Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Chữ tu / Cao Triều Thiền Tâm bình giảng Th.giáo Đức Vạn Hạnh Thiền Sư

    Đạo ở trong người chẳng phải xa, Đừng đi tìm kiếm khắp ta bà, Tâm linh lúc ẩn khi bày hiện, Mặc mặc ...


  • Thiên Nhãn / Thiện Chí

    Thánh tượng Thiên Nhãn của đạo Cao Đài hiện ra lần đầu cho người đệ tử đầu tiên thấy được ...


  • VỀ MIỀN SÔNG HẬU Thuyền rời bến vượt dòng đêm lạnh, Cà Mau ơi, sông lạnh đìu hiu! Nhớ sao…chim Quốc ...


  • Đa số chúng ta đã tìm hiểu các triết lý đông tây kim cổ để tìm ánh sáng cho cuộc ...


  • TÌM HIỂU Ý NGHĨA " CHƠN THẦN" Về từ ngữ “ Chơn Thần” _ Định nghĩa : _ Chơn thần theo thánh ...


  • Từ năm 1450 đến năm 1850, ít nhất 12 triệu người dân Phi Châu bị đưa đi xuyên qua Trung ...


  • Các Đấng Giáo Chủ nhận thấy bản thể của Vũ Trụ : Nho Giáo gọi là Thiên hay Đế, Lão Giáo gọi ...


  • Quê Mẹ (thơ) / TN Liên Hoa

    "Mẹ già như chuối ba hương Như xôi nếp một như đường mía lau" Từ thuở nào xa xưa, Câu ca dao vời ...


  • Nói đến Đao Thầy, tức là nói đến Đao của Thương Đế. Và “nói đến Đao của Thương Đế”, trước ...


  • Đêm Trung Thu Bàn Đào Hội Yến, Cuộc tương phùng u hiển tình thâm; Chứng lòng Mẹ mới giáng lâm, Nương huyền linh ...


  • AUM (OM) và "Om Mani Padme Hum" / Sưu tầm từ Wikipedia

    AUM : là lời mở đầu và kết thúc mọi lễ tụng kinh, AUM là mantra thứ nhất, trứ danh ...


  • Ý nghĩa Ngũ nguyện / Đức Đông Phương Chưởng Quản

    Muốn nhứt thống tư tưởng để tiến đến nhứt thống lý tưởng phải hành thế nào? Giản dị lắm chư hiền ...


20/11/2010
Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo

Hiến Dâng

NGỌC MINH ĐÀI, Tuất thời Rằm tháng Giêng Kỷ Dậu (3/3/69)

GIÁO TÔNG ĐẠI ĐẠO THÁI BẠCH KIM TINH, Bần Đạo mừng chư hiền đệ hiền muội.

THI :

Thế loạn khuyên người rán định tâm,
Huyền linh phép báu đã trao cầm;
Gìn thân tế chúng cơn phong bão,
Mới biết đạo mầu lý diệu thâm.

[ . . .]

Về phần Thanh Thiếu Niên, hãy trọn một ý chí tự nguyện hiến dâng trong số 12 thanh niên, 12 thiếu nữ tình nguyện để phục vụ chánh đạo hoằng dương chánh lý hầu nối tiếp con đường tạo thế nhơn hòa cho non sông an định, dân tộc thái bình. Phần tự nguyện nầy các trò hãy suy xét cho kỹ và cũng đừng sợ sệt gì cả, bởi đời người trước sau cũng phải tuần tự tiến đến, từ một đến kết quả của số định. Trong khoảng ấy, nếu các trò không muốn, hay hoặc muốn, cũng đặt mình vào một cương vị nào đó để tự lập đời mình, thì sự chọn lựa trên đường chân thiện mỹ sẽ là bảo đảm hơn trên các phương diện vi nhân xử thế.

Các trò đừng nghe đến chữ tự nguyện hiến dâng mà e ngại thì chí hướng của thanh niên bị nhục đi, tương lai khó được huy hoàng cao đẹp.

Riêng về Cơ Quan, Bần Đạo rất mừng cho tương lai của chư đệ muội, mừng cho tiền đồ Đại Đạo. Bần Đạo cũng khuyên chư đệ muội nên nhớ lời nầy : Đạo khai trong thời loạn, thời loạn đạo mới cứu cánh nhơn sanh, thì sự thăng trầm đắc thất hẳn là thường. Chư đệ muội hãy nhìn xem mấy mươi năm qua, những trò trẻ con đến ngày nay cũng chưa trưởng thành được là bao nhiêu. Những gì gọi là phổ độ, hoằng dương giáo lý cũng điều nêu trên danh từ và danh từ lẩn quẩn loanh quanh hết Tiền đến Hậu, hết Hậu đến Trung, cũng chưa ai nhìn nhận được sứ mạng Thiêng Liêng giao phó cho cả. Vì thế nên ngoại cảnh xáo trộn, nội tâm chi phối, làm cho chư đệ muội lắm lúc cũng muốn chồn chân nản chí. Đó là chứng bịnh truyền nhiễm thông thường ở thế gian.

Đối với các tổ chức, riêng Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý có khác hơn là tuần tự nhi tiến. Điều cần nhứt, huấn luyện một số nhân tài đức hạnh để tương lai có người kế tiếp và kiện toàn nội bộ, nghiên cứu giáo lý.

(Truyền lịnh Huệ Chơn độc giả tiếp phần nầy)………………
Chư hiền đệ muội luôn luôn ghi nhớ cái nguyên tắc (Tre tàn măng mọc), và phải có phương pháp dung dưỡng lớp măng ấy theo đường lối tổ chức có chuẩn thằng qui củ, theo đường lối chánh đạo trong quyền pháp đạo luật.

Chư hiền đệ muội thử nhìn lại các tôn giáo lớn trên hoàn cầu đã có một số tuổi đáng kể. So sánh lại tuổi Đạo Cao Đài với những tôn giáo kia thì tuổi đạo nầy chưa có là bao, nhưng xét về phương diện truyền giáo và phổ độ chúng sanh thì tôn giáo nầy đã vượt bực. Huyền linh pháp nhiệm tôn giáo nầy vẫn độ đời và thúc đẩy nhơn sanh hướng thiện đáng kể. Nếu mỗi tổ chức địa phương trong các Chi Phái Đạo Cao Đài đều hướng về một đường lối từ kinh điển đạo luật đến lề lối lãnh đạo, phương pháp thực hành, v.v… có qui củ và đồng nhứt thì sự kết quả không thể ý phàm tưởng tượng được.

Nếu chư hiền đệ muội có được tuổi đạo 1.000 năm hoặc chỉ 500 năm thôi, mà theo đà tiến có qui củ thì thế giới chắc chắn thanh bình, nhân loại an cư lạc nghiệp trong tình thương. Có so sánh như vậy mới thấy được bước tiến của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Chư hiền đệ muội đừng nhắm vào tuổi đời cá thể của mình mà đốt giai đoạn trưởng thành của cơ đạo. Mỗi người mỗi việc, hành cho đến nơi đến chốn. Mỗi một lớp người xây đắp một giai đoạn, mỗi một thế hệ nhân sinh xây dựng một bước tiến một cấp cao. Về nhiệm vụ vun quén măng non là cần thiết, vì mỗi tổ chức nào cũng phải cần đến lớp người nồng cốt có căn bản, tổ chức có được tiến triển kết quả mau chậm đều do lớp người nồng cốt trong nhiều thế hệ kế tiếp.

Trải qua hơn bốn mươi năm, lớp măng non nếu có ai làm bản thống kê thì sẽ được một con số đáng kể, nhưng lớp măng non ấy không được ai dung dưỡng chăm sóc, vì thế cho nên trong đó có những chồi non bị cây già lấn ép, có những lớp tùy hoàn cảnh vượt lên không trật tự, không hàng ngũ, cũng có lớp bị sâu bọ tiêu diệt. Rất mỉa mai thay! .

Phần nhiều gia đình Thiên Phong Chức Sắc, Chức Việc đến hàng đạo hữu, cha mẹ có đạo Cao Đài, con cái lại đi đạo khác, rồi trở về chống đối lại đường lối hành đạo của cha mẹ.

Vẫn biết đạo nào cũng quí, cứu cánh cùng rốt cũng như nhau. Điểm đề cập nơi đây là khía cạnh giáo dục của phận làm cha me. Đó là chưa nói đến đa số lớp trẻ đi Chùa Thất tụng kinh làm đám, nhưng có ai hỏi tại sao vào đạo thì chúng trả lời mỗi đứa khác nhau. Đứa thì vào đạo vì thấy trang lứa muốn vào cho vui, đứa thì tại cha mẹ bảo không dám cải, đứa thì thấy cha mẹ làm thì bắt chước nhưng không biết để làm chi, đứa thì sợ quỉ ma dẫn hồn xuống địa ngục nếu không cầu cạnh với Thiêng Liêng, đứa thì sợ tai bay họa gửi, đứa thì muốn may mắn mọi sự trên đường đời nhờ có công đi Chùa Thất. Không nghe đứa nào nói đến nhiệm vụ giáo dân vi thiện hay hoàn thiện hóa bản thân, hay nhờ đạo đức hóa mọi nếp sinh hoạt xã hội quốc gia để an bình thạnh trị cho non sông tổ quốc.

Đừng ai qui lỗi hoặc trách cứ tại sao chúng nghĩ vầy mà không nghĩ vậy, vì tổ chức từ cấp lãnh đạo tinh thần thiếu sót khiến cha mẹ chúng chẳng có đường lối hoài bão hướng thượng rồi bảo sao chúng lại có được tinh thần ấy.

Thế thường hay tôn trọng những bậc vĩ nhân, những hàng Giáo Chủ, mà không tự tạo cho mình hay cho tập thể trở nên những bậc vĩ nhân ấy. Thử hỏi, những bậc ấy đâu phải từ trên trời rớt xuống, cũng từ bào thai nhục thể mà sanh.

Trở lại nội tình Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, nếu cứ theo cái đà cũ, dầu chư hiền Thiên phong Chức Sắc toàn đạo có sống đủ 2.500 năm cũng thế thôi, vì không có óc canh tân nghiên cứu khai thác lý nhiệm mầu của Đạo mà Chí Tôn cùng hàng Tam Giáo đã vạch sẵn.

Ngày nay trước hiện tình cơ đạo, nếu lấy theo thường ý thì bi quan, nhưng theo Thánh ý đó là điều lạc quan. Nhờ có một khoảng thời gian tối tăm mù mịt, ai giỏi kiên tâm trì chí thắp lên ngọn đuốc quang minh soi đường mở lối, thì ngươi ấy sẽ có rất nhiều bạn đường nối gót.

Ngày nay cơ đạo cũng tương tự. Trước đêm trường tối tăm dày đặc, quyền pháp chẳng phân minh, mạnh ai cũng nói mình là chánh pháp, là đúng pháp không có ai có quyền gì chinh phục điều khiển ai. Chư hiền đệ muội may mắn đến buổi chót của đêm trường được Từ Phụ Chí Tôn trao cho ngon đuốc vừa châm diêm, giờ đây còn tùy nhiệm vụ và sứ mạng của những sứ đồ chấp hành có kiên trì cầm đuốc soi đường hay không, có sợ đêm trường rét mướt hay không, có sợ gai chông hay không, có sợ sương gió đất bùn làm bẩn y phục giầy dép hay không, có sợ mất giấc ngủ trong chăn êm nệm ấm hay không, có biết nghĩ đến lớp người kế tiếp cầm đuốc thay thế mình tiếp tục con đường hướng về mục phiêu chánh hay không ? Đó là những yếu tố cần thiết cho sự thành đạo sau nầy.

Bài học đạo cũng như bài học đời, càng học thấy càng khó, nhưng càng khó mới thấy được vinh quang trong sứ mạng. Leo lên đỉnh Hy Mã Lạp Sơn là việc khó ở thế gian, đã có hàng lớp người rũ xương dọc hai bên vệ đường, nhưng rốt lại sự vinh quang cũng sẵn đón chờ lớp người kiên tâm trì chí.

Chư hiền đệ muội lúc nào cũng thấy khó như người đạp xe lên dốc núi, tuy thấy đỉnh còn xa, nhưng nhìn xuống mình đã cheo leo giữa đoạn đường khá xa rồi vậy. Bần Đạo không nở khen suông để chư hiền đệ muội mãn nguyện mà an hưởng nên phải thố lộ khoảng đường còn trước mặt. [ . . .]
Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo
KẾ SÁCH TÂM LINH / Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo

Hiến Dâng / Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo

TAM DƯƠNG KHAI THÁI / Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo

Thánh giáo giao thừa / Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo

Xuân sứ mạng / Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo

Là môn đệ Cao Đài Thượng Đế,
Phải dặn lòng phước huệ song tu,
Ấy là công quả công phu,
Thương người mến vật vận trù nội tâm.

Đức Giáo Tông Đại Đạo, CQPTGL, 29 tháng Chạp Mậu Ngọ

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây