Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Cách đây hơn 80 năm một sự kiện hi hữu chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại đã xảy ...


  • Ngài Cao Quỳnh Cư tự là Bội Ngọc, sinh năm Mậu Tý 1888 tại làng Hiệp Ninh, tổng Hàm Ninh ...


  • Thanh Tĩnh Kinh / Lê Anh Minh dịch và phụ chú

    清 靜經 Thanh Tĩnh Kinh ● Lê Anh Minh dịch & chú thích Kinh này có tên gọi đầy đủ là «Thái ...


  • Ý nghĩa ngày 13 tháng 3 âm lịch / Đạt Tường sưu tầm

    Ý NGHĨA NGÀY 13 tháng 3 Hạ tuần tháng 2 Quý Sửu – 1973, giải thích lý do vì sao Ơn ...


  • Đức Thích Ca Mâu Ni thương xót tất cả chúng sanh. Dưới mắt Phật tuy muôn loài có hình dạng ...


  • Khai Minh Đại Đạo là một trong vài lễ trọng hàng năm của Cao Đài giáo. Như lời hướng dẫn ...


  • NGÕ VÀO BẢN THỂ / Minh Niệm

    Hiện nay các nhà khoa học đều cho rằng những gì mà chúng ta nhìn thấy trong thực tại đều ...


  • "Vốn từ trước Thầy đã lập ra Ngũ Chi Đại Đạo là Nhơn Đạo, Thần Đạo, Thánh Đạo, Tiên Đạo ...


  • Kỷ niệm tái thiết Vĩnh Nguyên Tự _______ Bài nói chuyện tại VĨNH NGUYÊN TỰ ngày 15-3 Đinh Hợi (01-5-2007) [Ảnh: Đạo Trưởng ...


  • Xướng : " Thiều quang vũ trụ ánh muôn màu, Quyền pháp Tam Kỳ một túi thâu; Chuốc chén kim tượng cùng thế ...


  • "Đức Thượng Đế đến Khai Minh Đại Đạo đã là một hi hữu, mà vấn đề Hoát khai Đại Đạo ...


  • Thần tiên diệu bút / Đạt Tường sưu tầm

    Năm 1967, cách nay 40 năm, Đức Lý Thái Bạch là Đấng Thiêng Liêng đầu tiên đã ban ân hướng ...


29/12/2015
Adler

Sự khác biệt giữa đức tin và lý trí

Sự khác biệt giữa đức tin và lý trí
Những tư tưởng lớn từ những tác phẩm vĩ đại
06:33' CH - Thứ hai, 28/12/2015

Thưa tiến sĩ Adler,

Người ta luôn luôn viện dẫn kinh nghiệm, lý trí hoặc đức tin để hậu thuẫn cho những điều họ tin tưởng. Tôi hiểu lý trí và kinh nghiệm là gì, nhưng còn đức tin? Nó có phải là một bột phát cảm tính hoặc cơn dâng trào của tình cảm? Nó có đi ngược lại, hay có thể hòa giải được, với tất cả lý trí và kinh nghiệm? Các nhà tư tư tưởng lớn nói gì về đức tin?

P.L.F.



P.L.F. thân mến,

Chúng ta có thể tìm thấy một vài ý nghĩa của thuật ngữ “đức tin” bằng cách lắng nghe những cách nói thường ngày của chúng ta.

Chẳng hạn, chúng ta nói về một người bạn, “Tôi đặt niềm tin vào anh ta,” hoặc “Tôi tin tưởng vào anh ta.” Chúng ta cũng nói, “Tôi tin những gì anh ta nói,” hoặc đơn giản hơn “Tôi tin anh ta.” Trong trường hợp thứ nhất, chúng ta khẳng định sự tín nhiệm hoặc trung thành vào một ai đó. Trong trường hợp thứ hai, chúng ta đồng ý với những phát ngôn nào đó. Cả hai ý nghĩa của “đức tin” đều được trình bày trong Kinh Thánh và trong những bản văn hậu – Kinh Thánh.

Trong Cựu Ước, thuật ngữ “đức tin” có nghĩa là sự kiên định, sự khẳng quyết, và sự trung thành tuyệt đối. Sự gắn chặt bền vững như vậy vào Chúa, “Tảng đá vĩnh cửu”, được trình bày qua các bản thánh vịnh và các sách tiên tri. Trong Tân Ước, ý nghĩa của niềm tin và sự khẳng quyết cá nhân vào Chúa được hợp nhất với ý nghĩa của sự tin thuận vào thông điệp Phúc Âm kể về cuộc đời, và sự nghiệp của Jesus. Cũng có quan điểm nhấn mạnh đức tin như là một ân sủng thiêng liêng cho phép người tín đồ sống một cuộc đời ngay chính.

Các nhà thần học và triết gia vĩ đại của giáo hội thời khai nguyên và thời trung cổ đều hiểu đức tin như là sự tin cậy và trung thành của cá nhân. Tuy nhiên, họ lại hướng sự chú ý chủ yếu của họ đến đức tin như là sự đồng thuận vào những phát ngôn đích xác – “những tín điều”. Chính đức tin hiểu như là tri thức và mối liên hệ của nó với những nguồn tri thức khác là điều mà họ quan tâm.

Một số nhà tư tưởng Cơ Đốc giáo thời khai nguyên cho rằng đức tin và lý trí là mâu thuẫn nhau và không thể hòa giải được. Nhưng dòng tư tưởng Cơ Đốc giáo trước thời Cải cách thì cho rằng đức tin và lý trí bổ túc cho nhau. Augustine tuyên bố đức tin soi sáng tâm trí và giúp cho lý trí nắm bắt được những chân lý nền tảng về toàn bộ thực tại. “Tôi tin để tôi có thể hiểu thấu” là câu nói diễn đạt ý tưởng của ông.Theo Augustine, đức tin không ngược lại lý trí. Nó có trước lý trí và vượt trên lý trí. Nó kích hoạt trí tuệ tiếp tục phần việc của nó – đức tin.

Tương tự, Thomas D’Aquinas cũng chủ trương rằng lý trí bẩm sinh đòi hỏi sự hướng đạo và hỗ trợ của đức tin tôn giáo để đạt được chân lý một cách trọn vẹn. Đối với Aquinas, đức tin cần có cả trí tuệ lẫn ý chí. Trong lúc tin, trí tuệ rõ ràng đã đồng ý bằng hành động của ý chí. Tin là “suy tư với sự đồng ý.” Trong tri thức khoa học, trí tuệ cũng đồng ý với những tuyên bố xác định. Nhưng trong đức tin, sự quyết định đồng ý đến từ ý chí, ngược lại trong tri thức khoa học, trí tuệ tự mình đồng ý với những gì tỏ ra đúng đắn.

Một người có thể hoặc không thể đồng ý với những giáo thuyết căn bản của tôn giáo người Cơ Đốc. Đồng ý hay không đồng ý là vấn đề của ý chí anh ta – của quyết định cá nhân, chứ không phải của một mình nhận thức trí tuệ. Nhưng trong những vấn đề khoa học, trí tuệ phải đồng ý với những gì hoặc tự nó hiển nhiên hoặc tỏ ra đúng đắn.

D’Aquinas cho rằng lý trí có thể đạt tới những chân lý cơ bản nào đó về sự hiện hữu và bản tính của Thiên Chúa, nhưng đức tin thì làm cho việc nắm bắt những chân lý này trở nên vừa chắc chắn vừa khả hữu hơn. Hơn nữa ông còn nghĩ rằng để hiểu biết đầy đủ về Thiên Chúa và con đường đi tới sự cứu rỗi sau cùng của loài người thì cần phải có đức tin trong trạng thái mặc khải thiêng liêng. Một đức tin như thế, theo Aquinas, là quà tặng từ ân sủng của Chúa. Điều đó giải thích vì sao đức tin, cùng với hy vọng và lòng bác ái, được coi là một đức hạnh siêu nhiên hoặc thuộc về thần học.

Các nhà tư tưởng Cơ Đốc giáo khác lại cho rằng lý trí con người không có khả năng đạt tới những chân lý về Thiên Chúa và rằng cảm thức tôn giáo cơ bản của con người có được chỉ là nhờ đức tin. Luther(1) thì nhấn mạnh tới khía cạnh thụ động của đức tin, coi nó như một qùa tặng từ ân sủng thiêng liêng không phải cứ cố sức là đạt được, nó phục sinh và soi sáng con người. Trước khi xảy ra việc này, con người cùng những quan năng tự nhiên của nó suy hỏng và mù lòa, không có khả năng hiểu được bất cứ sự thật nào về Thiên Chúa.

Tuy nhiên, tất cả những luận gia tôn giáo này đều phân biệt đức tin với cái mà William James gọi là “ý muốn được tin.” Đối với James triết gia, chúng ta có quan tâm tới những niềm tin tôn giáo căn bản nào đó hay không hoàn toàn là vấn đề tự nguyện của riêng mỗi chúng ta. Còn đối với các nhà thần học, chính Thiên Chúa là căn nguyên mọi khát vọng tin tưởng của chúng ta khi chúng ta tin vào những sự việc mà Thiên Chúa đã phơi bày cho con người.

(1)Martin Luther (1483 – 1546): nhà thần học và nhà cải cách tôn giáo người Đức. 95 luận đề của ông chống lại sự xá tội của Giáo hoàng (1517) dẫn đến cuộc Cải cách Tin Lành.

Nguồn:Những tư tưởng lớn từ những tác phẩm vĩ đại
Adler

Nên Người chẳng phải dễ gì đâu,
Nên Phật Thánh Tiên lại khó cầu,
Biết sửa một ly là đắc quả,
Con ôi Diêu Điện Mẹ đang sầu.

Đức Diêu Trì Kim Mẫu, Thiên Lý Đàn, 01-02 Mậu Thân, 27-01-1968

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây