Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
Có thể bạn chưa xem qua
  • Ngũ nguyện thánh thất an ninh / Thánh giáo Đức Bồ Tát

     
    NGŨ NGUYỆN : THÁNH THẤT AN NINH

    Minh Lý Thánh Hội, Tuất thời, 14 tháng Giêng Kỷ Dậu (2/3/69)

    TAM thiên lục bá đạo bàng môn,

    TRẤN TĨNH nhân gian thức mộng hồn;

    OAI đức nếu người không chín chắn,

    NGHIÊM trừng thiên luật khó bôn chôn.

    QUAN thân tế chúng hà nhân sự.

    ÂM điệu độ đời bậc Thế Tôn;

    NHƯ thị ngã văn tùy chánh đạo,

    LAI triều chiếu triệu nhập Thiên môn.

    TAM TRẤN OAI NGHIÊM QUAN ÂM NHƯ LAI, Bần Đạo chào chư hiền đệ hiền muội.


  • THIÊN CHÚA BA NGÔI / LM Giuse Nguyễn Hưng Lợi (DCCT)

    Giáo Hội mừng lễ Chúa Ba Ngôi để giúp cho mọi người Kitô hữu thấy hình ảnh của một Thiên Chúa duy nhất : Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Sự duy nhất của Ba Ngôi Thiên Chúa nói lên tình yêu,bởi vì Thiên Chúa là Tình Yêu ( 1 Ga 4, 8 ). Đây là tín điều căn bản của đạo công giáo chúng ta. Tại sao Thiên Chúa lại có Ba Ngôi ? Ba Ngôi sao không là ba Chúa mà lại chỉ có một Chúa duy nhất mà thôi ? Đây là một điều dễ hiểu đối với những người có lòng tin và không dễ dàng chút nào đối với những người muốn dùng lý trí của mình để tìm hiểu về Chúa Ba Ngô


  • (TT) THANH nhàn ai hỡi muốn thanh nhàn,

    MINH triết rồi tâm sẽ được an,

    ĐỒNG ấu lo tu, già đạt Đạo,

    TỬ tôn chớ ngại lạc con đàng.

    THANH MINH ĐỒNG TỬ. Chào chư Thiên ân liệt vị lưỡng ban. Tiểu Thánh báo tin có Đức Giáo Tông lâm đàn. Chư liệt vị thành tâm nghinh tiếp. Tiểu Thánh chào chung xuất ngoại ứng hầu. Lui.


  • Hội Yến Diêu Trì là một trong những sự kiện trọng đại của thời kỳ tiềm ẩn trong lịch sử hình thành Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Tuy nhiên, phần lớn các sử gia Cao Đài chỉ mới chuyển tải được nội dung tổng quát chứ vẫn chưa nhấn mạnh đến vài chi tiết căn bản như danh hiệu chính xác của Đấng Nữ Thiêng Liêng cao cấp gắn liền với sử kiện này là gì... Vì thế với những thông tin đã được phổ biến qua sách báo hay bài thuyết đạo của một số tác giả đã làm cho một số lớn tín hữu Cao Đài chúng ta chưa được cung cấp chi tiết thật sự chính xác theo lịch sử.
    Chính vì vậy, có một nhầm lẫn khá nghiêm trọng đã xảy ra và kéo dài cho đến hiện nay! Từ sai lệch này đã dẫn đến một vài hệ lụy khác.
    Để có thể khắc phục phần nào sự cố đáng tiếc này, chúng ta cần lật lại các trang sử và cất công đi tìm những chứng cứ để góp phần điều chỉnh những lệch lạc nhận thức về Đức Chưởng Quản Diêu Trì Cung hầu góp phần gầy dựng việc “thống nhứt tinh thần” cho toàn đạo với sự kiện lịch sử hết sức quan trọng này!


  • Giáo lý Cao Đài dựa trên căn bản nào ?

    Giáo lý Cao Đài xây dựng dựa trên hai nguyên lý căn bản là :

    1. Thiên địa vạn vật đồng nhất thể: Trời đất vạn vật có cùng một bản thể.

    2. Nhất bổn tán vạn thù, vạn thù qui nhất bổn: Một gốc phân tán ra vạn hình thức (sai biệt), vạn hình thức (sai biệt) quay về một gốc.


  • Đại Học_1 / Lê Anh Minh

    Hai thiên Đại Học và Trung Dung trong Tiểu Đái Lễ Ký có ảnh hưởng rất lớn trong triết học Trung Quốc sau này. Chu Hi 朱 熹 (1130-1200) xem Đại Học là của Tăng Tử 曾 子 , còn Vương Bách 王 柏 (1197-1274) xem nó là của Tử Tư 子 思 (cháu nội Khổng Tử).(hình bên )[1]


  • Chúng ta đều nhìn nhận rằng con người đã và đang tiến hóa, kể từ thuở là con người tinh khôn (homo sapiens) của Đệ Tứ Nguyên Đại. Cuộc tiến hóa ấy có định hướng chăng? Nếu có, ta khoan nói về cái viễn đích (telefinal) xa xôi ấy, mà hãy tạm nhận thấy về cơ bản đó là con vật, một con vật thượng đẳng biết tư duy mà người Đông Phương chúng ta mệnh danh là «linh ư vạn vật». Con vật ấy có tính xã hội, và vì vậy trong cuộc cộng sinh, con vật ấy đã biết thích ứng với nhau, biết chế ngự bản năng cầm thú, để được tiến hóa thành con người văn minh hiện nay. Thế nhưng con người thực sự đã thuần hóa được cái con thú man rợ luôn chực nhe răng gầm gừ trong cõi lòng mình không?


  • Petrus Trương Vĩnh Ký / MAI BÁ TRIỀU (Bruxelles, tháng 8-2006)

    Phát hiện mới về Pétrus Trương Vĩnh Ký một lần nữa lại khẳng định tầm vóc và vai trò quan trọng trong hoạt động văn hóa quốc tế của nhà bác học về ngôn ngữ này. (Tuổi Trẻ Online)


  • Chu Dịch với Nguyễn Bỉnh Khiêm / Phó giáo sư Nguyễn Tài Thư

    Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1586) là bậc "Muôn chương đọc khắp, học tài chẳng kém Âu, Tô, bảy bước thành thơ, văn lực không nhường Lý, Đỗ." (Theo lời xưng tụng của Đinh Thì Trung). Sống trong một thời đại có nhiều biến chuyển, ông đã lần lượt chứng kiến các triều Lê, Mạc, Trịnh, Nguyễn tàn lụi hay khởi hưng. Tình cảnh hỗn loạn đó làm cho người dân phải chịu cảnh. "Nhà ở đem chẻ làm củi, trâu cày đem ra giết." (Thương Loạn). Kỷ cương, trật tự phong kiến thì rối loạn, đảo điên: "Thờ vua, tôi chẳng ra tôi. Thờ cha, con chẳng ra con." (Cảm Hứng). Sống ở thời có nhiều biến thiên như vậy, một nhà trí thức lớn như Nguyễn Bỉnh Khiêm phải có đạo xử thế riêng của mình. Và dần dần ông đã tìm thấy những tri thức ấy ở trong Chu Dịch.


  • "XUÂN LÀ CẢNH THIÊN THỜI ĐỊA LỢI,

    CÓ NHƠN HÒA XUÂN MỚI THÀNH XUÂN" (*)

    Trong bốn mùa, Xuân được đón chào, ưu đải nhất, bởi vì Xuân hơn hẳn về thiên thời địa lợi.

    Thiên thời của Xuân là sự khởi đầu thế vận một năm do lý tự nhiên của đất trời phát động đức Nguyên của đạo Kiền. Nguyên là công năng sanh hóa trong vũ trụ, nhờ đó mà trời trong gió mát, hoa cỏ xinh tươi, mùa màng sung túc; việc ấm no không còn tất bật. Nghỉ ngơi tay cuốc tay cày, người người rộn rã chuẩn bị cho lễ hội đầu Xuân. Vậy là thành địa lợi.


  • SOUFISME / Nguyễn Ngọc Châu

    Soufisme (Sufism) là kinh sách dạy về Nội giáo(esoterism) của Hồi giáo (Islam)
    Dưới đây là bài viết khái lược về Sufism của Ông Nguyễn Ngọc Châu, người có nhiều năm nghiên cứu về các đạo giáo qua các kinh sách sinh ngữ Anh Pháp.


  • Kỷ niệm tái thiết Vĩnh Nguyên Tự


    _______


    Bài nói chuyện tại VĨNH NGUYÊN TỰ ngày 15-3 Đinh Hợi (01-5-2007)


    [Ảnh: Đạo Trưởng Thiên Vương Tinh thuyết đạo trong buổi lễ kỷ niệm]


    Người bạn biết bay

    Nhạc và lời: Trần Bửu Long

    Con có người bạn biết bay là tiếng chuông tiếng chuông tiếng chuông ở trong thánh đường. Khi con đọc kinh tiếng chuông chìa đôi cánh chở con thăm thiên đường. Gió lồng lộng bên tai ngắm Phật ngắm Tiên không muốn quay trở về.


    Em đi trên con đường

    Nhạc và lời: TRẦN BỬU LONG

    Vui hát trong câu ca là la la la. Đôi bướm vui tung tăng lượn trong muôn hoa. Đường về Đài Cao đường chung của muôn nhà. Mình cùng vang ca quên mất đường xa.

    Nâng bước chân em đi đường xa xa ơi. Vang tiếng vang em ca về trao muôn nơi. Ngày này học Đạo Cao ngày sau sẽ giúp đời. Chờ bình minh lên tung cánh ngàn khơi.


    Dưới bóng cờ Đại Đạo

    Nhạc và lời: Thiện Quang

    Dưới bóng cờ Đại Đạo, một bóng cờ Đại Đạo,
    Là Việt nam, ta chung dòng máu; Nam Bắc Trung, chỉ một Đài Cao.
    Đem đạo ra chúng sinh, Một non sông một nghĩa tình,
    Cao Đài vẫn chung gia đình, Về đây với màu áo trắng;
    Chung cùng một ước mơ, Một tâm tư một bóng cờ,
    Cao Đài quyết tâm phụng thờ, Kỳ ba nhân thế mong chờ.

    Hò lơ hó lơ hó lơ.
    Sáng muôn phương! Ánh đạo quê hương!
    Chợt nhớ bao người trải nắng dầm sương
    dâng hiến cuộc đời để cờ cứu độ tung bay,
    đất nước ngàn năm vọng vang tiếng kinh Cao Đài.

    Đạo gốc bởi nơi tấm lòng tín thành hiệp hòa,
    Dẫu nắng dẫu mưa đức tin càng thêm thiết tha,
    Khí phách Tiền giang như Thái sơn một thời khai phá,
    Áo trắng Hậu giang như mây trời vạn thuở không nhòa.

    Rực sáng khắp trời Đông, Ánh Đạo từ đất Lạc Long,
    Trăm năm khéo bận lòng, Thế gian là sắc là không;
    Tâm chí đại đồng cũng là tấm tình non sông,
    Cứu thế kỳ ba hạ nguơn xứng danh Tiên Rồng.

    Ôi non linh nước thiêng, Chừ ai con Rồng cháu Tiên,
    Kỳ ba chấn hưng chân truyền, Cho hiển vinh ngàn năm văn hiến;
    Đây Trung Châu núi sông, Trường Sơn bên bờ biển Đông,
    Trời Nam đắp xây đại đồng, Để năm châu cùng hưởng ân hồng.

    Khoan hỡi khoan khoan hò.
    Có ai về, ai về miền Trung nước tôi,
    Để nghe câu kinh tứ thời núi sông bồi hồi.
    Cờ Đạo in bóng trong lòng đất,
    cờ Đạo in bóng trong hồn nước,
    Để xây thánh đường, ngôi thánh đường nội tâm thế nhân.

    Đem thương yêu đắp xây nhân hòa,
    đem trung kiên đắp xây bửu tòa,
    Cho Đông Tây Bắc Nam chung tình,
    Cho năm châu, bốn phương thái bình,

    Ôi Việt nam gấm hoa, Này Nam quan này Bắc hà,
    Dốc lòng phát huy đạo nhà, Kỳ ba dưới đại ân xá;
    Khai nguồn mạch Thánh Tâm, Kìa Giao Châu Đạo khởi mầm, Kiếp người nổi trôi thăng trầm, Trời đêm thắp ánh trăng rằm.

    Tuyết sương đã phủ đầu non, sương tuyết đầu non (ối a đầu non); Hiên tây gió lạnh từng cơn, bóng trăng đã tròn (ối a trăng tròn);
    Thế trần giữa thời Hạ nguơn, muôn lối ngược xuôi biết đâu dại khôn? Ngọc Kinh ai nhớ lối về, lối về cung son (ối a cung son).

    Bước chân sứ mạng đường xa, chân bước đường xa (ối a đường xa); Thương nhau, gắng lòng cùng nhau đắp xây nhân hòa (ối a nhân hoà);
    Bóng cờ cứu độ kỳ ba đưa bước vạn linh đến bên Trời Cha; Dụng cơ thánh đức thái hòa, trẩy hội Long Hoa (ối a Long Hoa).

    Chung nhau muôn cánh tay, Đài Cao ta cùng đắp xây,
    Việt Nam sáng danh đạo Thầy, Giương khắp nơi ngọn cờ nhân ái;
    Bao la trên ngũ châu, Dù Đông Tây dù Á Âu,
    Tình thương trải ra hoàn cầu, Để nhân tâm rực ánh đạo mầu.

    Dưới bóng cờ Đại Đạo, một bóng cờ Đại Đạo,
    Đường kỳ ba quy nguyên tam giáo,
    hiệp ngũ chi chung một Đài Cao.
    Dưới bóng cờ Đại Đạo, một bóng cờ Đại Đạo,
    Cả quê hương chung màu áo, cả nhân loại cùng Đài Cao;
    Cả quê hương chung màu áo, cả nhân loại cùng Đài Cao; nhân loại cùng Đài Cao.


    Chúng ta là nhân loại

    Nhạc và lời: Võ Thành Văn (1985)

    Tuổi xuân ơi, nhiệt huyết đang dâng trào,
    vì ngày mai, hãy đứng bên nhau,
    Dù nơi đâu, tuổi xuân khắp năm châu,
    xin bắt chung nhịp cầu, hàn gắn tình nhân loại.
    Đến với nhau, vượt trùng khơi ngăn cách.
    Xóa tan biên cương, vượt qua muôn oán thù.
    Kết liên lòng người, này tình thương Chí Tôn,
    Mang đi muôn phương, sưởi ấm muôn tâm hồn.
    Bạn tôi ơi, ta là nhân loại!
    Vàng, đen, trắng, vẫn anh em cùng Cha.
    Nào, chung tay xây dựng nhân hòa!
    Cùng thế giới, là cùng mái nhà.
    Bạn năm châu, đâu còn xa lạ.
    Ngàn ngôn ngữ, hãy ca chung bài ca.
    Tuổi xuân ơi, gió lộng chân trời
    Bắt tay nhau đi, tình bạn đón mời.


    Trên đường dài con đi

    Trên đường dài con đi, muôn ngàn hoa nở rộ.
    Trên đường dài con đi, Thiên thần du dương hát.
    Mẹ ơi Mẹ, Mẹ dẫn bước con đi.
    Mẹ ơi Mẹ, Mẹ tiếp sức con đi.


    Tình mẹ

    Cây trên rừng, có bao nhiêu lá, Mẹ thương con kể đã nhiều hơn. Nước trên nguồn, chảy bao nhiêu giọt, hồng ân Mẹ nhiều hơn.


    Giọt tình thương

    Con xin cúi đầu trước tình thương bao la của Đức Mẹ kính yêu. Con xin làm giọt tình thương trong mắt Mẹ - đại dương.
    Ca sĩ:Trọng Nghĩa


    Lý về nguồn

    Hò ơi... Gặp mối chơn truyền, đời có mấy người đâu.
    Sương trắng mái đầu, thời gian như bóng câu.
    Tháng năm chẳng chờ, những ai hững hờ.
    Long Hoa vẫn mở khoa kỳ nơi thế gian.
    ....

    Đã mang nợ non sông, há đi về tay không?
    Chút cơ nghiệp Tiên Rồng, đạo Trời in bóng... hò ơi, Điểm tô tòa Cao Đài, để dân Việt nhớ hoài, sứ mạng độ nhân loài.


    Lá cờ Đạo

    Màu vàng, màu xanh, màu đỏ - ngọn cờ Đại Đạo Cao Đài.
    Giữa bầu trời cao lộng gió, lá cờ tung bay, tung bay.
    Màu vàng là màu Phật giáo.
    Màu xanh là màu đạo Tiên,
    Màu đỏ là màu Nho giáo,
    Cả ba màu Tam giáo quy nguyên.


    Bóng đò Bát Nhã

    "Non linh đất thánh trời xuân,
    Đường trần bao dấu chơn quân lạc loài;
    Lộc Trời đã giữ trong tay,
    Đạo Trời vun quén ngày ngày cho xinh."

    Đức Lý Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo, Minh Đức Tu Viện, Tuất thời, 25-01 Giáp Dần (16-2-1974)


    Xuân đến con vui với tiết xuân,
    Hãy đem đạo lý độ người trần,
    Trong cơn mê muội xa ngôi vị,
    Thức tỉnh lên đường học thánh nhân

    Đức Chí Tôn, Ngọc Minh Đài, 29-12 Bính Ngọ, 08-02-1967

    Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


    Hãy gửi góp ý của bạn tại đây