

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
Trước đây, trong thời gian những năm cuối thập niên 70 thế kỷ trước, Hội Đồng Nghiên Cứu Giáo Lý ...
-
ĐH Quốc gia TPHCM vừa thành lập Trung tâm Xuất sắc John von Neumann (JVN). Đây là trung tâm xuất ...
-
Thiên Lý Đàn, Tý thời 29 rạng mùng 1 tháng Giêng Canh Tuất (5-2-1970) (Đàn Giao Thừa)
-
Tân pháp Cao Đài là pháp môn tam công, có đặc tính tổng hợp rồi kết tinh và đơn giản ...
-
I. NGUYÊN ...
-
Tổng hợp và tóm lược thánh giáo của Đức Đại Tiên Lê Văn Duyệt: tại: _ Nam Thành Thánh Thất, 31-3-1969 ...
-
Linh Quang Tự hay Linh Quang Phật Đường là ngôi tổ đình phái Phổ Tế chi Minh Sư.
-
Trong môn họa truyền thống của Trung Quốc (thường được gọi là Quốc Họa) ta thường bắt gặp những chủ ...
-
Trong Tờ khai Đạo ghi ngày 07-10-1926 (nguyên văn bằng tiếng Pháp), được tiền bối Lê Văn Trung gửi cho ...
-
Trong Phúc âm, Thánh Mathiơ viết : " Khi Đức Chúa Jesus đã sinh tại thành Belem, xứ Giu-đê, đang đời ...
-
“ NGỌC ĐIỆN HUỲNH HÀ” là một trong Thất Thập Nhi Tịnh trực thuộc Hội Thánh Cao Đài Tiên Thiên, ...
-
NỮ GIỚI VỚI NỮ HẠNH A. Nữ phái đồng sứ mạng với nam phái. Đức Quan Âm Bồ Tát dạy : "Hỡi ...
CQPTGL
TÂN PHÁP CAO ĐÀI

1 Tổng quan
2 Ý nghĩa Tân Pháp Cao Đài
2.1 Chính Đức Thượng Đế mở TânPháp Cao Đài
2.2 Chọn dân tộc Việt Nam để ban Tân Pháp Cao Đài
2.3 Tân Pháp Cao Đài giải tỏa lớp vô minh, mở con đường tiến hóa
2.4 Tân Pháp Cao Đài dụng thế thiên nhơn hợp nhất
2.5 Tân Pháp Cao Đài con đường quy Tam giáo hợp Ngũ chi
3 Phápmôn Tân Pháp Cao Đài
3.1 Tân Pháp Cao Đài là pháp môn Đại ân xá
3.2 Tân Pháp Cao Đài là pháp môn Tam Công
4 Kết luận
1Tổng quan
Đạo Cao Đài ra đời trong thời điểm đất nước Việt Nam có nhiều biến động về chính trị, kinh tế xã hội,tôngiáo và đời sống nhân dân dẫn đến sự bế tắc nhiều mặt trong xãhội.Vào thời điểm này,vềphương tiện tôn giáo là giai đoạn suy thoái các tín ngưỡng, dẫn đến conngười mất niềm tin vào tôn giáođương thời, nên con người đã đi tìm một hướngkhác để đặt niềm tin. Đạo Cao Đài rađời đã đáp ứng được lòng tin của nhơn sanh thời bấy giờ. Đại Đạo tam kỳ phổ độ hay đạo Cao Đài, là một tôn giáo mới do chính đức Thượng Đế làm giáo chủ.Đấng Thượng Đế quacơ bút, dùng thế thiên nhơn hợp nhất để lập đạo, ban Tân Pháp Cao Đài.Sự ra đời của Đạo Cao Đài trong thời kỳ Hạ ngươn mạt kiếp là kết quả tự nhiên của tuần hoàn vũ trụ “ĐạiĐạo Tam kỳ phổ độ khai nhằm thời Hạ ngươn mạt kiếp, là thời cuối cùng của vận hội tuần hoàn Tam ngươn”[1].Tân Pháp Cao Đài là toàn bộ hệ thống tổchức hình thức và nội dung pháp môn của đạo Cao Đài. Tân Pháp Cao Đài hayTân Pháp Đại Đạo Tam kỳ phổ độ kháiquát có tân luật, pháp chánh truyền, thánh ngôn, thánh giáo, nghi lễ, kinh điển, mục đích, tôn chỉ, lập trường, nội giáo, ngoại giáo,vô vi, hữu vi…Đến ngày nay, sự hình thành Tòa thánh,cácHội thánh, các tổ chức Cao Đài đã, đang phát triển làm cho Tân Pháp Cao Đài ngày càng đa dạng, phong phú như một gốc phân nhiều cành để đáp ứng cơ cứu độ kỳ ba.
2Ý nghĩa Tân Pháp Cao Đài
Tân Pháp Cao Đài tận độ nhơn sanh cả hai mặt nhân sinh và tâm linh. Về mặt nhân sinh thì giáo hóa và cứu rỗi tạo cảnh thiên đàng tại thế gian. Đối với tâm linh thì mở con đường tiến hóa và đắc đạo. Do đó, Tân Pháp Cao Đài mang ý nghĩa như sau: Một là, chính đức Thượng Đế mở Tân Pháp Cao Đài. Hai là, chọn dân tộc Việt Nam để ban Tân Pháp Cao Đài. Ba là, Tân Pháp Cao Đài giải tỏa vô minh và mở con đường tiến hóa cho nhân loại. Bốn là, Tân Pháp Cao Đài dụng lý thiên nhân hiệp nhất để tiến hành cơ tận độ kỳ ba. Năm là, Tân Pháp Cao Đài là con đường qui Tam Giáo và hiệp Ngũ chi.2.1Chính Đức Thượng Đế mở TânPháp Cao Đài Chính Ngài nắm quyền giáo hóa và truyền pháp môn Tân pháp giải thoát cho nhơn sanh: “Thượng Đế không giao chánh pháp cho tay phàm nắm giữ”[2]. Trong thời đại ngày nay, thế giới nhơn loại đang ở vào thời kỳ hạ ngươn mạt kiếp sàng sãy và thanh lọc, tuy con người thời nay cực kỳ văn minh, nhơn loại tài trí tột đỉnh nhưng phải chịu sự chi phối tuần hoàn vũ trụ đang trong cuộc thế tàn từ nhơn sinh xã hội đến tâm linh của con người. Đức Thượng Đế đến phổ độ kỳ ba lập đời Thánh đức, là giai đoạn vạn qui nhất tức là từ vạn hữu quay trở về ngôi nhất. Trải qua hai thời kỳ mở đạo, Thượng Đế đã giao chánh pháp cho hàng sứ giả cứu thế độ đời, giáo luyện nhơn sanh trong thời thượng ngươn và trung ngươn cũng là giai đoạn nhất tán vạn ,nghĩa là từ ngôi Nhứt mà tán ra vạn hữu. Tuy sự giáo hóa và cứu rỗi nhơn sanh rất quý báu trong hai thời kỳ đó nhưng vẫn còn những điều cần bổ sung trong thời kỳ thứ ba này: “Các con ôi! cuộc thế tàn đã khai diễn để kết thúc ngươn hội cuối cùng, hầu chuyển lập lại cuộc đời Thánh đức”[3]. Và “Tất cả những bộ óc, lý trí khôn ngoan của loài người có thể làm cho rung chuyển hoàn cầu thế giới, có thể vượt cả không gian và theo dõi thời gian, nhưng chưa có kẻ nào xứng đáng để nắm được chánh pháp đức Chí Tôn hầu cứu rỗi nhơn loại”[4].
2.2Chọn dân tộc Việt Nam để ban Tân Pháp Cao Đài Khi mở đạo Cao Đài, Thầy đã chọn dân tộc Việt Nam để thành lập đạo và hoằng dương chánh pháp kỳ ba, vì dân tộc Việt Nam có truyền thống tốt đẹp từ cha ông, đó là tính hiếu hòa, tinh thần dung hợp, lòng tín ngưỡng Thượng Đế rất cao, tinh thần đạo đức dân tộc. Thầy dạy: “Hảo Nam Bang, Hảo Nam Bang. Tiểu quốc tảo khai hội niết bàn”[5]. Việt Nam cũng là nơi mà đức Thượng Đế dễ dàng gieo hạt tình thương, tinh thần hòa ái. “Việt Nam là cái rún của năm châu, tất cả đâu đâu cũng dồn về rún. Từ Phật Pháp, Tăng, Nho Lão Thích, đều cũng đi vào trong ngưỡng cửa đó, để nhìn chung lý đạo là lý duy nhất của Thượng Đế”[6].
2.3Tân Pháp Cao Đài giải tỏa lớp vô minh, mở con đường tiến hóa Vô minh là tâm mê muội, không hiểu thấu đáo sự lý của vạn pháp, con người do vô minh và dục vọng làm chậm sự tiến hóa của bản thân, xã hội về mặt tâm linh. Đức Thượng Đế đến để giải tỏa lớp vô minh của con người: “Trường học chỉ mở những nơi số người còn mù chữ, trường đạo chỉ mở những nơi người còn mù quáng, đi trên con đường tội lỗi. Nếu đấng Thượng Đế Chí Tôn không vì chúng sanh còn tội lỗi thì chẳng đến trần gian này mở đạo làm chi”[7]. Đức Thượng Đế khai mở Tân Pháp Cao Đài để ổn định càn khôn, Đức Thượng Đế chính là sự yêu thương, thương yêu chính là con đường đưa vạn vật lên nấc thang tiến hóa. Như vậy, Tân Pháp Cao Đài đáp ứng căn trí chúng sanh cả hai mặt tâm linh và nhân sinh, mở con đường lớn để chúng sanh gột rửa lớp vô minh còn đeo bám trong tâm linh của mỗi người, làm con người không còn lặn ngụp trong bể khổ trầm luân, có dịp tu chánh pháp được thăng tiến từng bước trên đường tiến hóa: “Chỉ cần lau chùi cho sạch lớp bụi vô minh, thì phép mầu sẽ hiện lên như lòng mong muốn”[8].
2.4Tân Pháp Cao Đài dụng thế thiên nhơn hợp nhất Tân Pháp Cao Đài mang ý nghĩa đạo vô vi sư vô vi, có nghĩa là chúng sanh khi tu theo đạo Cao Đài thì được thọ truyền tâm pháp từ sư vô tức là từ đức Chí Tôn, các đấng thiêng liêng truyền dạy. Do ứng dụng lý Thiên nhơn hiệp nhất, nên việc truyền dạy pháp môn của Cao Đài là sự thống nhất giữa cõi trần và cõi vô hình. Cho nên, sự dẫn dắt từ khởi đầu cho đến chứng quả đều do thiêng liêng sắc phong. Sự điểm đạo có ý nghĩa là người được ban cho để làm một sứ mạng nào đó do các đấng thiêng liêng chọn. Điểm đạo còn là sự xác nhận người đạt được trình độ về pháp môn, có thể được chỉ thị ban truyền pháp môn: “Người ấy sẽ hoặc hướng dẫn hàng thiện căn qua đến bến giác khi được điểm đạo”[9]. Đấng Chí Tôn dụng thế thiên nhơn hợp nhất để cứu độ Kỳ ba vì con người và Thượng Đế có cùng chung một bản thể. Thầy là Đại linh quang và con người là Tiểu linh quang. Con người và Trời có thể tiếp xúc qua lại nơi tâm, nơi thần. Tâm con người và Thần của Thượng Đế linh ứng qua cơ bút để tận độ Kỳ ba. Thầy dạy: “Nhơn loại thời nay đánh lạc tâm hồn đắm mê vật chất, cách biệt cùng đạo, mà đoạn mối tương hệ cùng trời”[10] và Thầy cũng dạy thêm:
“Con là một thiêng liêng tại thế,
Cùng với Thầy đồng thể linh quang
Khóa chìa con đã sẵn sàng
Khi vào cõi tục, khi sang thiên đàng”[11].
2.5Tân Pháp Cao Đài con đường quy Tam giáo hợp Ngũ chi Đầu thế kỷ XX, đạo Cao Đài hình thành và phát triển đạo theo mục đích thế đạo đại đồng về thiên đạo giải thoát. Tôn chỉ là Tam giáo quy nguyên, Ngũ chi phục nhất. Hành đạo theo lập trường thuần chơn vô ngã. Tam giáo là Nho giáo, Phật giáo và lão giáo. Ngũ chi Đại Đạo là Nhơn đạo, Thần đạo, Thánh đạo, Tiên đạo, Phật đạo. Đạo Cao Đài chủ trương quy ba giềng, năm mối thành một nhất thể, trên tinh thần Đại Đạo, cùng gốc, cùng nguồn. Mỗi tôn giáo đều có giá trị về cứu độ và tiến hóa của một tôn giáo. Cho nên, đến tận cùng của tư tưởng, của sứ mạng thì các tôn giáo đều đem lại hạnh phúc con người trong kiếp nhân sinh và tiến hóa cho hậu kiếp. “Thượng Đế đã cho các bậc thánh nhân đến mở đạo để đặt lại ba giềng, năm mối. Đại Đạo Tam kỳ phổ độ, Tam giáo quy nguyên, Ngũ chi phục nhất. Mỗi người đều gặp gỡ nhau trên tình thương cao cả, trên lý tưởng hướng thượng của đức Chí Tôn”[12]. Mấy ngàn năm trước, những tôn giáo trên thế giới đều do các bậc tu hành đắc đạo, đạt đến tuyệt đích của sự chứng ngộ, các Ngài mới để lại những tấm gương, những giáo lý cho nhơn sanh thoát khổ, đều là những vị từ Thượng Đế xuống thế mở đạo. Mọi sinh hoạt của con người trong thế giới nhơn sinh đều phải nhắm đến sự tiến hóa. Tôn giáo sẽ là cánh cửa, là phương tiện trợ giúp con người đạt mục đích trong kiếp nhơn sinh.
3Phápmôn Tân Pháp Cao Đài
Về phương diện Pháp môn Tân Pháp Cao Đài bao gồm hai nội dung chủ yếu là: pháp môn Đại ân xá và pháp môn Tam công.Trong nhứt kỳ và nhị kỳ vấn đề tu luyện và truyền bá pháp môn có nhiều khó khăn và ràng buộc do không được phổ biến đến mọi người. Người muốn tu luyện phải tầm sư học đạo. Khi được học đạo phải qua nhiều thử thách và tuân thủ đúng những quy định do minh sư chỉ dạy mới được chánh thức làm đệ tử của bổn phái và được truyền tâm ấn. Đến thời đại ngày nay, Đức Thượng Đế lập Đạo Cao Đài ban truyền Tân Pháp Cao Đài để cứu độ toàn nhân loại trong thời Hạ ngươn. Nên phổ biến pháp môn rộng rãi khắp chúng sanh.
3.1Tân Pháp Cao Đài là pháp môn Đại ân xá Đại là lớn, xá là tha tội. Đại ân xá là đặc ân của bề trên tha tội, xóa bớt những tội lỗi và miễn hình phạt cho người được ân xá. Mục đích của Đại ân xá là tận độ mọi tầng lớp chúng sanh vào thời kỳ thứ ba, để chúng sanh được tiến hóa vào phẩm thiêng liêng và giải thoát khỏi luân hồi sanh tử. “Muốn tận độ kỳ ba, Đức Chí Tôn mở Đại ân xá cho vạn linh dễ dàng tiến hóa”[13]. Phải thất ức niên mới có một lần Đại ân xá xuất hiện vào thời Hạ ngươn mạt kiếp. Khi mở Tam kỳ phổ độ đồng thời đức Chí Tôn mở cơ đại ân xá “Phải muôn ngàn kiếp mới có một kỳ Đại ân xá”[14] và “Tam ngươn mới có một lần Đại ân xá”[15]. Đức Chí Tôn còn dạy cuộc Đại ân xá này thất ức niênmới tái diễn một lần, vì vậy người có cơ duyên hạnh ngộ Cao Đài, nếu tu sẽ được thoát luân hồi sanh tử dễ dàng, “Phải muôn ngàn kiếp mới có một kỳ Đại ân xá, là mỗi lần sàng sảy thanh lọc để sắp xếp lại một thế giới thánh thiện cho chân linh giác ngộ và đào thải cặn bã vào lớp khôi trần hay vào phi cầm điểu thú”[16]. Đức Thượng Đế ban Đại ân xá còn có ý nghĩa tu nhất kiếp ngộ nhất thời, chỉ cần quyết chí một kiếp tu trì, hoàn thành sứ mạng được tính bằng muôn kiếp cố gắng tu, nhưng không gặp thời kỳ Đại ân xá cũng khó chứng quả. Trong thời Đại ân xá, những nghiệp quả mới, cũ từ nhiều kiếp phải được thanh lý trong hiện kiếp, nếu chỉ tu một mà tạo nghiệp tới hai, ba sẽ chẳng những không nhận được Đại ân xá mà còn phá sản những gì đang làm trong hiện tại và tương lai, luật Đại ân xá vừa mang tính xóa tội nhưng cũng vừa mang tính công bằng của tạo hóa, nghĩa là không vượt ngoài vòng nhân quả của con người tạo ra, những ai ý thức thực hành đúng luật đạo của Cao Đài sẽ giảm tội đôi, ba và được cứu rỗi bản thân và cửu huyền thất tổ. Bằng ngược lại làm tội bao nhiêu thì nghiệp quả bấy nhiêu không hề suy xiển. Công quả dù nhỏ hay lớn đều được nhân với hệ số 3. Đức Đông Phương Lão Tổ xác nhận “Thời Đại ân xá ai tu cũng có thể được đắc quả. Một việc làm thiện dầu nhỏ nhen đến mấy đi nữa cũng vẫn là việc thiện và được ghi ở hệ số 3. Trái lại việc ác dầu nhỏ đến thế mấy đi nữa cũng vẫn là việc ác”[17]. Mục đích của Đại ân xá là tận độ toàn chúng sanh hướng tới con đường tiến hóa và giải thoát ở hậu kiếp, tạo cảnh thế giới an lạc tiến bộ cho toàn thế gian. “Muốn tận độ kỳ ba đức Chí Tôn mở Đại ân xá cho vạn linh dễ dàng tiến hóa”[18], “Do đó một cuộc đại sàng sảy không sao tránh được. Thế nhưng do đức hiếu sinh, Thượng Đế mở Tam kỳ phổ độ Đại ân xá để cứu vớt những ai còn lại điểm lương tri”[19]. Chính vì vậy “Đây là cơ hội hiếm hoi vô cùng quý báu đối với loài người. Cơ hội kỳ ba cứu thế, bỏ qua chắc không bao giờ gặp lại”[20]. Do đó một cuộc Đại ân xá diễn ra để cứu vớt nhân loại. Cái đặc ân vô cùng lớn lao này chỉ diễn ra trong Tam kỳ phổ độ mà thôi, vào giai đoạn cuối cùng của Hạ ngươn mạt kiếp “Gian khổ để làm bài thi trong trường tiến hóa. Bài thi này có hệ số điểm rất cao dành cho hàng thức giả nào tự nhận chiếc áo Thiên ân để tu nhứt kiếp ngộ nhất thời”[21].
3.2Tân Pháp Cao Đài là pháp môn Tam Công Tân Pháp Cao Đài có pháp môn Tam Công. Tam Công là pháp môn đặc trưng trong hệ thống pháp môn Cao Đài. Pháp môn Tam Công là công trình, công quả, công phu. Tu theo pháp môn Tam Công là ba cách thức thực hiện để đạt thành đạo quả. Pháp môn này phù hợp với mọi căn trí của chúng sanh, mọi hoàn cảnh, mọi trình độ đều có thể tu chứng quả. Pháp môn này cũng là những đường lối đã có từ xưa trong vạn giáo với nhiều hình thức, nhưng đến Tam kỳ phổ độ biến hóa theo từng thời kỳ để thích hợp với xã hội, chúng sanh đương thời.
Công quả, công phu, công trình có mối tương quan chặt chẽ, gắn kết với nhau và ảnh hưởng lẫn nhau. Công quả là cơ bản, là nền móng để xây dựng công trình, công phu. Công quả nhiều sẽ được âm chất. Công quả là một trong những yếu tố để trở về ngôi vị xưa. Tuy nhiên công quả phải phát xuất từ lòng chí thành và tình thương đối với tha nhân, không một chút riêng tư, mà xem nó là nguồn sống, là việc phải làm của bậc chân tu. Việc cầu nguyện cho tha nhân hay hồi hướng công đức khi công phu tọa thiền cũng là công quả thâm sâu. Những công quả tài lực, vật lực, nhơn lực, tâm lực với lòng vô tư bất vụ lợi đều là những công quả sẽ gặt hái nhiều công đức. Công quả trong Tam kỳ phổ độ được tính theo luật Đại ân xá, nghĩa là làm công quả bất luận nhỏ hay lớn đều được nhân hệ số ba “Thời Đại ân xá, ai tu cũng có thể đắc đạo. Một việc làm dầu nhỏ nhen đến mấy đi nữa cũng vẫn là một việc thiện và được ghi ở hệ số ba. Trái lại, việc ác dầu cho nhỏ đến thế mấy đi nữa cũng vẫn là việc ác”[22]. Làm công quả chủ yếu là tình thương xuất phát từ nội tâm thì mới có công đức, khi có công đức thì con đường công phu vững chắc, sự đắc quả cũng không xa: “Cái vốn của công đức là tâm từ huệ, bác ái, vị tha, giúp người quên mình trong những lúc hoạn nạn khổ đau. Những việc làm cho tâm từ huệ, bác ái, vị tha, dầu lớn dầu nhỏ cũng là công đức”[23].
Công quả cao nhất là nâng đỡ đức tin cho mọi người, dẫn dắt người theo đường đạo đức, không nên mặc cả đổi chác với thần thánh sẽ không hưởng được công đức. Tóm lại công quả có nhiều hình thức nhưng dầu hình thức nào, công quả với lòng vô tư bất vụ lợi sẽ được công đức mà giải thoát ở hậu kiếp. “Bố thí lời đạo đức để giác ngộ người đói kém về mặt tinh thần lại càng phúc đức công quả trọng đại hơn”[24]. Công quả cùng công trình, công phu tạo nên thế chân vạc không tách rời.“Công trình, công quả làm nền, công phu tu luyện cho nên Thánh Hiền”[25] và“Công quả là một việc xây nền đắp móng. Tu luyện là tạo một sự nghiệp vĩnh cửu trường tồn”[26].
Công trình là một quá trình hoàn thiện hóa bản thân để tạo dựng công đức nào đó thuộc về tâm linh hoặc vật chất. Công trình cũng xuất phát từ tâm vì con người vì đạo, không ngại gian lao cực khổ, xây dựng nên một sự nghiệp nào đó cho đạo, cho đời. Công trình cũng là quá trình tu thân, rèn luyện tác phong đạo hạnh, nghiêm túc giữ gìn giới luật. Công trình gắn với sự kiên nhẫn, kiên định thực hiện công quả, công phu đạt đến kết quả cao nhất.
Công phu hay thiền định là pháp môn ngưng mọi tư tưởng trong hiện tại.“Thiền là tâm vô niệm. Định là dừng tất cả”[27]. Công phu đạt đến sự giải thoát hoàn toàn, thoát ly mọi sự ràng buộc trần thế, là con đường giải thoát mọi u trệ tâm hồn, u ám tâm linh. Công phu gồm nhiều phương pháp công phu còn gọi là pháp môn. Pháp môn là cách thức tu luyện có trình tự cao thấp, tùy cơ duyên mà lãnh hội trực tiếp hoặc gián tiếp, tham cầu đúng chánh pháp để đắc pháp. Chúng sanh căn trí vô lượng nên pháp môn cũng vô lượng, tương ứng với mỗi trình độ căn trí khác nhau.
Pháp môn cúng tứ thời thuộc phạm trù công phu của Tân pháp, pháp môn cúng tứ thời tuy đơn giản nhưng nhận hồng ân của Thượng Đế rất lớn.
Pháp môn tánh mạng song tu thuộc công phu thiền định trong Tân Pháp Cao Đài. Pháp môn tánh mạng song tu là luyện thân tâm và luyện thần khí. Mạng là thân xác của con người, thuộc hữu hình. Tánh là linh hồn, là chơn thần thuộc phần vô vi. Tu tánh luyện mạng là công phu thuộc đại thừa để siêu phàm nhập thánh. Tiên thiên và hậu thiên nhị khí đều là những khí nuôi dưỡng con người và vạn vật. Thân mạng chính là thân tứ đại, nên có sanh có diệt, mang tính tạm thời của thế gian, nhưng phải mượn mạng này để làm phương tiện đạt đến hằng hữu, vĩnh cửu, tiến hóa. Tánh là bản thể bên trong, mạng là biểu hiện của bản thể qua thân xác bên ngoài của con người. Tu tánh là luyện thần, luyện tinh. Như vậy, tu tánh và luyện mạng là hai việc phải song hành. Tu tánh mà không tu mạng thì chưa đạt được sự hoàn hảo trong công phu. Tu mạng mà không tu tánh tức là không có công trình luyện kỷ, thì khó phục hồi thần khí và chứng quả. Tánh mạng là do âm dương nhị khí kết hợp mà làm nên con người, nên tánh mạng liên hệ và ảnh hưởng với nhau như đầu mình, như cá nước, như mây khói, như nhật nguyệt. Tánh là hồn, mạng là xác nếu thân xác mà không có hồn thì lấy gì điều khiển thân và không có chỗ nương náu xác trở nên bất động, như người vô tri, người thực vật, như tượng đá. Có hồn mà không có xác chỉ là một cái bóng không có sự sống vật chất. Cho nên phải tu tánh mạng và phải luyện mạng mới đạt được sự hoàn hảo trong công phu là cũng là kết quả cao nhất để đạt đạo. “Phải tu tính cho được viên minh thì luyện mạng mới chứng quả”[28]. Để đạt kết quả hoàn hảo trong công phu, tu tánh là phương tu thân sửa tánh, dưỡng thân trở nên hàng chân tu giải thoát. Luyện mạng là tu dưỡng tinh khí thần cho tuần hoàn thông suốt trong nội thân và hòa hợp cùng vũ trụ. “Tánh mạng Đại Đạo muốn đạt đến viên mãn, chỉ do thần khí ở nơi người”[29]. Tuy tu tánh và luyện mạng phải song hành, nhưng tu tánh là quyết định, vì tu tánh tức là luyện kỷ, luyện kỷ thuần thục là đã đạt được hơn một nửa của con đường công phu tu tánh luyện mạng.