Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Tôn giáo cổ kim trên hoàn cầu luôn luôn tự nhận vai trò bảo tồn nhân loại tức là cứu ...
-
Chánh niệm có thể chuyển hóa tất cả các mối quan hệ cá nhân. Khi né tránh sự đau khổ, ...
-
Các ngươi có biết vì sao nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ phải dùng bằng huyền diệu cơ bút ...
-
(Đàn cơ tại Nữ Đầu Sư Đường, 21giờ,16-8-Canh Tý; 06-10-1960) Phò loan: Cao Thượng Sanh, Trương Hiến Pháp. Hầu đàn: Bảo Thế, Nữ ...
-
Quyển sách “Tâm tĩnh lặng” , gồm những bài viết cô đọng có tựa đề: Đạo giản dị, trung đạo, ...
-
NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ KIM VIẾT CAO ĐÀI GIÁO ĐẠO NAM PHƯƠNG, Thầy các con ! Thầy mừng các con ! Thiên ...
-
ĐỨC QUAN ÂM luôn song hành cùng nhân thế, từ Nhất kỳ, qua Nhị kỳ, đến Tam Kỳ Phổ Độ. Đức ...
-
Động tác tuần huờn Tạo Hóa cơ, Băng tiêu noãn nhựt định thiên thơ, Cao Đài xuất thế khai tân hội, Tận độ ...
-
THI QUAN hải non Nam dạo cảnh nhàn, ÂM thinh hạ giới chợt kêu vang, Bồ đoàn tọa thị nhìn nơi đấy, TÁT cảm ...
-
Bài nói chuyện tại Hội trường Thuyết minh giáo lý Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo ngày Rằm tháng ...
-
Từ thuở hoang sơ của địa cầu, loài người đã trải qua nhiều nỗi hãi hùng do biến động của ...
-
Tại Thảo Lư: Thánh Đức Tổ Đình. Cao Đài Đại Đạo Chiếu Minh Tam Thanh Vô vi Ngày 15/10 Mậu Tý, ...
CQPTGLĐĐ
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 25/05/2014
Thiên Nhãn
Mỗi tôn giáo ra đời đều gắn liền với vị Giáo chủ khai sáng. Và để tôn vinh vị giáo chủ cũng như giáo lý của tôn giáo mình, các chức sắc và tín đồ đã tôn thờ vị giáo chủ theo nghi thức đặc biệt nhất, trang trọng nhất.
Riêng đối với Đạo Cao Đài, Giáo chủ là Đấng Thượng Đế vô hình vô vi, đã giáng trần khai minh Đại Đạo qua huyền cơ diệu bút. Đã là vô hình, thì Ngài không thể có hình tượng để thờ phượng; tuy nhiên, vì lòng tín ngưỡng, tha thiết của nhân sanh – luôn hướng về Đấng Cao Đài, muốn tìm biểu tượng tôn thờ Ngài – nên Đức Cao Đài đã hai lần thị hiện "Thiên Nhãn" cho đệ tử đầu tiên của Ngài là ông Ngô Văn Chiêu, và đã dạy dùng biểu tượng Thiên Nhãn để thờ Ngài.
Thiên Nhãn là một mắt trái đang mở, soi sáng giữa Càn khôn vũ trụ. Thiên Nhãn chứa đựng lý cao sâu huyền nhiệm của vũ trụ và nhân sinh, nên dầu Đức Cao Đài và chư Phật, Tiên đã hé mở thiên cơ qua Thánh giáo kể từ ngày Khai Đạo cho đến nay, nhưng quả thật Thiên Nhãn vẫn là một công án mà hàng chức sắc, tín đồ Cao Đài luôn suy gẫm để tìm bí pháp tu hành.
1.1. Thánh giáo dạy về Thiên Nhãn
1.1.1. Thánh Ngôn Hiệp Tuyển
"Chưa phải hồi các con biết đặng tại sao vẽ Thánh Tượng Con Mắt mà thờ Thầy, song Thầy nói sơ lược cho hiểu chút đỉnh.
Nhãn thị chủ Tâm 眼 是 主 心
Lưỡng quang chủ tể 倆 光主宰
Quang thị Thần 光 是 神
Thần thị Thiên 神是天
Thiên giả Ngã dã 天 者 我 也
Thần là khiếm khuyết của cơ mầu nhiệm từ ngày Đạo bị bế. Lập Tam Kỳ Phổ Độ này duy Thầy cho Thần hiệp Tinh Khí, đặng hiệp đủ Tam Bửu, là cơ mầu nhiệm siêu phàm nhập thánh.
(…) Thầy đến đặng huờn nguyên Chơn Thần cho các con đắc Đạo. Con hiểu: Thần cư tại Nhãn. Bố trí cho chư đạo hữu con hiểu rõ. Nguồn cội Tiên Phật do yếu nhiệm là tại đó"[1]
1.1.2. Đại Thừa Chơn Giáo
"Tại sao Thầy lại biểu các con tạo ra Thánh Nhãn mà thờ, không dạy thờ hình tượng như các tôn giáo khác?
Các con phải biết rằng Trời là Lý, thì Lý ấy rất thông linh, bao quát cả Càn Khôn thế giái. Thầy đâu phải có xác phàm như các con mà tạo hình thể như các con, nên chi thờ Thiên Nhãn là thờ Thầy.
Tại sao Thiên Nhãn là Thầy? Thầy có dạy trước:
Nhãn thị chủ Tâm.
Lưỡng quang chủ tể
Quang thị Thần
Thần thị Thiên
Thiên giả Ngã dã
Nhãn là trái tim của con người. Trái tim ấy là Tạo Hóa, tức là Thần; mà Thần là cái Lý Hư Vô. Lý Hư Vô ấy là Trời vậy.
Người tu hành chừng nào luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần, luyện thần hườn hư, luyện hư huờn vô, thì Huyền Quan Nhất Khiếu (玄 關 一 竅 ) ấy mới mở hóat ra.
Huyền Quan Nhất Khiếu ấy là chi? Là Thiên Nhãn vậy. Nó ở ngay Nê Huờn Cung, gom trọn chơn dương chánh đạo.
Hai con mắt của các con là nhục nhãn, tức làâm với dương; thì cũng như Thái Cực là Thiên Nhãn, còn lưỡng quang là nhựt nguyệt hằng soi sáng khắp Càn Khôn, cứ tuần huờn mãi, hết ngày đến đêm, hết đêm kế ngày, không bao giờ dứt sự hành tàng của Tạo Hóa"[2]
1.1.3. Thánh Giáo Sưu Tập (Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo)
Đức Đông Phương Lão Tổ đã dạy:
"Thiên Nhãn tức là Thiên Tâm của con người. Hai ánh sáng tức là âm dương làm chủ tể. Đó là lưỡng nguyên trong lý nhứt nguyên. Âm Dương phối hợp là Thần, tức thị lưỡng nguyên trở lại nhất nguyên.
Nhất nguyên là chủ tể. Thần là Trời, là Chí Tôn Thượng Đế ở trong con người của ta."[3]
Đức Thích Ca Như Lai dạy:
"Đại Đạo không có lãnh vực, biên giới, phạm vi. Tôn giáo là một danh từ dùng để nêu cao triết thuyết của một lý siêu mầu trong đạo lý. Nếu còn lãnh vực, còn biên giới, còn ta người, còn sai biệt, là không phải Đạo, cũng không phải Như Lai Bản Thể. Cao Đài, hay Thiên Nhãn trên kia[4], không có biểu thị cho một hình tướng tôn giáo, mà cốt mặc khải với nhân loại rằng: Hãy trở về chỗ Cao Đài của nhân loại sẵn có, trở về cái Trí Bát Nhã – để đắc Ba La Mật, để đáo bỉ ngạn – tức là Thiên Nhãn, Thiên Tâm, hay Phật Tánh. Nếu con người giác ngộ đến đó, tức là con người Thánh Nhân của Phật Pháp đã hiện bóng Cao Đài vô lượng vô biên."[5]
Đức Bát Nhã Thiền Sư nói:
"Muốn đạt chỗ sâu kín nhiệm mầu kia không thể lấy cái trí hạn hẹp cạn cợt của con người mà thấy được, mà cần có Con Mắt Bát Nhã mới suốt tận pháp giới Hư Không."[6]
1.2. Tóm tắt Thánh Ý về Thiên Nhãn
Qua những đoạn Thánh giáo trên có thể tóm tắt Thánh Ý dạy về Thiên Nhãn như sau:
· Thờ Thiên Nhãn là thờ Đấng Tạo Hóa;
· Thiên Nhãn là Đức Cao Đài, tức là Thầy;
· Thiên Nhãn là Lý Hư Vô;
· Thiên Nhãn là Lý Thái Cực;
· Thiên Nhãn là Thần;
· Thiên Nhãn là Huyền Quan Nhứt Khiếu;
· Thiên Nhãn là Thiên Tâm, là Phật Tánh, là Trí Bát Nhã;
· Thiên Nhãn là con mắt Bát Nhã.
Trong những phạm vi có thể áp dụng được định luật toán học,
Nếu A = B,
và B = C,
thì A = C;
ta sẽ có muôn ngàn tên khác nhau để chỉ Thiên Nhãn.
Ví dụ 1:
Thiên Nhãn = Thái Cực,
Thái Cực = Cốc Thần,
Vậy, Thiên Nhãn = Cốc Thần.
Ví dụ 2:
Thiên Nhãn = Bát Nhã,
Bát Nhã = Diệu Quan Sát Trí,
Vậy, Thiên Nhãn = Diệu Quan Sát Trí.
1.3. Dịch nghĩa bài thơ dạy về Thiên Nhãn của Đức Chí Tôn
"Nhãn thị chủ Tâm
Lưỡng Quang chủ tể
Quang thị Thần
Thần thị Thiên
Thiên giả Ngã dã."
Kết hợp những Thánh Ý dạy về Thiên Nhãn, bài thơ trên có thể được dịch nghĩa như sau:
Thiên Nhãn là Thiên Tâm (Trái tim Tạo Hóa):
"Nhãn" là do Thiên Tâm chủ sử
Là cội nguồn của hai thể Tịch Chiếu[7]
Quang là Thần
Thần là Trời
Trời là Ta vậy.
Thiên Nhãn là Thái Cực:
"Nhãn" là do Thái Cực chủ sử
Là Vua của hai nguồn sáng Âm Dương
Nguồn sáng là Thần
Thần là Trời
Trời là Ta vậy.
Như vậy Thiên Nhãn là bản thể vũ trụ và con người.
Xem tiếp: http://nhipcaugiaoly.googlepages.com/thiennhan
http://nhipcaugiaoly.googlepages.com/thiennhan_2
[1] Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế; 25 Février 1926; Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Q.1, tr.12.
[2] Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế; 20-09 Bính Tý (1936); Đại Thừa Chơn Giáo (bản in 1950), thiên 46 "Cách thờ phượng", tr.432.
[3] Đức Đông Phương Chưởng Quản; Vĩnh Nguyên Tự, Tý thời, 28 rạng 29-01 Giáp Dần (19-02-1974); Thánh Giáo Nguyên Bổn.
[4] Trong ngữ cảnh của đoạn Thánh giáo, "Trên kia" có nghĩa là trên Thiên bàn (bàn thờ Thượng Đế).
[5] Đức Thích Ca Như Lai; Trúc Lâm Thiền Điện, Ngọ thời, 18-07 Quý Sửu (16-08-1973); Thánh Giáo Nguyên Bổn.
[6] Đức Bát Nhã Thiền Sư; Bát Nhã Thiền Đường, 29-05 Bính Thìn (26-06-1976); Thánh Giáo Nguyên Bổn.
[7] Tịch: vắng lặng; Chiếu: sáng soi. Đức Bát Nhã Thiền Sư, Minh Lý Thánh Hội, 29-10 Bính Thìn (19-12-1976): "Tự do là thể Đạo, là Ngôi Vô Cực, căn cốt của Đất Trời. Học Đạo, tu Đạo, căn cứ vào đó mà hành trì. Theo Dịch Lý mà suy ra: Vô Cực là Tịch, Thái Cực là Chiếu. Tịch Chiếu Nhất Như. Tịch không ngoài Chiếu, Chiếu không ngoài Tịch. Tịch Chiếu là thể của Tâm." Thánh Giáo Nguyên Bổn.