Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Người tu muốn hiểu bản ngã là gì ? trước phải thông ngũ uẩn và làm chủ bát thức. Song ...
-
Nhân ngày mùng 5 Tháng 5, Tết Đoan ngọ, là sinh nhật Đức Hộ Pháp, xin giới thiệu bài viết ...
-
Thái tử Charles gắn huân chương MBE cho ông Vũ Khánh Thành vào ngày 26-5 tại điện Buckingham Hôm 26-5, ...
-
Điểm nhấn trong Chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội vừa được Thủ tướng Chính phủ ...
-
CƠ QUAN PHỔ THÔNG GIÁO LÝ ĐẠI ĐẠO HUỆ NHẪN 12/2006 NGŨ CHI ĐẠI ĐẠO (Năm chi Đạo họ Minh) VÀ NHỮNG LIÊN HỆ VỚI ...
-
TEILHARD DE CHARDIN Nhà bác học - cũng là linh mục- Teilhard de Chardin đã chứng minh rằng sự sống đánh ...
-
Phú Quốc là một hải đảo lớn ở miền Nam nước Việt (rộng 567km2, cách Hà Tiên 40km) nằm trong ...
-
Tóm lược. Bài viết này chủ yếu diễn giải lời dạy của Đức Lý Giáo Tông về việc cần phát ...
-
Lịch sử đạo Cao Đài cho thấy đức tin Cao Đài, từ lúc chưa nảy sinh đến lúc lập thành ...
-
Lúc dương khí manh nha từ cuối Đông thì người nhạy cảm với tiết trời đã thấy mang máng một ...
-
MEDITATION ET MEDITER Selon le Larousse, " méditer " veut dire " soumettre à une profonde réflexion, à un examen, réfléchir ...
-
Huờn Cung Đàn ,Tý thời 14 rạng Rằm tháng 7 năm Tân Sửu (24.08.61) ( Vía Trung Nguơn ) U hiển huyền ...
Thiện Chí sưu tầm
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 02/02/2016
TỪ TRUNG DUNG ĐẾN HOÀNG CỰC TỪ NHO TÔNG CHUYỂN THẾ ĐẾN THẾ PHÁP DI LẠC
TỪ NHO TÔNG CHUYỂN THẾ ĐẾN THẾ PHÁP DI LẠC
Khai minh Đại Đạo để cứu độ vạn linh thời Hạ Nguơn này, Đức Thượng Đế Chí Tôn đã nêu lên Tôn chỉ “Tam giáo qui nguyên, ngũ chi phục nhất” và mục đích “Thế đạo đại đồng thiên đạo giải thoát” . Nhưng chiếc chìa khóa để triển khai tôn chỉ và thực hành mục đích, phải nhờ đến các Đấng Thiêng Liêng trui rèn bằng giáo pháp và đạo pháp hay giáo lý và pháp môn, lập thành Tân Pháp Đại Đạo.
Nói là Tân Pháp, nhưng kỳ thật là trùng hưng Cựu pháp cộng với Chánh pháp khai minh Đại Đạo bằng nguyên lý Thiên Nhân Hiệp Nhất hay nói dễ hiểu hơn là “Trời đến với chúng sanh để khai Đạo tự hữu trong lòng chúng sanh”. Chúng ta có thể chiêm nghiệm Chánh pháp ấy qua lăng kính Đạo học và Giáo pháp với đề tài: TỪ TRUNG DUNG ĐẾN HOÀNG CỰC và TỪ NHO TÔNG CHUYỂN THẾ ĐẾN THẾ PHÁP DI LẠC
1.Trung Dung: Nói đến đạo tự hữu của chúng sanh, Nho tông có sách Trung Dung đề ra thuyết Trung Dung rất mực cao siêu. Bởi vì Trung Dung vừa dạy Thế đạo vừa giảng Thiên đạo. Nên Đạo Học Chỉ Nam viết:
“Đạo Trung Dung là Đạo lớn của Trời đất vạn vật, cốt dạy người làm Thánh làm hiền. Trước hết, các bậc ưu thế mẫn thời muốn thi thố một việc nào để cứu nhơn độ thế, cũng phải tìm cầu cho được gốc lớn của thiên hạ là đạo Trung. Đạo Trung chính nó nơi thân mình. Nếu Trung ấy được hiện bày, thì làm được Thánh Nhơn, suốt lẽ đất trời muôn vật. Trung ấy căn cốt của mọi sự mọi việc, nên ở đâu, hay lúc nào, cũng trúng Đạo. Đem áp dụng vào đời, thi hành mọi việc không đâu chẳng nhờ cậy đẹp cả ý người lòng Trời, đầy dẫy sự sống, lẽ thật hiện ra.
Muốn chứng ngộ đạo Trung, không ngoài sự chánh tâm thành ý. Chuyên nhứt ở đạo Trung, thì Trung cho thấy quyền năng phép lạ. Trung không chỉ có nghĩa quân bình mà thôi, Trung là cho ta thấy một sự sống lớn bao hàm ở đâu và lúc nào cũng giữ được điểm then chốt làm căn bản cho Trời đất muôn loài.”
2.Lý Hoàng Cực: Nhưng khi đề cập đến con đường tiến hóa, trở về nguồn gốc (phản bổn hoàn nguyên) của vũ trụ vạn vật là Thượng Đế, là Bản Thể Chơn Như là Nước Trời thì ĐĐTKPĐ vận dụng Lý Hoàng Cực. Bởi vì Đạo có Vô Cực là Đại Bản Thể, Thái Cực là động năng khởi thỉ hóa sanh vạn vật, hiện bày Càn khôn thế giới. Nhưng Đạo vận hành miên miên bất tuyệt, không ngừng sáng tạo, bảo tồn, hủy diệt để thúc đẩy vạn hữu chịu đào thải những gì là cặn bả và chắc lọc những gì là tinh hoa cho đến khi hoàn thiên để trở về hội nhập cùng Bản Thể tuyệt đối. Cái công năng tiến hóa đó chính là Hoàng Cực, là ngôi thứ ba tiếp theo Vô Cực và Thái Cực. Các điều kiện hay các năng lương để cung cấp cho công năng này vốn sẵn có trong mỗi chúng sanh, nhưng chủ nhân phải dụng công điều hợp mới phát khởi được. Ví như người đi xe máy làm bật lên tia lửa điện, máy mới nổ và xe mới lăn bánh. Nên ĐHCN viết: “Hoàng Cực là gì? Là chủ tể của âm dương, bảo hợp được lưỡng thể cương nhu, điều nhiếp không còn có trong ngoài”. Hai chữ “bảo hợp” nhắc chúng ta nhớ đến 4 chữ “bảo hợp thái hòa” của Kiền đạo theo Dịch lý là “Kiền đạo biến hóa, các chính tính mệnh, bảo hợp thái hòa”; hoặc câu: “Trí Trung hòa vạn vật dục yên”. Nên ĐHCN viết:
“Trung là thể của hòa. Hòa là ngôi Hoàng Cực. Hoàng Cực là tổng hợp của hai thể âm dương, âm dương hườn thành một khí nguyên sơ.”
Về Đạo pháp, ĐHCN mượn hai chữ “Minh Lý” ( 明 理) để hành giả lần dò vào Chơn đạo:
“Hoàng Cực là một thể tổng hợp, con đường qui căn phục mạng, chứng nhập Chơn Lý, là một pháp môn đốn ngộ, không ngoài hai chữ Minh Lý. Minh Lý là một bí quyết tối thượng, cái chìa khóa mầu nhiệm mở cửa bí mật cho nguyên căn, sớm đặng nhập Thánh siêu phàm. Pháp môn nầy từ ngàn xưa đến nay, chư Tổ, chư Thánh cũng do bí quyết nầy mà đạt chứng quả vô lậu bồ đề. Tuy đơn thơ có chỗ ẩn chỗ bày, hoặc đặt nhiều tên, mượn nhiều ví dụ, kỳ trung không ngoài hai chữ thần khí, âm dương, tánh mạng, ..v..v…”
3.Hoàng Cực và Thái Cực: Khi nói “Hoàng Cực là chủ tể của Âm Dương” chúng ta có thể hỏi “Vậy HC có khác gì Thái Cực ?” _Có khác vì Thái Cực là Bản căn sanh hóa ra vạn vật trên con đường vạn vật ra đi. Còn HC là chủ thể đang trên con đường trở về bản nguyên. Thế nên có danh hiệu “Hoàng Cực Chủ nhơn”. Thánh giáo có viết: “Hiện tình thế sự ngày nay, từ đời đến đạo, đều đảo điên phân tán, đó không phải đạo hay đời, mà là lòng người chẳng đặng an định trước cơn phong ba bão tố phũ phàng. Người thiếu nhân bản, thiếu lương tri lương năng, chỉ biết xu hướng theo vật chất hữu hình, quên mất ngôi Chủ Nhơn Ông Hoàng Cực. Cán cân công bình của nhân sinh đã chênh lệch. Con người và con người đuổi xô nhau vào hố thẳm vực sâu, quên mất bản linh chân tánh.” (Vạn Hạnh Thiền Sư Trúc Lâm Thiền Điện, (07 - 04 - Canh Tuất (11-5 -70)
Vậy Chủ Nhơn Ông HC chính là Ta, là Chân Ngã, cái Ta mà Đức Thế Tôn tuyên bố “Thiên thượng, địa hạ, duy ngã độc tôn”. Nói một cách thực tế, dễ hiểu hơn, cái Ta làm chủ này phải chủ động làm những gì để xứng đáng là Chủ Nhơn Ông Hoàng Cực. Đức Vạn Hạnh Thiền Sư giảng: “Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, đó là ngôi Hoàng Cực. Ngược lại dòng thời gian, [ . . . ] toàn cả nhân loại đã tiến bộ đến mức độ cao, vật chất thinh hành, tinh thần suy yếu, không còn giữ được lòng nhân trước tha nhân, không còn gìn chính nghĩa đối với nghĩa vụ, không còn nề nếp thượng hạ tôn ti phải trái đối với tư cách nhân vị nghi lễ một con người, không còn chủ trương hành động lương tâm để tròn đức trí, không còn gieo một niềm tin vào tha nhơn vào sự vật để đủ đức tín của con người. Như thế, từ bi, bác ái, công bình, chánh trực, đại đồng, đó cũng chỉ là lớp sơn phủ kín bên ngoài đó thôi.” (Trúc Lâm Thiền Điện. sđd)
4.Nho tông chuyển thế: Đến đây, chúng ta đã nói đến Trung Dung, Trung Hòa, nói đến Ngũ đức (Nhân-Nghĩa-Lễ-Trí-Tín) để luận về ngôi Hoàng Cực nội tại của con người trên đường tiến hóa, vô hình trung ta đã vận dụng cốt tủy của Nho tông trong phương môn “Nho tông chuyển thế của Tam Kỳ Phổ Độ”
Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo từng dạy về sứ mạng Nho Tông chuyển thế trong sứ mạng chung của Tam giáo đạo thời Tam Kỳ Phổ Độ như sau:
“Nam phương Đại Đạo hóa hoằng,
Quy nguyên Tam Giáo lấp bằng hiểm nguy.
Trước Nho tông chuyển kỳ cứu thế,
Giúp con người thoát bể tệ đoan;
Làm cho người tỉnh mộng tràng,
Luân thường đạo lý mở màn phục hưng.
Chủ thuyết ấy chơn thuần vong ngã,
Trải mình cho thiên hạ làm nên;
Bảo sanh nhân nghĩa là nền,
Đại đồng nhân loại vững bền nước non.
Người có nhiệm vụ ở phần Nho Tông chuyển thế là Đạo trị thế.
Người có trách nhiệm về Thích Giáo, Lão Giáo là Đạo hoát khai tâm linh.
Hai con đường trị thế hay nhân sinh và tâm linh phải được thực hiện ngay trong kỳ đại ân xá này.( Chí Thiện Đàn (Minh Đức Nho Giáo), Tuất thời 26 tháng 8 Nhâm Tý (3.10.72)
Điều kỳ diệu là từ ngàn xưa các bậc minh Vương đã ứng dụng Nho tông để trị thế bằng cẩm nang “Hồng phạm cửu trù”. Mà HPCT là kế sách an bang tế thế được diễn dịch ra từ Lạc Thư. Hơn nữa, HPCT lại định ngôi Trung ương là Hoàng Cực. Thế nên ngôi Hoàng Cực trong trời đất, trong con người, trong kế sách định an thiên hạ đều là Ngôi Trung; nên Hoàng Cực còn gọi là Hoàng Cực Đại Trung. (xem hình)
4. NGŨ KỶ | 9. NGŨ PHÚC-LỤC CỰC | 2. NGŨ SỰ |
3. BÁT CHÍNH | 5. HOÀNG CỰC | 7. KÊ NGHI |
8. THỨ TRƯNG | 1.NGŨ HÀNH | 6. TAM ĐỨC |
Hồng Phạm Cửu Trù
1.Ngũ hành: am tường vật lý
2.Ngũ sự: Phường pháp tu thân
3.Bát chính: phương pháp trị dân
4.Ngũ kỷ: am tường lịch số
5.Hoàng Cực: thay Trời trị dân
6.Tam đức:Chính trực, cương nhu
7.Kê nghi: hội ý thần dân
8.Thứ trưng: xem xét đường lối cai trị khi có điềm Trời
9. Ngũ phúc, Lục cực: ảnh hưởng tốt xấu đến dân do tài cai trị của vua
Nên ĐHCN viết: “Hoàng Cực theo Cửu trù dựa đồ Lạc Thơ, vạch thành một hiến chương quyền pháp, đặt sứ mạng cho họ (các vì vua, các nhà cai trị-NV) chủ tể thay Trời trị dân. Bốn biển muốn thanh bình, phải dưới trên nhứt trí ở ngôi Trung, thì phúc lành được ban, chảy đến mười phương. Ơn Trời quyết ở nơi Hoàng Cực.
Hoàng Cực là trung tâm, sự sống của thiên hạ, mẫu mực bảo vệ giá trị nhơn cách của vạn dân. Con người phối đồng thiên địa, nhau rún là đó, tánh mạng ở đó, thưởng phạt nơi đó, còn mất do đó, trị loạn tại đó : Mọi việc đều ở đó.
Hoàng Cực là tối cao. Đó là nền móng chung, cửa thông công trong tam Cực. Đó là trung tâm của một quốc gia để bảo đảm cuộc sống còn và đẩy bước nhơn sanh lên đàng chánh giáo, hoàn thành thế đạo nhơn tâm, hưởng cơ thịnh trị.”
5. Thế pháp Di Lạc: Trên đây đã luận về Hoàng Cực nơi con người trên đường tiến hóa,và về Hoàng Cực trong đạo trị thế của Nho tông. Đó là luận về phần NHÂN, còn phần THIÊN do thiên cơ vận chuyển ứng với thời Hạ Nguơn để tái tạo đời Thánh đức hay thiên đàng tại thế, thì Hoàng Cực Chủ Nhơn chính là Đức Di Lạc Thiên Tôn sẽ thiết Long Hoa Hội là một đại cuộc phân phàm lọc thánh.
Thánh giáo Đức Vạn Hạnh Thiền Sư có viết:
“Những thành phần vô ích cho sự tái lập dinh hoàn, xây dựng đời Thượng Nguơn Thánh Đức sẽ lần lượt nối chân nhau tự diệt. Những cái hữu ích cho chánh đạo cứu đời, những cái còn sử dụng cho giai đoạn kết quả cuối cùng, những cái dùng để lập lại Thượng Nguơn mới hy vọng sống còn.
Cái tính chất bảo tồn, cái bản chất giữ lại, cái nguyên nhân xây dựng thế cuộc an bình là Đạo, là Hoàng Cực, là ngôi Di Lạc Thiên Tôn.
Ai muốn được như thế, ai muốn hiến mình lập thế Thượng Nguơn Thánh Đức, hãy học cho rõ lý Hoàng Cực, hãy thi hành Vương Đạo. Hoàng Cực hay Vương Đạo là ngôi Di Lạc Thiên Tôn. Danh từ này cũng là một đại đồng tiểu dị.
Hỡi thế nhân ! Di Lạc Thiên Tôn Hoàng Cực Chủ Nhơn là ngôi Thánh Thần, là ngôi Hội Đồng phán xét, là ngôi của Tòa Tam Giáo, cũng là ngôi của cuộc đời. Đã đến lúc đem cuộc đời để quản trị cuộc đời, đem dục vọng để hủy diệt dục vọng. Vì thế nên Di Lạc Thiên Tôn thời Hạ Ngươn mạt pháp này có khác hơn Di Lạc ở thời Thượng Ngươn Thánh đức. Có lẽ chư đạo hữu rất phân vân lời nói của Bần Tăng ?
Chư đạo hữu ! Nếu có một Di Lạc thực sự bằng xương bằng thịt đến thế gian trong kỳ Nguơn Hạ này, tất cả cũng sẽ bị đóng đinh trên thập giá. Thời Thượng Nguơn Thánh Đức đến sau, các Giáo Chủ mượn thể xác giáng trần, trước đây mấy ngàn năm chúng sanh còn bản chất thuần chơn mà còn như thế, thì thử hỏi hiện giờ nhơn tâm quá ư loạn lạc, sẽ còn nhiều trò độc ác gớm ghiếc hơn nữa.
Di Lạc Hạ Nguơn là thế pháp sửa loạn thành trị, đổi cùng thành thông, chuyển bỉ thành thới.
. (TLTĐ, 07-4-Canh Tuất (11-5-1970) .
Tóm lại “Từ Trung Dung đến Hoàng Cực, từ Nho tông chuyển thế đến Thế pháp Di Lạc” là Tổng Pháp Môn, ở nơi người thực hành “qui căn phục mạng”, trong thế gian là chấp trung chuyển thế, trong trời đất là “chu nhi phục thỉ”. Sứ mạng Tam Kỳ Phổ Độ sẽ trao cho những ai là Chủ nhơn Hoàng cực của chính mình để hội nhập vào Thiên cơ mà Hoàng Cực Chủ Nhơn Di Lạc Thiên Tôn đang điều ngự giữa thời Hạ Nguơn.
Để thay lời kết luận, xin mời quí vị nghe Kệ của Đức Di Lạc Thiên Tôn
ĐƯƠNG nhiên đạo pháp vị nan cầu,
LAI vãng hồng trần độ ngũ châu;
HẠ giới mê nhơn trầm khổ hải,
SANH môn suất tánh đoạt thành sầu.
DI Đà nhứt cú tri phương thức,
LẠC cảnh Tam Tông hóa nhiệm mầu;
TÔN thượng triều nguơn ban Thánh Đức,
PHẬT Tiên Thần Thánh cộng ca âu.
(Trúc Lâm Thiền Điện, Ngọ thời 20 tháng 8 Ất Tỵ)
_______________
Kỷ niệm Minh Lý Đạo Khai năm thứ 89
Tam Tông Miếu, ngày 26 tháng 11 năm Tân Mão
(22-12-2011)