Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
Có thể bạn chưa xem qua
  • Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn / Hà Ân và Trần Quốc Vượng

    Trần Quốc Tuấn (1228 - 1300) là anh hùng dân tộc, nhà văn hóa vĩ đại trong lịch sử Việt Nam. Làm tướng, ông biết dẹp bỏ "thù nhà" dốc lòng báo đền "nợ nước" góp công lớn ba lần đánh bại quân Nguyên. Ông còn là tác giả của hai bộ binh thư và đặc biệt bài "Hịch tướng sĩ" nổi tiếng còn lưu truyền đến ngày nay.


  • Tri và Thức / Tường Chơn

     Trí và Thức là hai lãnh vực mà có nhiều người học đạo chưa phân biệt được rõ ràng. Thực là một điều đáng tiếc.

    Có bài thơ như vầy trong kinh Đạo Giáo :

    Học Đạo chi nhơn bất ngộ chơn,
       Chỉ vị tùng tiền nhận Thức thần.
       Vô lượng kiếp lai sanh tử bổn,
       Si nhơn hoán tác Bổn lai nhơn.

    Nghĩa là :

    Học Đạo lắm người hay hiểu sai,
       Chỉ vị nhìn lộn Thức thần hoài.
       Vô ngằn kiếp số gây sanh tử,
       Mà kẻ ngu si tưởng Bổn lai.

    Trong bài thơ nầy, người ta đối chọi hai chữ Thức thần và tánh Bổn lai. Thức thần nói tắt là Thức, còn tánh Bổn lai tức là Trí. Đó là hai chữ mà hôm nay chúng tôi muốn đem ra luận giải cùng quý vị.


  • “Ngày nay, cuối đường Hạ nguơn mạt kiếp, nhân sinh đã theo thời gian luân chuyển vào luật đào thải và bảo tồn. . . . Thượng Đế chính mình giáng trần chọn lựa nguyên nhân thánh thiện trao gởi quyền pháp để phổ độ toàn linh xiển dương chánh pháp cho Đại Đạo lập thành, thế giới mới hòa bình, càn khôn mới an tịnh. Một hành vi rất giản dị mà lý huyền nhiệm khôn lường. Nếu chẳng phải chánh tâm tu kỷ thì khó tìm ra chánh lý để chứng quả Thiên tôn.” ( Đức Di Lạc Thiên Tôn, Tuất, 2.01.C.Tuất (7.2.70) tr.2)


  • THỦY HỎA KÝ TẾ / Ban Biên Tập sưu tầm

    Ở vào thời Kí tế, việc lớn đã xong, còn những việc nhỏ cũng phải làm cho xong nữa, thì mới thật là hoàn thành. Hoàn thành rồi lại phải cố giữ được sự nghiệp; nếu không thì chỉ tốt lúc đầu thôi mà rốt cuộc sẽ nát bét. Nghĩa lúc trị phải lo trước tới lúc loạn.


  • Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 11-8 Bính Dần (14-9-1986)


  • Nhiều người cho rằng Thiền Tông khác với Tịnh Độ Tông , vì một bên chú trọng vào tự lực, một bên trông vào tha lực; nhưng có người lại nói rằng Thiền và Tịnh vốn chẳng khác nhau (?).


  • LUYỆN KỶ / BÁC NHÃ THIỀN SƯ

    Luyện kỷ phục sơ tánh trọn lành
    Trăm ngày tận diệt gốc vô minh
    Tâm can có chủ thần yên ổn,
    Tai mắt vô quyền hết sự sanh
    Tánh mạng song tu hay nhập Thánh
    Âm dương lưỡng hiệp đặng trường sanh
    Quay về nhà cũ không phiền não.
    Luyện kỷ phục sơ tánh trọn lành


  • Qua một kiếp Ngài giáng trần bên Trung Quốc dưới triều đại nhà Đường, Ngài đã để lại cho hậu thế một gia tài với khoảng 20.000 bài thơ, Ngài đã được tôn vinh là một trong những đại thi hào tài hoa của phương Đông


  • Khi nhập môn vào Cao Đài, ai ai cũng thuộc câu thánh giáo:
    Tu là sửa những gì đã trật,
    Hay
    Tu mà không học tu mù.
    Hoặc
    Học mà không tu như đọc thuộc lòng một bản thực đơn mà không thực phẩm; còn tu mà không học ví như người mù đi đêm. Học tu, tu học phải đi đôi. Của Đức Lý Giáo Tông Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Ngọc Chiếu Đàn, Ngọ thời, mùng 5 tháng Giêng Ất Tỵ (06.02.1965)

    Lời dạy trên rất gần gủi và thiết thực đối với người tín đồ Cao Đài, phát xuất từ tinh thần của câu Học Nhi Thời Tập Chi của Đức Khổng Tử ghi trong trong Luận Ngữ của Nho giáo.
    Học Nhi Thời Tập Chi nghe qua rất đơn giản, nhưng là một trong những tư tưởng trụ cột, tư tưởng nền tảng Nho giáo, phát xuất từ một nhà hiền triết, một bậc trí tuệ của nhân loại, cộng thêm với một tấm lòng ưu tư trước cảnh lầm than đau khổ của trăm họ, suốt cuộc đời tha thiết tìm người thực hành học thuyết của mình, nhằm mưu cầu hạnh phúc cho con người.
    Đức Khổng Tử trả lời khi được hỏi về chí nguyện của mình như sau:
    “Ta muốn cho người già đều được an vui; bạn bè tin nhau; trẻ nhỏ được che chở đùm bọc.”


  • Lịch sử đạo Cao Đài cho thấy đức tin Cao Đài, từ lúc chưa có đến lúc lập thành vững chắc nơi những người môn đệ đầu tiên là cả một biến chuyển kỳ diệu và trọng đại trong một thời gian ngắn ngủi để khai minh Đại Đạo.

    Giai đoạn lịch sử ấy, trước hết xác minh sự hiện hữu của vũ trụ tâm linh. Nói đúng hơn, xác minh vũ trụ là một Càn Khôn thống nhất, một tổng thể của sự sống hữu hình lẫn vô hình.


  • TÌM HIỂU Ý NGHĨA " CHƠN THẦN"

    Về từ ngữ “ Chơn Thần”
    _ Định nghĩa :
    _ Chơn thần theo thánh giáo trong TNHT q1: 3 Janvier 1926
    Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
    Tiên Ông Ðại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát
    Giáo Ðạo Nam Phương


  • Thông minh Tâm linh (SI) / Ðàm Trung Phán

    Vì "mới ra lò" sau năm 2000 nên tôi chắc là ít người đã biết đến SQ và SQ cũng đang còn ở trong thời kỳ phôi thai nên chúng ta chưa thực sự thấy rõ được cái tầm vóc và tương lai của SQ ra sao.


    Sứ mạng lịch sử

    Thuyết đạo tại Vĩnh Nguyên Tự (TTV. Thiện Chí)



    File Audio do DIỆU HUYỀN & DIỆU NGUYÊN thực hiện


    TÂN XUÂN THẦY BỐ ĐIỂN LÀNH

    FILE AUDIO do DIỆU HUYỀN & DIỆU NGUYÊN THỰC HIỆN


    NỀN TÂM TRUYỀN ĐẠI ĐẠO TKPĐ

    AUDIO GIỚI THIỆU NỀN TÂM TRUYỀN ĐĐTKPĐ
    Trích quyển TÌM HIỂU TÔN GIÁO CAO ĐÀI, CQPTGL tái bản 2013
    Giáo sĩ Huệ Ý phát âm


    KHAI ĐẠO CAO ĐÀI

    TỔNG LUẬN VỀ CUỘC KHAI ĐẠO, LẬP ĐẠO CỦA TÔN GIÁO CAO ĐÀI


    MÙA XUÂN: MÙA KHỞI SẮC

    "Mùa Xuân: Mùa Khời Sắc" tác giả Thiện Chí

    Như Quỳnh đọc


    XUÂN TẠO THẾ NHÂN HÒA

    Thánh giáo Đức Đông Phương Lão Tổ
    Cơ Quan PTGL, 01-th.Giêng Quý Hợi.

    Diệu Nguyên đọc, Diệu Huyền ngâm thánh thi.


    XUÂN TÂM XUÂN ĐẠO ĐỨC

    "Mẹ đến trần gianđể thưởng Xuân,
    Cùng con lớn nhỏ được vui mừng;
    Con mừng thưởng đặng mùa Xuân đạo,
    Xuân đạo lập thành đức Thánh nhân."

    ĐỨC DIÊU TRÌ KIM MẪU


    XUÂN THÂN HỮU - THA THỨ - HIẾN DÂNG

    Cảm khái khí Xuân, nhìn lại cuộc đời diễn biến, rồi tự an ủi trước những sắc Xuân nhen nhúm đó đây của tình người, liên hệ đến đức háo sanh của Tạo hóa đã an bài trong vạn vật, ta hãy đặt tên cho Xuân nầy là "Xuân thân hữu - tha thứ - hiến dâng."

    THIỆN CHÍ


    Viễn khách

    Nhạc và lời: BỬU LONG

    Tìm đến nơi nào còn đầy bóng tối. Lặng bước chân đi dù đường xa dịu vợi. Về bóng đêm đen lữ khách mang trong hành trang, một niềm tin vô biên, một ánh sáng vô vàn. Tỏa sáng cánh chim bay về phương xa, người vẫn bươc đi dặn lòng không ngơi nghỉ.
    Bạn với trăng sao, ơi gió, ơi mây, hãy cùng ta; bể khổ cho vơi đi, niềm vui đến cho muôn loài.
    Đây ngọn đuốc Cao Đài,
    rực soi bao đêm đen tối ám,
    cho bóng tối từ nay rủ sạch màu ảm đạm,
    lệ hờn căm thành dòng nước mắt ướt niềm vui.
    Chân lý, tình thương, trong mắt sáng môi cười.
    Viễn khách ơi, cho ta theo với.
    Dẫu đường dài, dẫu chông gai,
    người mãi bước mới vững vàng như những bước đã qua, để nối lại gần những ánh mắt nơi xa.


    Thầy dành cho trẻ một mùa xuân,
    Đi lại trần gian xóa khổ trần,
    Như lý Đạo mầu đang cứu cánh,
    Cho đời thuần túy nét thanh tân.

    Đức Chí Tôn, Ngọc Minh Đài, 29-12 Bính Ngọ, 08-02-1967

    Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


    Hãy gửi góp ý của bạn tại đây