Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • DUY NGÃ ĐỘC TÔN / Khiêm Cung sưu tầm

    Theo Kinh A Hàm, khi đản sanh, Đức Phật đã nói một bài kệ bốn câu như sau: Thiên thượng thiên ...


  • SÁNG KIẾN HÒA BÌNH / Ban Biên Tập

    NĂM MỚI, NHÌN LẠI SÁNG KIẾN HÒA BÌNH CŨ Theo sáng kiến của UNESCO, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã ...


  • Tu học trong nhà Đạo Kỳ Ba, cho dầu khác hội thánh, khác địa phương chúng ta đều được dạy ...


  • Tánh Mạng Song Tu / Thuần Chơn

    Đức Lý Đại Tiên Trưởng Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ dạy rằng sứ mạng của ...


  • ĐỨC DA TÔ GIÁO CHỦ BÀI HỌC LỚN CỦA MUÔN ĐỜI KIM DUNG Mùa Giáng Sinh lại đến, cả hành tinh này đang ...


  • HỘI THOẠI TỰ TRI GIẢ MINH Thời Mạt Pháp : Trước diễn biến bất nhân vô đạo, sức phá tán ...


  • Giổ Tổ Hùng Vương / Tuổi Trẻ Online

    Thứ Năm, 26/04/2007, 05:03 (GMT+7) Giáo sư Trần Văn Khê: Hãy nhớ đến những người dựng nước Ảnh : Múa mâm vàng trong ngày ...


  • Nhịp Cầu Giáo Lý tiếp nhận "yêu cầu đăng báo" bài "Tuyên ngôn của Đức Cao Đài" của tác giả ...


  • Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (ĐĐTKPĐ) hay đạo Cao Đài khai minh vào đầu thế kỷ 20 tại Việt ...


  • Những năm gần đây, dư luận thế giới rất sôi nỗi về “Thuyết âm mưu”. Những “thế lực” vận dụng ...


  • Bát Bửu Phật Đài, Ngọ thời Rằm tháng 7 năm Tân Sửu (25 8 1961)


  • Tôn giáo cổ kim trên hoàn cầu luôn luôn tự nhận vai trò bảo tồn nhân loại tức là cứu ...


11/05/2004
Trích Lịch sử đạo Cao Đài I - CQPTGLĐĐ.

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 30/12/2009

Thanh An Tự

Thanh An Tự là tên ngôi chùa của đàn Minh Thiện. Tọa lạc trên đường Hùng Vương, thị xã Thủ Dầu Một tỉnh Sông Bé, chùa được dân địa phương gọi là chùa Ông Ngựa (do trước chùa có tượng con ngựa Xích Thố). Chánh điện thờ Đức Quan Thánh Đế Quân. Linh tượng Ba Ông tại đây đã trên 100 năm, cùng lúc mới tạo dựng chùa.
(Ảnh trên:Thanh An Tự - trích từ quyển Lịch sử đạo Caio Đài I/CQPTGL.)

Những năm đầu thế kỷ 20, ông Trần Hiển Vinh Trong danh sách bằng hữu của Ngài Vương Quan Kỳ (do chính Ngài ghi lại) có tên ông Trần Hiển Vinh. Hai vị cùng tuổi nên có thể học đồng lớp tại trường Chasseloup - Laubat. (1884 - 1962) được tổ phụ truyền lại, làm chủ chùa. Ông cho trùng tu, mở rộng chánh điện, lót gạch tàu toàn bộ nền chùa, trở nên nơi thờ phượng khang trang. Cũng trong những năm ấy, ông Tư Vinh và anh ruột là ông Trần Phát Đạt cùng các thân hữu gồm quý vị: Nguyễn Văn Trượng, Lê Văn Hơn, Trần Duy Khánh, Phan Văn Tý.. hợp nhau cầu cơ thỉnh Tiên. Ông Nguyễn Văn Trượng làm đồng tử phò Đại ngọc cơ. Có lẽ vì làm phước, lập đàn cầu Tiên gia cho thuốc trị bệnh bá tánh là chủ yếu, nên gọi là Đàn Minh Thiện. Tên Minh Thiện có từ đó.

Sau khi ông Trần Hiển Vinh qua đời (1962), khoảng 2 năm, chùa có tên là Minh Chơn. Tiếp đến, ông Trương Kế An cùng một số đạo hữu hành đạo tại đây có thượng Thánh Tượng Thiên Nhãn và cúng kiến theo Cao Đài (Các tượng thờ khác vẫn giữ nguyên). Đến khoảng 1972, ông Trương Kế An bệnh không thường hành đạo tại đây được nữa, chùa trở lại thờ Đức Quan Thánh như ngày nay.

Thời gian còn là Đàn Minh Thiện, trùng với buổi đầu Khai Đại Đạo Tam Kỳ, chùa cùng có những căn duyên:

· Với Nhóm Một: Ngài Ngô Văn Chiêu thời chưa ngộ đạo, năm 1902, do muốn cầu thọ cho thân mẫu, có lên Thủ Dầu Một hầu đàn Minh Thiện. Hôm ấy Ngài Ngô được Thiêng Liêng ban cho bài thi khuyến tu "Thủ bôi nhị lễ …" (xin xem thêm phần : Bước đầu tiếp xúc với Thần Tiên nơi trang 58)

Đến năm 1919, một năm trước khi làm đệ tử Đấng Cao Đài, Ngài Ngô Văn Chiêu có trở lên đàn Minh Thiện cầu thuốc cho mẹ. Đức Quan Thánh hôm ấy giáng cơ ban cho Ngài bài thi tứ tuyệt.

Cũng nhờ đã biết trước cách thức cầu Đại ngọc cơ tại đàn Minh Thiện, nên sau này tại Tân An, khi nhận được lệnh Ơn Trên chuyển từ chấp bút sang dùng Đại ngọc cơ, Ngài Ngô dễ dàng thay đổi.

· Với Nhóm Hai: Vào trước đêm Trung Thu Ất Sửu (1925), quý ngài Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang được lệnh phải dùng Đại ngọc cơ hầu tiếp Đức Diêu Trì trong Lễ Hội Yến Bàn Đào. Do từ trước chỉ biết xây bàn, quý ngài đang còn bỡ ngỡ. Khiến sau có ông Phan Văn Tý (1888 - 1962)
là bạn của Ngài Cao Quỳnh Cư (nhà ở đối diện, cùng đường Bourdais). Ông Phán Tý là người gốc ở Thủ Dầu Một, bổn đạo của đàn Minh Thiện, đã có thỉnh về một Đại ngọc cơ.

Ông Phan Văn Tý đã cho mượn và vui lòng hướng dẫn quý ngài cách sử dụng Đại ngọc cơ, vừa khớp với lệnh Ơn Trên.

· Năm 1920, Ông Lê Minh Khá nguyên là xã trưởng Vĩnh Hội, qua nhiều lần lên Đàn Minh Thiện cầu thuốc trị bệnh, ông đã được Đức Quan Thánh độ dẫn dạy lập chi Minh Tân (xin xem thêm nơi trang 473). Đến năm 1926, Ơn Trên chuyển lịnh Chi Minh Tân quy nhập Cao Đài Giáo.

Tuy có những căn duyên với Cao Đài Giáo về nhiều phương diện như kể trên, nhưng hiện nay Thanh An Tự đã bế cơ bút và hoạt động hoàn toàn độc lập, giữ đúng nếp xưa.
 
Trích Lịch sử đạo Cao Đài I - CQPTGLĐĐ.
Thánh thất Cầu Kho / Trích Lịch sử đạo Cao Đài I - CQPTGLĐĐ.

Thanh An Tự / Trích Lịch sử đạo Cao Đài I - CQPTGLĐĐ.

Từ Lâm Tự / Trích Lịch sử đạo Cao Đài I - CQPTGLĐĐ.

Phổ là rộng khắp cùng thế giới,
Thông là nguồn suối tới muôn phương,
Giáo là dạy nẻo chỉ đường,
Lý là lẽ thật chủ trương thới bình.

Đức Lý Giáo Tông, 20-5 Ất Tỵ, 19-6-1965

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây