Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là đại cuộc cứu độ nhân loại bằng chánh pháp Đại Đạo do Thượng ...


  • Tân pháp Cao Đài không cực đoan, không lập dị, không đòi hỏi ép xác khổ tu, không mong vọng ...


  • Không thầy đố mày làm nên, Công danh gặp bước chớ quên ơn thầy. Yêu kính thầy mới làm thầy, Những phường bội ...


  • Từ thuở hoang sơ của địa cầu, loài người đã trải qua nhiều nỗi hãi hùng do biến động của ...


  • Giới khẩu kinh / Thánh giáo Đức Vân Hương Thánh Mẫu

    GIỚI KHẨU KINH (Trích Minh Thiện Chơn Kinh-Ngọc Linh Thánh Tịnh "Phụng Lầu" ấn tống năm Kỷ Hợi 1959) * * * . ...


  • Trước hết, chúng ta có thể mạnh dạn khẳng định thực tế “đa dạng tôn giáo ở Việt Nam”. Những ...


  • Tam Thánh Ký Hòa Ước / Hiền tài Nguyễn Văn Hồng

    Tam Thánh ký hòa ước là ba vị Thánh ghi chép bản Thiên Nhơn Hòa Ước lên tấm bảng đá, ...


  • Khai cơ để mở cửa Huyền, / Đức BÁC NHÃ THIỀN SƯ

    Pháp tu luyện huyền môn Bác Nhã, THÍCH, ĐẠO, NHO gồm cả thiên nhơn; Cũng đồng phá vọng hiển chơn, Thành PHẬT nhập ...


  • Khi nghiên cứu đối chiếu quan niệm các tôn giáo về thuyết "Thiên địa vạn vật nhất thể", chúng ta ...


  • Thương thay cho nhơn loại trong thời kỳ mạt kiếp này, cộng nghiệp đến giờ nên dịch bệnh lan tràn ...


  • Bàlamôn giáo và văn hóa Việt Nam / Gs-Ts Trần Ngọc Thêm

    Ảnh hưởng của Ấn Độ đối với văn hóa Chăm phát huy mạnh mẽ trong khoảng từ tk.VII đến hết ...


  • Đạo Phật / Sưu tầm

    Đạo Phật, hay Phật giáo, là một tôn giáo và triết lý do Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) khởi xướng, ...


18/09/2007
Anh Thư sưu tầm

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 20/02/2010

Kinh Đạo Nam

Đây là sách thơ, văn giáng bút của Vân Hương Đệ Nhất Thánh Mẫu (Liễu Hạnh) và các vị nữ thánh khác, ra đời khoảng năm 1923, trước đây được cụ Đào Duy Anh sưu tầm, gìn giữ và đã từng đề cập đến nó khá chi tiết trong tập hồi ký Nhớ nghĩ chiều hôm của cụ, nhưng thường mọi người chỉ nghe nói chứ ít ai biết được hình thù, nội dung nó ra sao. Nay nhờ có bản phiên âm của Nguyễn Thị Thanh Xuân, chúng ta mới được dịp biết rõ hơn Kinh Đạo Nam (và các kinh tương tự khác trong cùng một luồng) vốn là kết quả của phong trào thiện đàn do các nhà nho yêu nước tạo ra ở nhiều nơi trên đất Bắc (như Hà Nội, Nam Định, Phúc Yên...) và vùng Thanh Nghệ sau khi phong trào Duy Tân thất bại (1908) để tiếp tục tuyên truyền những tư tưởng ái quốc, cổ vũ tinh thần dân tộc tự cường và giáo dục đạo đức trong dân chúng. Đây là một hiện tượng lịch sử và văn hóa rất đáng được chú ý, và theo cụ Đào Duy Anh, quyển kinh là "Tác phẩm tập đại thành tất cả những tư tưởng của giới nho học tiến bộ trong phần tư đầu thế kỷ..., gồm rất nhiều thể thơ văn, thi phú... Có những câu rất hay, những bài có thể đặt vào loại văn rất hay được."

Sách được in một cách khá trân trọng, ngoài phần phiên âm, chú giải và lời dẫn của người phiên âm, đầu sách còn có in kèm bài "Tìm hiểu phong trào thiện đàn..." của Đào Duy Anh. Cuối sách có in bản chụp nguyên tác chữ Nôm rõ đẹp, cung cấp thêm một tài liệu gốc đáng quý để nghiên cứu chữ Nôm vào đầu thế kỷ XX.

Nhân sự ra đời của bản phiên âm Kinh Đạo Nam, nhiều người cho rằng nhà xuất bản Lao Động đã vừa làm được một việc "công đức" đầy ý nghĩa về phương diện văn hóa - học thuật, và việc làm của chị Nguyễn Thị Thanh Xuân cũng là một tấm gương nhắc nhở chú ý nhiều hơn đến một loại hình sách Hán Nôm đặc biệt mà nếu không chịu nghĩ đến lợi ích lâu dài về mặt văn hóa thì cũng ít ai chịu khó đầu tư công sức và tiền của để làm một việc làm nên coi thuộc loại cấp bách, bởi số người giỏi và có kinh nghiệm đọc chữ Nôm hiện đang ngày càng ít đi.
Anh Thư sưu tầm
Kinh Đạo Nam / Anh Thư sưu tầm

Tà thần thấy người đang dục vọng,
Đã tu hành còn mộng mị huyền,
Thừa cơ khuyến dụ rủ ren,
Thiêu thân đành phải vì đèn lụy thân.

Đức Quan Âm Bồ Tát, Liên Hoa Cửu Cung, 03-01 Ất Tỵ, 04-02-1965

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây