Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
Có thể bạn chưa xem qua
  • Này chư hiền đệ, sự tiến hóa của con người từ loài côn trùng thảo mộc thú cầm cho đến con người, phải trải qua biết bao nhiêu căn kiếp xả thân giúp đời mới tiến đến nhân phẩm. Khi tiến đến nhân phẩm tức là ta đã đủ đầy trí giác, thì ta hãy nhìn vào các vật đang tiến hóa kia mà ta phải thương hại chúng. Vì chúng cũng cùng thọ điển linh quang, cũng chung bầu không khí. Vậy ta không nên hủy hoại chúng vô cớ, như thế vô tình ta đã sát hại sinh mạng làm ngăn chận sự tiến hóa của chúng. May thay, ta đã tiến đến con người, thì ta phải tiến xa hơn nhân phẩm, tức là Thần, Thánh, Tiên, Phật. Nhưng muốn tiến phải làm sao?


  • TÂM VẬT BÌNH HÀNH / Thiện Chí

    Thông thường, khi muốn nói đến một tổng thể bao gồm tất cả Trời đất vạn vật, chúng ta dùng danh từ vũ trụ hay càn khôn thế giới. Nhưng “vũ trụ” và “càn khôn” chỉ gợi cho ta hình ảnh lớn rộng vô cùng, vô biên của không gian mà không nêu lên được chủ thể chứng thực cái vô cùng, vô biên đó. Đạo gia bèn dùng 2 chữ Tâm Vật để chỉ sự biến hiện khôn lường của vạn vật vạn sự trong trạng huống vừa chủ quan, vừa khách quan.
    Tâm là chủ thể, vật là khách thể; nói nôm na, Tâm vật vừa ám chỉ vũ trụ, vừa xác minh có “con người” chứng minh sự hiện hữu của vũ trụ.


  • Ngày công khai đạo Cao Đài tại Miền Trung / Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài (Nguồn: Tạp chí Cao Đài số 01/2009)

    “Từ đây nòi giống chẳng chia ba,

    Thầy hiệp các con lại một nhà;

    Nam, Bắc cùng rồi ra ngoại quốc,

    Chủ quyền Chơn Đạo một mình Ta!”


  • Để có thể nói được một cách đầy đủ và có hệ thống về mối tương quan giữa văn hóa Cao Đài và văn hóa đạo đức của dân tộc Việt Nam đòi hỏi đại cộng đồng Cao Đài cùng nhau phát huy trí tuệ tập thể của từng Hội Thánh, từng tổ chức trong nhà Đạo Kỳ Ba; tức là tất cả đồng tâm hiệp sức để nghiên cứu vấn đề một cách thâm sâu, thấu đáo, và đòi hỏi đầu tư thật nhiều thời gian, tim óc... Mỗi một Hội Thánh, một tổ chức Cao Đài nếu làm sáng tỏ được những nét độc đáo của văn hóa Cao Đài, văn hóa đạo đức dân tộc và trình bày rõ ràng theo góc nhìn của mình, thì khi tổng hợp lại tất cả các công trình ấy, ắt hẳn đại cộng đồng Cao Đài sẽ có được một kết quả chung thật mỹ mãn.


  • Chánh đạo - chánh tâm - chánh tín / Đức Ngô và Chư Tiên

    Chư hiền đệ hiền muội ! Bốn mươi hai năm khai đạo và giáo đạo vừa qua, chính Đức CHÍ TÔN đã bổn thân xuống trần, cũng như các hàng Phật Tiên Thần Thánh đều giáng bút, phát ban nhiều kinh điển, nhiều giáo lý; chư hiền đệ hiền muội và các hàng đệ tử đã đọc qua nhiều lắm rồi. Giờ đây chỉ còn có một điều là thực hành chơn pháp, rèn luyện chánh tâm, giữ gìn chánh tín, để tu chánh đạo, hầu tự cứu trong cơ sàng sảy đào thải của định luật.


  • Đối với nhân loại, di sản là những gì do lịch sử tiến hóa của loài người để lại, có giá trị duy trì tinh hoa của loài người đồng thời thúc đẩy tiếp tục phát huy những giá trị ấy.
    Trong lịch sử nhân loại đã bao hàm lịch sử tôn giáo. Thật ra tôn giáo có nguồn gốc từ tín ngưỡng. Người ta thường cho rằng, tín ngưỡng là những niềm tin rất thô sơ, là mặc cảm tự ti giữa thiên nhiên hùng vĩ, là nỗi sợ hãi trước sức mạnh kinh khủng của nó. Suy cho cùng, niềm tin thô sơ ấy là một tâm thức bẩm sinh, có trước khi chào đời. Còn nỗi sợ hãi là cảm tính giữa ngoại cảnh. Cái trước mới là cái di sản vô hình trên đường tiến hóa của vạn vật, nghĩa là chỉ có con người mới có tín ngưỡng.


  • Những năm cuối của thế kỷ XX có nhiều nhà nghiên cứu đã tiên đoán rằng thế kỷ XXI sẽ mở sang một kỷ nguyên mới, đó là kỷ nguyên của tâm linh. Nếu đúng như thế, thật rất mừng, vì chúng ta là những người có đức tin, đang cố gắng rèn luyện tâm linh  để được tiến hóa. Nhưng để được tự tin và đức tin được vững vàng, chúng ta tự hỏi đó có phải là những suy diễn hay những ảo tưởng vô căn cứ của một số nhà nghiên cứu không?

    Thật ra, nếu xét kỹ lịch sử nhân loại cũng như lịch sử văn hóa, văn minh hay những chu kỳ tiến hóa của nhân loại thì luận cứ trên cũng không có gì mới lạ. Bởi vì "Vật cùng tất biến" và "Âm cực dương sinh". Hai câu nói ngắn ngủi ấy tuy đơn giản nhưng là những nguyên lý, những quy luật chi phối toàn thể vạn vật, vạn sự trong vũ trụ. Vũ trụ dịch biến, tinh thần và vật chất tất cả đều nằm trong quy luật ấy, lặp đi lặp lại theo thời gian bằng những chu kỳ không ngừng nghỉ, nghĩa là cùng rồi biến, biến rồi thông, tạo thành lịch sử, mà lịch sử là gì? _ Lịch sử là cuộc biến thiên, là hành trình tiến hóa của vạn vật chúng sanh.


  • Hình : Lễ giổ Iổ Hùng Vương tại Phú Thọ-miền Bắc VN

    Viết về Họ Hồng Bàng, quyển Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim [1] có chép:

    'Cứ theo tục truyền thì Vua Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam đến Ngũ Lĩnh (thuộc tỉnh Hồ Nam bây giờ) gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra người con tên Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc, và phong Lộc Tục làm vua phương Nam, xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ.

    Bờ cõi nước Xích Quỷ bấy giờ phía Bắc giáp Động Đình Hồ (Hồ Nam), phía Namgiáp nước Hồ Tôn (Chiêm thành), phía Tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên), phía Đông giáp bể NamHải.

    Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ vào quãng năm Nhâm Tuất (2879 trước Tây Lịch?) và lấy con gái Động Đình Quân là Long nữ đẻ ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân.
    Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai tên là Âu Cơ, đẻ một lần được một trăm người con trai. Lạc Long quân bảo Âu Cơ rằng: "Ta là dòng dõi Long-quân, nhà ngươi dòng dõi thần tiên, ăn ở lâu với nhau không được. Nay được trăm đứa con thì nhà ngươi đem 50 đứa lên núi, còn 50 ta đem xuống bể Nam Hải."


  • hưa tiến sĩ Adler,

    Người ta luôn luôn viện dẫn kinh nghiệm, lý trí hoặc đức tin để hậu thuẫn cho những điều họ tin tưởng. Tôi hiểu lý trí và kinh nghiệm là gì, nhưng còn đức tin? Nó có phải là một bột phát cảm tính hoặc cơn dâng trào của tình cảm? Nó có đi ngược lại, hay có thể hòa giải được, với tất cả lý trí và kinh nghiệm? Các nhà tư tư tưởng lớn nói gì về đức tin?

    P.L.F.


  • CƠ QUAN PHỔ THÔNG GIÁO LÝ ĐẠI ĐẠO

    HUỆ NHẪN

    12/2006

    NGŨ CHI ĐẠI ĐẠO

    (Năm chi Đạo họ Minh)

    VÀ NHỮNG LIÊN HỆ VỚI ĐẠO CAO ĐÀI


  • NỮ GIỚI VỚI NỮ HẠNH

    A. Nữ phái đồng sứ mạng với nam phái.

    Đức Quan Âm Bồ Tát dạy : "Hỡi chư hiền muội ! Kìa hãy nhìn xem trong vũ trụ : Trời thì có âm dương, người có nam có nữ, loài thượng cầm có trống có mái, loài hạ thú có đực có cái.

    Xét theo lý đạo không giới nào là trọng, giới nào là khinh. Mỗi mỗi đều có sứ mạng phối ngẫu hoá sinh trưởng dưỡng và bảo tồn cơ vận hành cùng lòng háo sanh của Tạo Vật."[1]

    [1] [GHTT,Thánh Tịnh An Tiên, 2.2 Đinh Mùi]


  • Ngược Dòng Đạo Sử / Đạt Tường

    Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hay Cao Đài giáo-cơ phổ độ đã hiện diện trên Nam bang Thánh địa được 80 năm.














    Các con tuân lịnh của Thầy ban,
    Độ thế qua cơn thế khổ nàn,
    Đem tiết xuân gieo cùng khắp chốn,
    Để đời tận hưởng thú vinh quang.

    Đức Chí Tôn, Ngọc Minh Đài, 29-12 Bính Ngọ, 08-02-1967

    Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


    Hãy gửi góp ý của bạn tại đây