Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Lễ an vi tại Bát Bửu Phật Đài / Thánh giáo Đức Thế Tôn

    Bát Bửu Phật Đài, Ngọ thời Rằm tháng 7 năm Tân Sửu (25 8 1961) LỄ AN VỊ ĐỨC THẾ TÔN. THI PHỔ  ...


  • "Sự tín ngưỡng : Thầy rất mừng các con giờ nầy đến đây, trước vui cùng các con, Thầy ngẫm ...


  • BÀI THUYẾT ĐẠO của vị Nữ Chánh Phối Sư Lâm Hương Thanh đọc tại Thánh Thất Mỹ Ngãi (Sa Đéc) Bài ...


  • Mục tiêu tu luyện của Đạo giáo là trường sinh bất tử, là thành tiên 仙 hay chân nhân 真人, ...


  • Trịnh Công Sơn / Tuổi Trẻ Online

    Thứ Bảy, 14/04/2007, 05:01 (GMT+7) Thân phận, quê hương và tình yêu trong ca khúc Trịnh Công Sơn TTO - Trịnh Công Sơn ...


  • Đức hy sinh / Võ Đức Nhẫn

    “Mình đã vào Đạo, đã hy sinh rượu ngon thịt béo để trai lạt, đã hy sinh giờ giấc thụ ...


  • Con đường phản Bổn hoàn Nguyên là con đường hướng nội quy tâm để tìm lại con người chính danh ...


  • Trung Quốc / Wikipedia Tiếng Việt

    Vạn lý trường thành dài hơn 6700 km, bắt đầu được xây dựng vào đầu thế kỷ 3 TCNđể ngăn ...


  • Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là đại cuộc cứu độ nhân loại bằng chánh pháp Đại Đạo do Thượng ...


  • Chữ tu / Cao Triều Thiền Tâm bình giảng Th.giáo Đức Vạn Hạnh Thiền Sư

    Đạo ở trong người chẳng phải xa, Đừng đi tìm kiếm khắp ta bà, Tâm linh lúc ẩn khi bày hiện, Mặc mặc ...


  • I. Vài nét về hành trạng của Đạt Ma Tổ Sư Đức Bồ Đề Đạt Ma 菩提達磨 (Bodhidharma, đầu thế kỷ ...


  • Chữ Tâm / Đức Quan Thế Âm Bồ Tát (Quách Hiệp Long Dịch Pháp Văn)

    CHỮ TÂM Huờn-Cung-Đàn, Tý thời, 14 rạng Rằm tháng 5 Ất-Tỵ (13-6-1965) Thiện-Tài Đồng-Tử, Tiểu-Thánh chào chư Thiên mạng, chào chư liệt ...


19/05/2007
Thiện Hạnh

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 19/05/2007

Khái lược về Công phu

Tam công cũng tương tự như pháp Ba La Mật của đạo Phật, trong đó, công quả tương ứng với bố thí Ba La Mật; công trình tương ứng với trì giới, nhẫn nhục và tinh tấn Ba La Mật; còn công phu tương ứng với Thiền định và trí huệ Ba La Mật. Đức Quan Âm Bồ Tát xác tín:

"Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, chư hiền đệ muội không có cái pháp Ba La Mật, nhưng thay vào đó cái pháp Tam công cũng là đầy đủ lắm rồi. Thực hành được Tam công là chứng được đạo quả mà Phật thường cho là Bồ Tát hạnh. Chư hiền lãnh sứ mạng một tín đồ, một người hướng đạo đều phải cố công tu học để hoàn tất Tam công."[1]

1. Ý NGHĨA CÔNG PHU

Công phu là tập trung tư tưởng vào một việc mà mình đang thực hiện trong thời điểm hiện tại. Những nhà khoa học tập trung tư tưởng vào một đề tài nghiên cứu và đến một lúc nào đó sẽ tìm ra được đáp số, còn gọi là sáng kiến hay phát minh. Tương tự, khi chúng ta tập trung tinh thần đọc sách, tức là trong lúc đọc sách, tâm tư không suy nghĩ bất cứ một việc gì khác ngoài việc đọc sách. Lúc bấy giờ, việc đọc sách cũng được gọi là công phu, nhưng đó là công phu vô ý thức.

Trong lãnh vực đạo giáo, công phu có ý thức khi thực hiện theo phương pháp tôn giáo, hay còn được gọi là pháp môn. Đức Quan Âm Bồ Tát minh họa sự khác biệt giữa công phu vô ý thức và công phu có ý thức như sau:

"Một hiền muội mắt hơi làn, xỏ kim không kiếng, nhắm vào một chỗ để luồn sợi chỉ cho qua, có khi mất cả mười phút. Trong mười phút đó chắc chắn rằng tâm thanh tịnh không tưởng việc nào khác hơn là luồn chỉ qua kim. Như vậy không gọi là công phu được sao? Nhưng đó là thiền định vô ý thức. Thay vì chăm chú vào mối chỉ lỗ kim, hãy chăm chú vào ngọn nhang, ánh đèn Thái Cực, hoặc nhìn chăm chú vào Thiên Nhãn, đừng tưởng việc chi khác hơn, đó cũng là khởi đầu cho động tác công phu thiền định rồi vậy."[2]

1.1. Ý nghĩa công phu

Con người do mang xác thân hữu hình nên không sao tránh khỏi thất tình lục dục chi phối, khuấy động sai khiến làm cho con người phải chịu đọa đày, luân hồi nghiệp quả. Lục dục là sáu cơ quan của con người gồm: nhãn (mắt), nhĩ (tai), tỷ (lưỡi), thiệt (miệng), thân (xác thân) và ý (tư tưởng). Sáu cơ quan này khi giao tiếp với ngoại cảnh sẽ khiến cho tâm con người xao động. Kinh Đại Thừa Chơn Giáo dạy những tác hại của lục dục như sau:

"Thất tình lục dục là mối loạn hằng ngày ở trong tâm trí, không phương trừ khử. Một đám giặc liệt cường tài trí đánh phá ruồng trong núi cao non thẳm còn dễ trừ diệt đặng, chớ mối loạn nơi tâm khó mà diệt đặng cho yên, nhứt là ma lục dục: "nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý." Nó phá hại hằng ngày.

Nhãn thì ưa màu sắc tốt đẹp.

Nhĩ thì thích nghe những giọng nói tao nhã thanh bai.

Tỷ thì ưa mùi thơm, hơi ngọt.

Thiệt thích nếm vật lạ món ngon.

Thân thì mến vợ đẹp, hầu xinh, cả dục tình cùng dâm niệm.

Ý lại tư tưởng vất vơ quấy quá. Mà nhứt là ý, là mối đại hại cho con người."[3]

Còn thất tình là bảy trạng thái tâm lý mang tính đối đãi của con người gồm: hỷ (mừng), nộ (giận), ái (thương), ố (ghét), ai (buồn), lạc (vui) và cụ (sợ). Kinh Đại Thừa Chơn Giáo cũng dạy về những mối hại của thất tình như sau:

"Đây Thầy nói về thất tình là hỷ, nộ, ái, ố, ai, lạc, cụ. Con người bị thất tình lục dục mà hao tổn tinh thần, tiêu mòn khí phách. Nó luôn đẩy xô nhân loại vào ao lửa núi gươm, hang sâu vực thẳm.

Hỷ, nộ, ái, ố, toàn là sự thường tình hèn thấp của con người; lúc mừng, khi giận, hồi thương, không chừng không mực.

Hỷ là mừng, nộ là giận. Hễ gặp sự vui thích, thỏa vừa lòng dục thì mến mà mừng. Còn gặp điều nghịch lý, bất mãn, tâm tà, lại thảm, lại sầu mà giận. (…)

Ái là yêu,ố là ghét. Hễ thuận tình trìu mến, khoái sự ái ân thì mê, thì thích mà yêu. Còn nghịch chỗ mong ham, trái lòng thèm muốn lại gổ lại ganh mà ghét. Bị vậy tinh huyết thần lực mới chóng giảm suy.

Còn nhữngai, lạc, cụ là buồn, vui, sợ thì cùng là những món rất hại trong đám thất tình." [4]

Thất tình lục dục chính là một phần của con người, nên không thể diệt trừ nó; bởi lẽ, diệt thất tình lục dục là diệt chính mình. Vì thế, con người cần điều phục và làm chủ thất tình lục dục để biến thất tình thành thất bửu, lục dục ra lục thông. Thất tình lục dục không phải từ bên ngoài thân, mà nó tác động bên trong nội tâm của mỗi người. Do đó, muốn chuyển hóa thất tình lục dục thì phải quay vào quán chiếu nội tâm, hồi quang phản chiếu để thu hồi các giác quan vào bên trong nội thân. Đó chính là công phu vậy.

° Phản tỉnh nội cầu hay Hồi quang phản chiếu

Phản tỉnh nội cầu hay hồi quang phản chiếu là nhìn vào bên trong, soi sáng vào chỗ thâm sâu của nội thể nhằm đạt đến tâm thanh tịnh. Khi tâm thanh tịnh thì thất tình lục dục không thể dấy động được. Đức Bảo Pháp Chơn Quân dạy:

"Muốn thanh tịnh phải phản tỉnh nội cầu để loại trừ hết những chướng ma sân si phiền não thì hồi quang phản chiếu mới suốt thấu được chỗ huyền nhiệm của Như Lai."[5]

Phản tỉnh nội cầu mang đến cho hành giả diệu dụng rất thâm sâu, được Đức Đông Lâm Tiên Trưởng tóm tắt như sau:

"Phương pháp thành công của các bậc Giáo tổ Đạo gia khi xưa, trước tiên là phản tỉnh nội cầu, hồi quang phản chiếu. Có nhìn vào trong, xem xét bên trong mới giảm bớt được sự thâu nạp vô tiết độ, khoát vén tảo trừ lớp vô minh che lấp, bịnh hoạn, chấp trước, phân biệt, ích kỷ, độc tôn, phiền não, v.v…"[6]

° Luyện tâm

Đối tượng của công phu thuộc về phạm trù của tâm. Vì thế, công phu chính là luyện tâm.

"Tâm có định rồi thân mới an,

Tâm còn điên đảo ắt nguy nàn;

Công phu là để tâm an định,

Nên đạo nên người chốn thế gian."[7]

Muốn luyện tâm thì cần ứng dụng công phu thiền định làm phương tiện. Thật vậy:

"Thiềnlà tâm vô niệm.

Định là dừng lại tất cả"[8]

° Thức ăn cho linh hồn

Con người có thể xác và linh hồn; Thể xác cần có những chất để nuôi dưỡng hàng ngày như cơm ăn, áo mặc, không khí để thở, v.v. Tương tự, linh hồn cũng cần phải có những chất để nuôi dưỡng hàng ngày. Công phu chính là thức ăn cho linh hồn vậy. Kinh Đại Thừa Chơn Giáo dạy:

"Mỗi ngày các con công phu bốn buổi là nuôi linh hồn. Các con chẳng nên bỏ một thời nào đặng linh hồn nhờ khí ấy mà sáng suốt, khôn ngoan, cứng cát vậy. Thì giờ công phu của các con là thì giờ linh hồn ăn uống."[9]

Đức Đông Phương Chưởng Quản cũng dạy lý đạo tương tự như sau:

"Đáng lý ra muốn đạt Đạo cao thâm vi diệu, hay đắc nhứt cũng thế, phải xem sự công phu tịnh dưỡng như là món ăn, thức uống, hơi thở dinh dưỡng liên tục cho phần nhục thể hằng ngày mới phải."[10]

° Phương tiện tu giải thoát

Cứu cánh rốt ráo của công phu chính là nhắm đến đích điểm giải thoát ngay tại trần gian và giải thoát khỏi trầm luân nơi cõi dục giới. Kinh Đại Thừa Chơn Giáo dạy:


"Trời ban cho mỗi người một điểm linh quang (nguơn thần). Điểm linh quang ấy phải đầu thai xuống thế giới hữu hình vật chất này, mượn xác phàm tu luyện mới thành Tiên đắc Phật. Nhờ có cái xác phàm này mới thành Đạo mà tạo Phật tác Tiên, tiêu diêu cảnh lạc. Tại sao vậy? Tại tuy có nguơn thần mà không có nguơn tinh, nguơn khí thì làm sao tạo thành Nhị xác thân? Nguơn thần là dương, nguơn khí là âm. Đạo phải có âm dương mới sản xuất Anh nhi tạo thành Xá lợi."[11]


Đọc tiếp: http://nhipcaugiaoly.googlepages.com/congphu


[1] Đức Quan Âm Bồ Tát, TTTĐ, 02-9 Tân Hợi (20-10-1971)

[2] Đức Quan Âm Bồ Tát, VNT, 03-01 Giáp Dần (25-01-1974)

[3] Kinh ĐTCG, bài 2-Thất tình Lục dục, xb 1956, trang 22.

[4] Kinh ĐTCG, bài 2-Thất tình Lục dục, xb 1956, trang 24.

[5] Đức Bảo Pháp Chơn Quân, CQ, 11-11 Đinh Tỵ (21-12-1977)

[6] Đức Đông Lâm Tiên Trưởng, CQ, 15-10 Đinh Tỵ (25-11-1977)

[7] Đức Đông Phương Chưởng Quản, CQ, 04-6 Tân Dậu (05-7-1981)

[8] Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn, CQ, 10-11 Kỷ Mùi (28-12-1979)

[9] Kinh ĐTCG, bài 5-Dưỡng sanh tánh mạng, xb 1956, trang 35.

[10] Đức Đông Phương Chưởng Quản, MLTH, 09-01 Nhâm Tý (24-02-1972)

[11] Kinh ĐTCG, bài 1-Cơ ngẫu luận: Luận về Đại Đạo tâm truyền, xb 1926, trang 20.
Thiện Hạnh

Phật Tiên buổi chót đến hồng trần,
Kêu gọi người đời rõ lý chân,
Chớ để linh tâm vùi tục lụy,
Nên ngừa cám dỗ của tà thần.

Đức Quan Âm Bồ Tát, Liên Hoa Cửu Cung, 03-01 Ất Tỵ, 04-02-1965

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây