Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Phục sinh / Thiện Chí

    "Phục Sinh" theo Tây phương có ý nghĩa tôn giáo dựa theo đức tin về sự sống lại của Christ, ...


  • Các núi linh thiêng của Trung Quốc được chia thành hai nhóm gắn liền chủ yếu với Lão giáo và ...


  • Mỗi mùa tu vào ngày nhập khoá, chúng ta đều có dâng sớ trình danh sách tịnh viên nam nữ ...


  • Vậy, để hội nhập thế giới trong kỷ nguyên Tam Kỳ Phổ Độ, người Cao Đài phải nhận định, nắm ...


  • Ngọc dịch / Huệ Ý

    Trong giới luật tịnh trường, điều cấm đầu tiên là cấm hút thuốc và ăn trầu. Trong thiền đường, miệng ...


  • Thầy Khai Đạo / Đức Chí Tôn

    Con thiết lễ Khai Minh Đại Đạo, Thầy giáng lâm chỉ giáo chơn cơ; Bấy lâu luống những đợi chờ, Chờ con cất ...


  • Linh Quang Tự / Trich quyển Lịch sử đạo Cao Đài I- CQPTG

    Linh Quang Tự hay Linh Quang Phật Đường là ngôi tổ đình phái Phổ Tế chi Minh Sư.


  • Cơn sốt thần bí trên thế giới / Sưu tầm từ Kiến Thức Ngày Nay

    Thế giới thần bí đang "bùng nổ" quay trở lại với công chúng ! Dường như sau ba thế kỷ ...


  • “Xuân, xuân đến, muôn phần nô nức, Xuân là chi vạn vật đón chờ? Xuân về có rượu có thơ, Có câu chúc ...


  • "Gió đưa cành trúc la đà/Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương". Đã hơn 300 năm qua, tiếng chuông ...


  • "Thầy là bực hoàn toàn vĩnh viễn, trường cửu trong cõi Hư Vô tuyệt đối. Nay vì lòng bác ái ...


  • Lễ nhạc và thánh thi Cao Đài Trong buổi sơ khai của đạo Cao Đài, Đức Chí Tôn đã dạy chư ...


04/09/2007
Lê Văn Lộc

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 02/01/2010

Hình tượng con mắt trong văn hóa cổ Ai Cập

 Vài ý nghĩa của Con Mắt thần Horus theo thần thoại Cổ Ai Cập.

I. THẦN HORUS LÀ AI?

Theo thần thoại Cổ Ai Cập, Horus hay Ra là tên (đã được phiên âm theo tiếng Anh) của vị thần cai quản bầu trời. Thần Horus là con trai của thần Ra, sau biến thành con trai của thần Osiris. Hình dạng của thần Horus như sau:

Hình một người nam có đầu chim ưng (phổ biến nhất)

Hình một con chim ưng

Hình con sư tử đầu chim ưng

Hình nhân sư (sphinx)

II. Ý NGHĨA MẮT THẦN HORUS


Mắt thần Horus là một biểu tượng Cổ Ai Cập về sự che chở và quyền lực của thần Horus.

Theo niềm tin người Cổ Ai Cập, đây là biểu tượng của khả năng bất khả hủy diệt, giúp ích cho việc tái sinh. Biểu tượng mắt thần Horus được tìm thấy dưới lớp vải liệm thứ 12 của xác ướp Tutankhamun.

Thần Horus cai quản bầu trời có hai mắt: một mắt là mặt trời và mắt kia là mặt trăng.

KÝ HIỆU MẮT THẦN HORUS TRONG TOÁN HỌC

Trong hệ thống đo lường Cổ Ai Cập, mắt thần Horus được định nghĩa như một khái niệm số học làm tròn và tiếp tục được sử dụng dưới vương triều Ai Cập Trung Cổ , mỗi phần của con mắt tượng trưng cho một phân số khác nhau.

Theo cách qui ước nầy, số 1 được định nghĩa như sau:

1 = 1/2 + 1/4 + 1/8 + 1/16 + 1/32 + 1/64

số 1 được viết dươí dạng một con số có 6 thành tố làm tròn như trên.


Mắt thần Horus là một biểu tượng Cổ Ai Cập về sự che chở và quyền lực của thần Horus.

Trong hệ thống đo lường Cổ Ai Cập, mắt thần Horus được định nghĩa như một khái niệm số học làm tròn và tiếp tục được sử dụng dưới vương triều Ai Cập Trung Cổ , mỗi phần của con mắt tượng trưng cho một phân số khác nhau.

Theo cách qui ước nầy, số 1 được định nghĩa như sau:

1 = 1/2 + 1/4 + 1/8 + 1/16 + 1/32 + 1/64

số 1 được viết dươí dạng một con số có 6 thành tố làm tròn như trên.

Phép ẩn dụ của cách tính nầy liên kết 6 phân số: 1/2, 1/4, 1/8, 1/16, 1/32, và 1/64 để phân biệt các bộ phận khác nhau của con mắt như sau:

1/2 tượng trưng cho khứu giác, ký hiệu là phía bên phải của mắt có hình cái mũi.

1/4 tượng trưng cho thị giác, ký hiệu là con ngươi.

1/8 tượng trưng cho tư tưởng, ký hiệu là lông mày.

1/16 tượng trưng cho thính giác ký hiệu bên trái của mắt, có hình dạng một mũi tên hướng về phía lổ tai.

1/16 tượng trưng cho thính giác ký hiệu bên trái của mắt, có hình dạng một mũi tên hướng về phía lổ tai.

1/32 tượng trưng cho vị giác ký hiệu là một hạt giống đâm chồi từ thân cây, có hình dạng một cái đuôi cong.

1/64 tượng trưng cho xúc giác ký hiệu là một cái chân chạm đất,hay có thể xem như một cái cây mọc dưới đất.

Để viết ra những đơn vị phân số được sử dụng trong hệ thống ký hiệu Cổ Ai Cập, người Ai Cập vẽ ký hiệu sau đây tượng trưng cho con số 1:

Do đó những phân số 1/3, 1/10 sẽ được biểu thị như sau:

Những ví dụ minh họa trên cho thấy mắt thần Horus được sử dụng như một ký hiệu toán học ban đầu của người Cổ Ai Cập.

Theo phát kiến của nền văn minh Cổ Ai Cập, mắt thần Horus có một ý nghĩa cụ thể. Con mắt là một biểu tượng gồm 6 phần tương ứng với 6 căn: xúc giác, vị giác, thính giác, tư tưởng, thị giác, khứu giác. Đây là 6 bộ phận (6 cửa) của mắt và làm cơ quan tiếp nhận dữ liệu đầu vào.

CÁCH ĐO LƯỜNG BẰNG ĐƠN VỊ MẮT HORUS

Trong hệ thống đo lường Cổ Ai Cập, mắt thần Horus là một hệ thống định lượng phân số hóa dùng để đo lường các bộ phận của một toàn thể.

Cách đo lường được tính toán như sau:

- Hình con mắt tương đương 1 đơn vị heqat

- Mỗi phần của mắt tương đương 1 phân số của đơn vị heqat.

Theo cách đo lường trên, các ký hiệu và giá trị phân số của chúng như sau:

1/64 1/32 1/16

1/8 1/4 1/2

Suy ra giá trị dữ liệu các giác quan tương ứng như dưới đây:
1/64 heqat: xúc giác = 5 ro
1/32 heqat: vị giác = 10 ro
1/16 heqat: thính giác = 20 ro
1/8 heqat : tư tưởng = 40 ro
1/4 heqat : thị giác = 80 ro
1/2 heqat : khứu giác = 160 ro

* 1 heqat = 320 ro (ro: là đơn vị đo lường, tượng trưng bằng cái miệng)

Ngoài ra, theo văn hóa Cổ Ai Cập, hai mắt còn tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng.

Về mặt tâm linh, văn hóa Cổ Ai Cập xem mắt phải là sự phản ảnh nguồn năng lượng dương tính của mặt trời, cũng tượng trưng cho lý trí và toán học.

Mắt trái phản ảnh nguồn năng lượng âm, thể lỏng, chủ về trực giác và phép thuật, thuộc mặt trăng.

Tất cả hợp lại thành sức mạnh siêu nhiên của thần Horus .

Mắt Horus được tin là có khả năng chữa bệnh và che chở như một bùa hộ mạng, vừa như một dụng cụ đo lường y khoa, dùng các tỷ lệ toán học của mắt để xác định các tỷ lệ thành phần của thuốc chữa bệnh.

* * *

Từ niềm tin của người cổ Ai Cập cho rằng hai mắt của thần Horus trở thành mặt trời và mặt trăng, theo tôi, ta có những giả thuyết sau:

- hai mắt của thần Horus ví như mặt trời và mặt trăng, tương đồng với quan niệm âm dương.

- Mặt trời, mặt trăng được tin là hai con mắt của Thần cai quản bầu trời, tương đồng với quan niệm “Trời cao có mắt” của dân gian Việt Nam. Tín ngưỡng nầy dẫn đến một hệ quả là con người kính sợ sự soi xét, quan phòng cuả thần linh trên trời nên luôn luôn biết kìm chế, không dám làm điều gì ác đức, có tội với thần thánh.

- Văn minh Cổ Ai Cập xem con mắt như số 1 (số nguyên đầu tiên) và sử dụng thuật toán như dãy số: 1 = 1/2 + 1/4 + 1/8 + 1/16 + 1/32 + 1/64.

Có thể lý giải đẳng thức nầy như sau:

Số 1 là giá trị của “Ngôi Một” và từ “Ngôi Một” có thể tạo ra một đẳng thức có vế kia là tập hợp của các phân số 1/2 + 1/4 + 1/8 + 1/16 + 1/32 + 1/64. Cách hiểu của người Cổ Ai Cập mường tượng như khái niệm “nhất bản tán vạn thù”.

- Cách dùng phân số của người Cổ Ai Cập cũng phản ảnh khái niệm “phân ngôi”, “giáng sanh”. Số 1 là “Ngôi Một” (xuất phát điểm) và cũng là tập hợp của vô số phân số trong vế thứ 2 như sau: 1 = 1/2 + 1/4 + 1/8 + 1/16 + 1/32 + 1/64…

- Phải chăng người Cổ Ai Cập xem con mắt là cánh cửa tâm linh nối liền hai thế giới “tâm” và “vật”, nên “con mắt” vừa là biểu tượng của “tâm linh”, vừa là biểu tượng của “toán học”. Cơ sở khởi nguyên của toán học Cổ Ai Cập là các biểu tượng liên quan con người như con mắt là ký hiệu của số 1. Như vậy tinh thần của văn minh Cổ Ai Cập là sự tổng hợp pha trộn giữa “Thần”, “Người” và “Khoa học”.

Tham khảo:

Eye of Horus, Wikipedia-on-line

Eye of Horus Gallery

Eye of Horus, The independent Doctor Who resource

Dictionary of Symbols
(Tác giả có được nghiên cứu nầy nhờ sự gợi ý, giúp đỡ tra cứu của Thiện Quang, Bảo Trân trong nhóm Nghiên Cứu Giáo Lý / Cơ Quan PTGL. Xin trân trọng cảm ơn .
Lê Văn Lộc

Đạo có gì đâu, đạo ấy Trời,
Trời là Tiên Phật, cũng là người,
Người hay giác ngộ thành Tiên Phật,
Tiên Phật vọng tâm cũng xuống đời.

Đức Quan Âm Bồ Tát, Trúc Lâm Thiền Điện, 20-10 Quý Sửu

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây