Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
Có thể bạn chưa xem qua
  • Đức Chí Tôn đã ban cho nhân loại thuật ngữ "Cao Đài" để nhất quán đích điểm tiến hóa của con người và vũ trụ xuyên suốt qua tôn giáo, giáo lý và đạo pháp.


  • ÁNH SÁNG và BÓNG TỐI / Ban Biên Tập

    Vào đêm lễ Phục Sinh năm nay, 07-4-2012, khi Đức Giáo hoàng Benedict XVI thắp cây nến đầu tiên tại Thánh đường Pierre, và đồng loạt hàng chục ngàn cây nến khác của “dân Chúa” thắp sáng quanh đền thánh, Ngài liền tuyên bố những lời bất hủ: “Nếu như Chúa Trời và các giá trị đạo đức, sự khác biệt giữa thiện và ác, còn nằm trong tăm tối, thì các loại khai sáng khác vốn mang lại cho chúng ta các thành quả công nghệ và kỹ thuật, lại không phải là tiến bộ mà còn gây nguy hiểm cho cả thế giới chúng ta.


  • Công phu / Chí Thật

    Đức Đông Phương Lão Tổ dạy:

    Công phu là để tâm an định,

    Nên đạo nên người chốn thế gian.

    (CQPTGLĐĐ, 04-6 Tân Dậu, 05-7-1981)

    "Tâm an định"là kết quả của hành giả trong suốt quá trình thực hành công phu luyện kỷ. Kết quả đó được ứng dụng trong đời sống nhân sinh, thực hiện sứ mạng vi nhân xử thế đúng thời hợp đạo, song song đó là tá trợ với các Đấng trong công cuộc hoằng dương chánh pháp Đại Đạo, hầu tái tạo cõi dinh hoàn Thượng ngươn Thánh đức, thiên hạ thái bình, lạc nghiệp âu ca, được sống trong cảnh trời Nghiêu đất Thuấn, nhà ngủ không đóng cửa, ngoài đường của rơi không ai lượm… được như thế là chúng ta thực hành đúng tôn ý của Đức Tôn Sư Đông Phương Lão Tổ: "Nên đạo nên người chốn thế gian".


    Từ lúc khai Đạo cho đến ngày nay có hai hình thức công phu phổ biến trong đạo Cao Đài đó là cúng và tịnh (thiền định).


  • Vạn Hạnh (Hán tự: 萬行) (938 – 1025) là tên một vị thiền sư người Việt có nhiều đóng góp trong việc mở ra triều đại nhà Lý, một trong những triều đại nổi bật nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông được xem là cố vấn của vua Lê Đại Hành, là người thầy của Lý Công Uẩn, đã hướng dẫn cho vị này một thời gian dài trước và sau khi triều Lý thành lập. Ông cũng là một nhà tiên tri.


  • Là tín hữu Đạo Cao Đài, chắc hẳn không ai là không biết đến công đức của Đức Phật Mẫu -  Bà Mẹ thiêng liêng của toàn cả Vạn linh, cai quản Khí Hư Vô, làm chủ Phần Âm trong toàn cả Càn khôn vũ trụ. Nhưng ngoài ra, tín hữu Đạo Cao Đài không những nhớ đến công đức của Đức Phật Mẫu mà bên cạnh đó còn có  " 13 Mụ bà" gồm Cửu vị Nữ Phật và bốn vị: Quảng Sanh Phật, Dưỡng Dục Phật, Chưởng Hậu Phật, Thủ Luân Phật. Đó là hội các bà mẹ bảo trợ con người, nhằm độ người từ lúc hoài thai, lớn lên, chết, rồi chuyển kiếp…


  • Lược sử Chiếu Minh / Phan Lương Minh

    Đầu năm Bính Dần 1926, Đức Ngô Minh Chiêu  trao thánh lịnh cho ngài Hồ Vinh Qui  đem đàn cơ xuống Cần Thơ mở Đạo. Ông Hồ Vinh Qui tự Trọng Quí, Thiên ân pháp danh (nay thường gọi là Thánh danh) :  Từ Huệ,  là cựu thông phán. Vừa đến Cần Thơ ông gặp ngay cụ Nguyễn Như Bích. Vốn  từng quen  cầu cơ từ thuở còn  ở Hà Tiên, nên cụ Bích sẵn  lòng tiếp ông Phán Quí lập đàn cơ tại nhà mình. Song vì thân phụ cụ Bích  là cụ Nguyễn Thần  Hiến  là một chí sĩ  của phong trào Đông Du  vào  những năm đầu thế kỷ,  nay lập đàn có nhiều người tới lui đông đảo, e rằng Pháp để ý, ông Phán Quí phải dời đàn cơ đến  nhà một gia đình mới quen qua các buổi càu đàn  - ông  bà Nguyễn Văn Huỳnh. Khi ngày lành tháng tốt, cứ năm ba người tụ nhau lại nơi các nhà Đàn, cầu Thần Tiên cho kinh kệ rồi dạy lần ra cho nhau.  Trong thời gian ngắn có hàng trăm người theo Đạo. Từ đó mở thêm đàn  tại gia Ông Nguyễn Thiện Niệm, ông Tám Tỵ. 


  • TÂM LINH TRÊN ĐƯỜNG TIẾN HÓA

    Những năm cuối của thế kỷ XX có nhiều nhà nghiên cứu đã tiên đoán rằng thế kỷ XXI sẽ mở sang một kỷ nguyên mới, đó là kỷ nguyên của tâm linh. Nếu đúng như thế, quả rất mừng, vì chúng ta là những người có đức tin, đang cố gắng rèn luyện tâm linh của mình để được tiến hóa. Nhưng để thật tự tin và đức tin được vững vàng, chúng ta tự hỏi đó có phải là những suy diễn hay những ảo tưởng vô căn cứ của một số nhà nghiên cứu không?

    Thật ra, nếu xét kỹ lịch sử nhân loại cũng như quá trình văn minh thế giới thì luận cứ trên cũng không có gì mới lạ. Bởi vì “Vật cùng tất biến” và “Âm cực Dương sinh”. Hai câu nói ngắn ngủi ấy tuy đơn giản nhưng là những nguyên lý, những quy luật chi phối toàn thể vạn vật, vạn sự trong vũ trụ. Vũ trụ dịch biến, tinh thần và vật chất tất cả đều nằm trong quy luật ấy, lặp đi lặp lại theo thời gian bằng những chu kỳ không ngừng nghỉ, nghĩa là cùng rồi biến, biến rồi thông, tạo thành lịch sử, mà lịch sử là gì? _ Lịch sử là cuộc biến thiên, là hành trình tiến hóa của vạn vật chúng sanh.


  • Vậy, để hội nhập thế giới trong kỷ nguyên Tam Kỳ Phổ Độ, người Cao Đài phải nhận định, nắm bắt những chuyển biến hay “bùng nổ” đương đại mà các điểm nhấn thuộc về:
    _ Khoa học kỹ thuật như truyền thông, giao thông, cơ giới, môi trường . . .
    _ Văn hóa như các giá trị nhân bản, nhân văn, cộng đồng, văn học, nghệ thuật . . .
    _ Về tôn giáo như đồng thuận liên tôn, nhập thế và hành đạo thực tiễn vị nhân sanh. . .

    Như thế, khuynh hướng hội nhập của Cao Đài có ưu thế ở mục tiêu “Thế đạo đại đồng”, nhưng phải hiện đại hóa toàn diện từ định hướng hành đạo, đến kế sách đào tạo, phương pháp, phương tiện phổ truyền giáo lý. . .


  • Dân ca Nam Bộ / Sưu tầm

    Nói đến nghệ thuật ca hát dân gian cổ truyền Nam Bộ mà chỉ đóng khung trong một số làn điệu vọng cổ hay bài bản cải lương, ca nhạc tài tử, thì quả chưa đầy đủ.


  • Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý

    Tuất thời, Rằm tháng 2 Đinh Tỵ


  • Tâm vô ngại / Đức Quán Thế Âm Bồ Tát

    Đạo lý nhiệm mầu, pháp môn vô tận. Đời là một trường học để vạn hữu tiến hóa trong định luật sinh tồn của Hóa Công. Người tu hành trước tiên phải nhận chân như thế để tự giác và ngộ nhập huyền môn giải thoát khỏi trần la tứ khổ. Trên đường tu thân học đạo, hành giả phải chuyên nhứt tâm để tìm chánh pháp. Chánh pháp không ở ngoài thiên không vũ trụ mà ở ngay trong con người của hành giả. Khi ngộ nhập huyền môn tức thị chánh pháp khai thông để lìa khỏi tự ngã mới thấy tánh để thành Phật.


  • TU CHỨNG / DIỆU NGUYÊN

    Trong một khóa tu đặc biệt dành cho hàng Thiên ân nữ phái Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo tại Vĩnh Nguyên Tự vào năm Đinh Tỵ (1977), Đức Bảo Hòa Thánh Nữ dạy: “Đời càng đảo điên, người tu hành càng có trách nhiệm. Trách nhiệm cao quý và nặng nề nhứt là tu chứng để hoằng dương chánh pháp phổ độ nhơn sanh. (…) Chư Thiên ân Cơ Quan và chư m nghiệp phải trễ tràng.”[1]














    Mong sao em mến hiểu lòng này,
    Sắp xếp gia đình cho khéo tay,
    Dành để ngày giờ hành đạo sự,
    Tô bồi âm chất mới là hay.

    Đức Vân Hương Thánh Mẫu, Chơn Lý Đàn, 26-01 Quý Sửu, 28-02-1973

    Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


    Hãy gửi góp ý của bạn tại đây