Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • CON NGƯỜI NGÀY MAI / Quan Thế Âm Bồ Tát

    Buổi đời mạt pháp, nhơn loại tập nhiễm thói hư nết xấu của Đời, từ vô thỉ dĩ lai chồng ...


  • Tư tưởng Đạo gia ● Lê Anh Minh dịch 18. CHUNG THỦY  終 始 – HỮU VÔ  有 無   424. Thiên ...


  • Tri và Thức / Tường Chơn

     Trí và Thức là hai lãnh vực mà có nhiều người học đạo chưa phân biệt được rõ ràng. Thực ...


  • Những năm cuối của thế kỷ XX có nhiều nhà nghiên cứu đã tiên đoán rằng thế kỷ XXI sẽ ...


  • I. Định nghĩa Nhân văn: Nhân 人 là con người; Văn: 文 là văn vẻ; văn từ; cái dấu vết ...


  • Đạo của Trời chỉ là Lý với Khí, hay Dương với Âm, hay Càn Khôn. Còn đạo ở người là ...


  • Những công trình nghiên cứu khảo cổ Kim Tự Tháp Ai Cập đã cung cấp cho nhân loại những khám ...


  • PHÁP MÔN / Phối sư Thượng Hâu Thanh

    TÂM THƯ CỦA ĐẠO TRƯỞNG PHỐI SƯ THƯỢNG HẬU THANH


  • Trên non Yên Tử chòm cao nhất, Trời mới sang canh đã sáng tinh Vũ trụ mắt đưa ngoài biển cả Nói cười ...


  • Thầy Khai Đạo / Đức Chí Tôn

    Con thiết lễ Khai Minh Đại Đạo, Thầy giáng lâm chỉ giáo chơn cơ; Bấy lâu luống những đợi chờ, Chờ con cất ...


  • Hành trình về cõi hư linh / Thanh Mai sưu tập

    Sinh ra làm người, không ai có thể vượt ra ngoài định luật sinh tử. Và con người vẫn hỏi: ...


  • “Đạo phụng sự đời” hay “Đạo cứu Đời” là vấn đề sanh tử của các tôn giáo. Tôn giáo có ...


16/11/2004
Đạt Tường

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 30/12/2009

Nguồn gốc danh từ Khai Minh Đại Đạo


Danh từ "Khai Minh Đại Đạo" đã được Ơn Trên sử dụng từ lâu. Cụm từ này, có thể lần đầu tiên được xuất hiện vào năm 1929 trong câu cuối bài kinh dâng trà của Hội Thánh Tây Ninh:

"Khai Minh Đại Đạo hộ thanh bường"

30 năm sau đó, năm 1959, Đức Quan Thánh Đế Quân đã dùng trở lại danh từ này trong một đàn cơ tại Thánh Thất Tân Định quận 1 Sài Gòn, qua Ban Hiệp Thiên Đài của Cao Đài Thống Nhất ở Tam Giáo Điện Minh Tân, như sau:

"Đấng cao cả là Thầy chủ tể,

Thấy đời tàn khó thể ngồi yên.

Thế nên giáng hạ trần miền,

Khai Minh Đại Đạo gieo truyền lòng thương."

Cho đến năm 1965, chúng ta thấy cụm từ này lại tái xuất hiện qua lời dạy của Đức Mẹ tại Hườn Cung Đàn, quận 4 Sài gòn.

"Cũng có con tài có, thông minh có, thiện chí có, nhưng thiếu về thành tích Tiền Bối Khai Minh Đại Đạo… …

Ngày mới Khai Minh Đại Đạo, những tiên tri đã có, cơ tiền định đã được hé mở đôi phần, nhưng chúng sanh không (được) lưu ý, vì đương hưởng cảnh an cư, mấy ai nghĩ đến cơ cuộc sẽ diễn biến và diễn biến như ngày nay."
Như vậy, đối với Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, danh từ Khai Minh Đại Đạo xuất hiện lần đầu vào năm 1965.

Sang năm 1966, Đức Ngô Minh Chiêu cũng sử dụng danh từ này khi giải thích danh từ Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam:

"Mở toang các cửa nơi trần,

Khai Minh Đại Đạo độ lần chúng sinh.

Nay Trung Ương sắc huỳnh mồ kỷ,

Rún năm châu bốn bể là đây;

Cũng nơi vạn pháp phô bày,

Tam tông qui lập Cao Đài chơn tông."

Tuy nhiên danh từ này được Ơn Trên chính thức sử dụng làm tên gọi để kỷ niệm ngày Rằm tháng 10, một lễ trọng hàng năm, từ khi nào ?

Tý thời ngày 23 tháng 8 năm Canh Tuất (22.9.1970) tại Nam Thành Thánh Thất, trong lễ kỷ niệm hàng năm của nơi nầy về một ngày lễ lịch sử trọng đại khác cũng đã diễn ra trong năm Bính Dần 1926, qua ban Hiệp Thiên Đài của Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc giáng đàn. Ngài đã có những lời dạy sau:

"Ngày Hai Mươi Ba tháng Tám là ngày Khai Tịch Đạo trên bình diện pháp lý Thế Đạo. Ngày lễ hôm nay đã đánh dấu một ngày trước đây đã đi vào lịch sử của văn minh nhơn loại, một chứng nhân của cuộc đời, một xác định của văn kiện thế gian đã ghi nhận. Chính giờ phút ấy, một động lực thúc đẩy tiến đến công cuộc hoằng khai Đại Đạo, Rằm tháng Mười …

… Ngày Hai Mươi Ba tháng Tám, ngày này là ngày Khai Tịch Đạo để mọi người trong tâm thành chí thiện, ý thức kết hợp thành một khối, để chuẩn bị đủ dữ kiện cho ngày Rằm tháng Mười, Khai Minh Đại Đạo trước nhân loài, trước quốc tế.

Hai việc làm, hai thời kỳ có hai tác dụng. Một là hướng ngoại để xem thấy cuộc đời là đau thương khổ lụy hầu tìm phương cứu độ; một hướng nội để biết mục đích căn bản của Đạo và cứu cánh của Đạo để liệu sức mình hầu thị hiện cho có kết quả."
Đây là lần đầu tiên, Ơn Trên đã chính thức ban cho hai danh từ và giải thích để giúp tín hữu Cao Đài phân biệt ý nghĩa của ngày Khai Tịch Đạo và ngày Khai Minh Đại Đạo !!!

Sự việc còn quá mới mẻ, cho nên mãi đến ba năm sau: ngày rằm tháng 10 năm Quý Sửu 1973, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý mới lần đầu tiên tổ chức Lễ Kỷ Niệm Khai Minh Đại Đạo. Trong đàn cơ hôm đó Đức Giáo Tông và Đức Chí Tôn đã dạy:

"Giáo Đạo Nam Phương, Thầy các con, Thầy mừng các con.Giáo Tông Đại Đạo Thái Bạch Kim Tinh, Bần Đạo chào chư Thiên ân hướng đạo, mừng chư hiền đệ hiền muội.

Hôm nay là ngày Khai Minh Đại Đạo. Điều mà chư đệ muội vui mừng hơn hết là kỷ niệm ngày Thượng Đế khai đạo tại Việt Nam, và cũng vui mừng ngày Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý thiết lễ Khai Minh Đại Đạo đầu tiên. Đức Thượng Đế sẽ giá lâm ban ơn cho chư hiền đệ hiền muội trong đàn này (… …)

Ngọc Hoàng Thượng Đế Kim Viết Cao Đài

Ngày Khai Minh Đại Đạo, Thầy đến ban ơn cho các con lớn nhỏ, … … tâm chí thành và sứ mạng hòa hiệp của các con là Cao Đài, là Bạch Ngọc Kinh để Thầy ngự như buổi sơ khai … …

Con thiết lễ Khai Minh Đại Đạo,

Thầy giáng lâm chỉ giáo chơn cơ;

Bấy lâu luống những đợi chờ,

Chờ con cất gánh đồ thơ qui về … …"

Nhớ lại thuở nhỏ, khi là đồng nhi đi cúng ở Thánh Thất Tân Định từ lúc 5-6 tuổi cho đến khi là lễ sĩ bước vào đại học, đạo đệ chỉ biết tên Đại Lễ Hạ Nguơn dùng để gọi cho ngày rằm tháng mười hàng năm. Vào năm 1974 qua trại Họp Bạn Thanh Thiếu Niên vào Rằm tháng 10 ở Thánh Thất Bình Hòa Gia Định thì lần đầu tiên đạo đệ mới biết đến tên gọi Khai Minh Đại Đạo.

Sau này, khi để ý tìm hiểu thì đệ thấy rằng trước năm 1975 hầu như chưa có Hội Thánh nào khi tổ chức Đại Lễ Rằm tháng 10 hàng năm mà nói đến ý mừng kỷ niệm ngày chính thức "công cuộc Hoằng Khai Đại Đạo, Rằm tháng Mười "

Có thể nói rằng, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý là nơi đầu tiên, từ những lời Thánh Giáo của Ơn Trên, có ý tưởng và thực tế tổ chức Lễ Kỷ Niệm sự kiện lịch sử: "Rằm tháng mười, Khai Minh Đại Đạo trước nhân loài, trước quốc tế."
Kể từ đó danh từ Khai Minh Đại Đạo dần dần được phổ biến. Trải dài hơn 30 năm, qua sứ mạng phổ thông giáo lý, ngày nay danh từ này đã trở nên khá quen thuộc với nhiều tầng lớp tín hữu Cao Đài trong cũng như ngoài nước.
 
Đạt Tường

Dưỡng dục quần sanh đức hiếu sanh,
Khai Minh Đại Đạo, Đạo tài thành,
Tam Kỳ tận độ an thiên hạ,
Thánh đức âu ca hưởng phước lành.

Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, CQPTGL, Rằm tháng 10 Quý Sửu

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây