáng vẻ thiêng liêng, mà bị chìm vào những tuồng đời ấm lạnh, vui buồn trong cõi vô thường giả tạm này.
Xuân tâm
Đằng sau những nét tưng bừng rực rỡ của xuân cảnh, chúng ta luôn luôn có thể nhìn thấy xuân tâm của vạn vật và nhân loại, tuy mang những đường nét khác biệt với xuân cảnh, nhưng cũng huy hoàng không kém gì – nếu không nói là còn hơn cả – xuân cảnh, bởi vì chính xuân tâm là sức sống thật sự của xuân cảnh. Đức Trần Hưng Đạo chỉ cho chúng ta thấy điều này:
"Cứ mỗi độ xuân về, cỏ cây đã cởi bỏ lớp lá vàng rơi rụng, mang lên một màu tươi nhuận thắm xanh. Cỏ cây hoa lá tuy rằng là vật vô tri vô giác, nhưng [với] tiềm năng linh ứng Tạo Hóa đã ban, cũng chuyển mình trong tiềm thức đón lấy tiết xuân sang để hòa đồng cùng vạn vật.
(…) Mỗi độ đông tàn xuân đến, là con người – đã mang một thể xác vi nhơn, chứa đựng những tâm tư thầm kín, một khối óc tinh khôn, sự hiểu biết phải trái, dở hay, chánh tà cùng khôn dại – dầu cho từ hạng cùng đinh dân thứ đến hàng chí sĩ đạo đức uyên thâm, dầu muốn dầu không, tâm sự cũng dao động với tiết xuân về. Người vinh hoa phú túc vật chất thải thừa đua đòi thụ hưởng đành rồi, nhưng đối với hạng cơ bần thiếu thốn, sớm có chiều không, dầu lòng có muốn quên đi hoặc phôi pha cho mau qua những ngày Xuân đến, cũng cảm thấy nơi tâm tư có những gì rộn rực."[8]
Sự nẩy lộc đâm chồi ở cỏ cây là một biểu hiện của xuân tâm trong tiềm thức của thực vật. Sự rộn rực khi xuân đến ở mỗi người là một biểu hiện của xuân tâm nơi con người. Nhưng, xuân đâu chỉ có thế – Đức Thánh Trần bảo:
"Xuân đến lồng trong khắp mọi người,
Sang hèn thanh trược cũng vui tươi,
Lẽ đâu xuân chỉ xuân chừng ấy,
Mà nợ tang bồng quên đấy thôi."[9]
Con người, cùng với Trời và Đất, là ba ngôi của vũ trụ mà đạo học Đông phương gọi là Tam Tài. Trong Trời Đất thì có Đạo, trong con người thì có Tâm. Cái Tâm này vốn là mùa xuân bất diệt, trường tồn trong con người, và sứ mạng của mỗi chúng ta là gieo rải những hạt giống bất diệt trường tồn ấy vào thế hạ. Đức Chí Tôn dạy:
"Là một trong tam tài định vị,
Là muôn trong một lý nhất nguyên;
Con ơi phú bẩm do Thiên,
Máy linh Tạo Hóa ban truyền cho con.
Có vũ trụ sông non gồm đủ,
Có hình hài riêng thú kiền khôn;
Có xuân bất diệt trường tồn,
Cho vào thế hạ chiêu hồn vạn sanh.
Một sứ mạng Thầy dành hai ngỏ,
Một ra đi một trở lại Thầy;
Dù cho nam bắc đông tây,
Cổ kim nhơn vật do Thầy định phân."[10]
Vì con người đã bị lục dục thất tình bao phủ từ lâu đời nhiều kiếp – bởi luân chuyển qua nhiều vòng luân hồi – nên mùa xuân tâm này tự nó không hiển lộ, mà con người phải tìm lại, phải khôi phục, phải đánh thức nó trong lòng mình.
"Không cứ phải một mùa xuân – cách hạ, thu, đông – hai mùa xuân hoặc trăm vạn mùa xuân phát sinh vào thời gian ngắn ngủi, mà mùa nào chí những mùa nào, [nếu] các con vẫn trau luyện tâm mình được tươi nhuận, ấm áp, dịu hiền, không sân hận, không si mê, không tham vọng, thì các con tự khắc đã gần gũi với Thầy rồi đó. (…) Như vậy, các con được sống trong mùa xuân miên viễn, không hạn định, không hủy bỏ theo thời gian. Ấy là xuân đạo đức. Ngày xuân năm nay, Thầy chỉ mong các con dọn sạch lòng mình để chào đón mùa xuân và phải nhớ là mùa xuân đạo đức vĩnh cửu nghe các con."[11]
Như vậy, xuân tâm là trạng thái tâm hồn tươi nhuận, ấm áp, dịu hiền, không sân hận, không si mê, không tham vọng,… của chính bản thân mỗi người chúng ta. Mùa xuân tâm sẽ đến trong lòng ta, nếu chúng ta thay thế những trạng thái nội tâm thường tình của lục dục thất tình bằng những trạng thái xuân tâm đẹp đẽ này.
"Xuân là Đạo, Đạo Trời ban phát,
Đạo là xuân, xuân lạc thiên nhiên,
Vui xuân vui với tâm điền,
Tiết thời hòa dịu người yên vật lành."[12]
Xuân thời thơ ấu
Chúng ta đã nhiều lần thấy được xuân cảnh trong những bức tranh xuân vạn sắc của thiên nhiên. Chúng ta cũng không ít lần thấy được xuân tâm trong trạng thái tâm hồn tươi nhuận, ấm áp, dịu hiền, không tham, sân, si của chính bản thân mình. Bây giờ, bản hợp xướng giữa hai mùa xuân này, chúng ta có thể chứng minh được sự hiện diện của nó ở đâu?
"Trời đất minh minh,
Hoa cỏ xinh xinh,
Non nước hữu tình,
Tìm đâu khúc nhạc thanh bình,
Cho nguyên nhân khỏi lộ trình phong ba?"[13]
Trong cuộc đời không lấy gì làm dài của mỗi con người, vào những ngày còn bé thơ, chúng ta đã từng sống trong khúc nhạc thanh bình tưởng chừng như bất tận đó. Và Đức Chí Tôn khơi lại khúc nhạc đó trong ký ức của chúng ta:
"Con nhớ chăng thời xuân thơ ấu,
Một trời xuân hòa tấu thiên nhiên"[14]
Khi mới chào đời, tâm tánh con người hãy còn thánh thiện hồn nhiên. Đạo học gọi trạng thái đó của tâm tánh là "Xích tử chi tâm" (tâm của đứa bé màu đỏ, tức là của trẻ sơ sinh). Cái tâm Xích tử này còn trong sáng, chưa bị nhuốm bụi trần, và cũng là cái tâm xuân được Trời phú bẩm, tạo nên mùa xuân tự nhiên trong cơ thể con người. Suốt những năm tháng ấu thời, khi mà con người chưa bị lục dục thất tình của chính mình chi phối, chưa biết đến những âu lo, tạp niệm, chấp nhứt, cũng chưa biết tham, sân, si, thì con người cũng chưa bị bất kỳ một thứ khổ đau, phiền não hay oan trái nào ràng buộc, mà cứ vui sống thung dung tự tại trong thế giới hồn nhiên của trẻ thơ. Đó là xuân tâm ở thời thơ ấu mà mỗi người trong chúng ta đều đã từng có. Xuân tâm ấy không bao giờ phản kháng lại ngoại cảnh mà luôn biết hòa hợp với ngoại cảnh (nghĩa là biết tuân theo quy luật "Thuận Thiên giả tồn, nghịch Thiên giả vong"). Nhờ sự hòa hợp này giữa tâm và cảnh, nên đối với trẻ con, mùa nào cũng đẹp như mùa xuân, ngày nào cũng vui như ngày tết. Đó là một trạng thái kỳ diệu của đời sống, y hệt như điều mà Đức Chí Tôn mô tả:
"Riêng nhân loại năng tri vốn sẵn,
Một mùa xuân tất thắng huy hoàng;
Sá chi hạ trưởng, đông tàng,
Cung Trời ba sáu, thanh nhàn hưởng xuân."[15]
[Đọc tiếp: http://nhipcaugiaoly.googlepages.com/banhopxuong ]