Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Nhắp chén trà sen vị ngạt ngào, Hương xuân nồng ấm thú tiêu dao, Kìa hoa hoa nở vì ai đó, Theo luật ...


  • Không gian và thời gian trong vũ trụ Thiện Quang Bài thuyết minh giáo lý nội bộ tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo ...


  • Hội Yến Diêu Trì là một trong những sự kiện trọng đại của thời kỳ tiềm ẩn trong lịch sử ...


  • Điểm tô Đạo Trời về mặt hình tướng là làm sáng danh Thầy, danh Đạo về mặt hình thức bằng ...


  • Tha thứ - Thông điệp hòa bình mùa Giáng sinh / Sưu tầm từ Tuổi Trẻ Online

    Cận kề di hài con thơ tròn 12 tuổi, thân phụ Ahmad vốn là thợ cơ khí dằn vặt: thù ...


  • Thánh thất Cầu Kho / Trích Lịch sử đạo Cao Đài I - CQPTGLĐĐ.

    Thánh thất Cầu Kho là một trong những Thánh thất đầu tiên cơ Phổ độ Công truyền (đầu năm 1926), ...


  • Đời là một trường tiến hoá, người là một thí sinh, nhập môn là vịn thang, nhập tịnh là leo ...


  • Sống tự nhiên / Nhịp cầu giáo lý

    Sống tự nhiên không phải sống xa rời xã hội nhân lọai; không chỉ uống nước lã, thở khí trời ...


  • Kinh Ngọc Lộ Kim Bàn / Thanh Bình sưu tầm

    Tìm hiểu Kinh Ngọc Lộ Kim Bàn Là người Cao Đài không ai tránh được thổn thức khi đọc hay nghe ...


  • Lễ an vi tại Bát Bửu Phật Đài / Thánh giáo Đức Thế Tôn

    Bát Bửu Phật Đài, Ngọ thời Rằm tháng 7 năm Tân Sửu (25 8 1961) LỄ AN VỊ ĐỨC THẾ TÔN. THI PHỔ  ...


  • Quan niệm và biểu tượng về Thượng Đế trong Đạo Đức Kinh 1. Giới thiệu. Khi qua ải Hàm Cốc, Đức Lão ...


  • Đạo pháp trường lưu / Đức Động Phương Chưởng Quản

    Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý. Tuất thời, mùng 01 tháng 12 Đinh Tỵ KIM QUANG ĐỒNG TỬ, chào chư Thiên ...


23/03/2009
Đạt Thông Dương Văn Ngừa

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 04/01/2010

Pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ

Vậy Pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ là gì mà Đức Thích Ca Mâu Ni bảo nếu tin tưởng và tùng theo thì sẽ đắc đạo vô Thượng Chánh Đẳng Chánh giác tức chứng quả Niết Bàn ?

Trước hết chúng ta phải lưu ý đến phần đầu là: nhược hữu chúng sanh văn Ngã ưng đương thoát nghiệt, tức là khi nghe biết được lời nói của Đức Thích Ca Mâu Ni Phật thì phải lià bỏ các nghiệp ác(thoát nghiệt),kế đến niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, nhưng phải hiểu biết ý nghĩa cuả niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng là gì trước đã rồi mới tùng theo Pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ mới được kết quả như trên.

Nếu như nghe lời của Đức Thích Ca Mâu Ni mà không buông bỏ nghiệp ác thì cũng như không. Kế đến câu niệm Phật, Pháp, Tăng mà không hiểu ý nghĩa của nó thì cũng không có kết quả gì. Trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Đức Chí Tôn có giải rõ như sau : ... "Khai Thiên Địa vốn Thầy, sanh Tiên, Phật cũng Thầy. Thầy đã nói một Chơn thần (Thầy) mà biến Càn Khôn Thế giới và cả nhơn loại.

Thầy là chư Phật, chư Phật là Thầy.

Các con là chư Phật, chư Phật là các con.

Có Thầy mới có các con, có các con rồi mới có chư Thần, Thánh, Tiên, Phật.

Thầy khai Bát Quái mà tác thành Càn Khôn Thế giới nên mới gọi là Pháp; Pháp có mới sanh ra Càn Khôn vạn vật rồi mới có người, nên gọi là Tăng. Thầy là Phật chủ cả Pháp và Tăng, lập thành các Đạo mà phục hồi các con hiệp một cùng Thầy."....

Đấng Thái Cực Thánh Hoàng, hay Ngọc Hoàng Thượng Đế hay là Thầy là đấng vô hình, vô tướng, chúa tể Càn khôn vũ trụ. Đó gọi là PHẬT, phân định ra các qui luật sanh hóa và điều hòa trong Càn khôn thế giới(Thiên điều) đó gọi là PHÁP (Phật Mẫu, Tạo hóa)hoá sanh ra Càn Khôn  vạn vật (từ vô hình sanh ra hữu hình), vạn vật hữu hình, đứng đầu là  Người đó gọi là TĂNG làm chủ muôn vật.

Trong Càn Khôn vũ trụ gồm có BA Thể : Thể vô hình là Đấng chúa tể Càn khôn vũ trụ gọi là THIÊN. Thể bán hữu hình là các qui luật chuyển hóa từ thể vô hình sang hữu hình đại diện là Đức Phật Mẫu gọi là ĐỊA, và Thể hữu hình mà con người đại diện nên gọi là NHÂN .Gọi đó là TAM TÀI Cho nên bất cứ một vật thể nào trong càn khôn vũ trụ cũng đều có ba thể hợp chung lại(Ba là Một mà Một cũng là Ba). Như con người thì phần THIÊN là LINH HỒN, phần ĐỊA là CHƠN THẦ̀N, phần NHÂN là CƠ THỂ. (Trời có Nhựt, Nguyệt, Tinh, Đấtcó Thủy, Hỏa, Phong. Người có Tinh, Khí, Thầnhay Xác thân,Chơn Thần,Linh hồn)

Do đó khi niệm: PHẬT, PHÁP, TĂNG  tức là đánh thức đến ba cái thể trong bản thân mình đừng có mê ngủ nữa, hãy tỉnh thức mà làm nhiệm vụ đúng theo chức năng theo qui luật của Trời Đất(Thiên cơ, Thiên điều) để được tiến hóa. Chứ không phải cầu xin nơi các Đấng ban ân phước. Những qui luật của Trời Đất(Thiên cơ Thiên điều) chính là những qui định bất di bất dịch đó bắt buộc ai cũng phải tuân theo, dù là Đấng chúa tể Càn khôn Vũ trụ cũng phải tuân hành. TNHT ngày 21/9/26( 15-8-BD) : "....Thầy thường than rằng : Đạo phát trể một ngày là một ngày hại nhơn sanh, nên Thầy nôn nóng nhưng Thiên cơ chẳng nghịch đặng................  Nếu Thầy dùng quyền pháp Chí Tôn thì mất lẽ công bình thiêng liêng Tạo hóa.".......

*****  Người Việt Nam bị ảnh hưởng tinh thần Phật giáo lâu ngày, do đó thường hiểu niệm Phật, Pháp, Tăng theo sự giải thích của Phật giáo là : Phật là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Pháp là giáo pháp của đức Phật, Tăng là các bậc xuất gia bên Phật giáo, tức là hàng Tăng lữ. Đó là lối giải thích bên Phật giáo. Riêng bên Cao Đài thì phải hiểu một cách chính xác như trên thì việc làm mới có tác dụng hữu hiệu. 

Trên đây chỉ nói về việc làm phải hiểu biết ý nghĩa thì việc làm mới có kết quả, nếu làm mà không hiểu biết ý nghĩa thì chỉ phí sức tốn công.

Khi tụng đọc câu "Tùng thị Tam Kỳ Phổ Độ tất đắc giải thoát luân hồi, đắc lộ Đa la Tam diệu Tam Bồ Đề thị chi chứng qủa Cực Lạc Niết Bàn." mà không biết ý nghĩa thế nào thì chẳng có tác dụng gì cả.

Vậy Pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ là gì ? mà Đức Phật Thích Ca dạy là tùng theo nó thì sẽ thoát khỏi luân hồi và đạt được chánh đẳng chánh giác tức là đạt quả vị nơi cõi Niết Bàn ?.

Nếu truy tìm giáo lý Cao Đài để biết ý nghĩa của Pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ cũng không phải là khó. Chúng ta đã biết và tin tưởng trong thời Tam Kỳ Phổ Độ Đức Thượng Đế đã ký hoà ước lần ba với nhơn sanh do Tam Thánh Bạch Vân Động đứng đại diện chỉ có hai điều : Tình thương yêu và sự công bình (Amour et Justice) . Có nghĩa là Trời và Người cùng nhau hợp tác thực thi cho được hai điều hòa ước nói trên thì cõi trần gian nầy sẽ trở nên Thiên Đàng tại thế.

 Cho nên tóm tắt một câu đơn giản : PHÁP ĐIỀU TAM KỲ PHỔ ĐỘ lả TÌNH THƯƠNG và SỰ CÔNG BÌNH . Tùng theo Pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ tức là thực thi cho bằng được hai điều căn bản Tình thương và sự Công bình trong bản thể mỗi người.

(Hai điều ấy, phải luôn luôn tồn tại trong lòng mình, chớ không ở lời nói !!!) 

Nên nhớ là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là do Thiên cơ chớ không phải là chuyện ngẩu nhiên do con người tùy hứng mà xướng xuất.

TNHT ngày 8-12-1926(âl 4-11-Bính Dần):..... " Đại Đạo Tam Kỳ hoằng khai tại cõi Nam, đã chiếu theo Thiên thơ, Hội Tam Giáo, mà vớt chúng sanh thoát vòng ly khổ, thiệt thiệt , hư hư, một mảy chi, cũng chẳng qua là máy Thiên cơ mà thôi."........

TNHT ngày 5-8-1926 (27-6-BD):.. " Thời kỳ mạt pháp nầy, khiến mới có Tam Kỳ Phổ Độ, các sự hữu hình phải hủy phá tiêu diệt.

Thầy đến chuyển Đạo, lập lại vô vi. Các con coi thử bên nào chánh lý : Hữu hình thì bị diệt đặng, chớ vô vi chẳng thế nào diệt đặng."........

Các tiên tri từ các Tôn giáo đều cho biết nay là thời kỳ Hạ Nguơn mạt pháp. Hạ nguơn thì có lẽ ai cũng hiểu, còn "Mạt pháp" thực ra thì cũng quá rõ ràng nhưng vì lý do nầy hay lý do khác người ta không chịu chấp nhận nó. Dù ai có chấp nhận hay không chấp nhận thì cái nghĩa lý cũng như sự thật của nó không thể thay đổi được.

MẠT : cái ngọn,, cuối, hết,hèn mọn.

PHÁP : là giáo pháp của các tôn giáo

Do đó Mạt pháp : Các giáo pháp các tôn giáo đã hết còn tác dụng nữa. Nghĩa là con người nếu tiếp tục tu hành theo các giáo pháp đã có từ trước(Nhứt kỳ và Nhị kỳ Phổ Độ) thì rất khó đắc đạo. Nếu không theo các giáo pháp cũ thì phải có giáo pháp mới cho con người tu. Giáo pháp mới tức là giáo pháp của Tam Kỳ Phổ Độ như Đức Thích Ca Mâu Ni đã thuyết trong bài Kinh Di Lạc.

***  Theo Phật giáo, Giáo pháp của Đức Phật Thích Ca sẽ trải qua ba thời kỳ : Chánh pháp, Tượng pháp và Mạt pháp.

1.- Thời kỳ chánh pháp : kể từ lúc Đức Thích Ca nhập diệt cho đến 500 năm sau. Giáo pháp của Phật được các đệ tử giữ gìn nguyên vẹn, nên số người tu đắc đạo rất nhiều.

" Trong Luật Tạng có ghi mấy lời của Đức Phật Thích Ca như vầy : Nền Chánh pháp của Ta đáng lẽ trụ thế 1000 năm hoặc lâu hơn nữa, nhưng trót vì Ta đã cho hàng phụ nữ xuất gia, nên nền Chánh pháp bị giảm bớt, chỉ trụ thế 500 năm mà thôi. "

2.- Thời kỳ Tượng pháp : ( Tượng là giống, là tương tự) Trong khoảng 1000 năm tiếp theo sau thời kỳ Chánh pháp là thời kỳ Tượng pháp, giáo lý của Phật có bị sửa đổi nhưng vẫn còn giống với giáo pháp ban đầu, nên số người tu đắc đạo khá nhiều, nhưng ít hơn thời kỳ Chánh pháp.

3.- Thời kỳ Mạt pháp : Trong khoảng 1000 năm tiếp theo sau thời kỳ Tượng pháp là thời kỳ Mạt pháp, giáo lý của Phật lần lần bị sửa cải nên sai lạc gần hết, không còn giống với Chánh pháp ban đầu. Người tu không biết sai lạc chỗ nào, cứ theo đó mà tu nên đi vào chỗ lầm lạc, tu nhiều mà đắc đạo rất ít

Đức Phật sanh năm 623 BC, hưởng thọ 80 tuổi tức mất vào năm 543 BC . Cộng lại ba thời kỳ Chánh pháp 500 năm, Tượng pháp 1000 năm và Mạt pháp 1000 năm lại tổng cộng là 2500 năm. Như vậy : 2500 – 543 = 1957 AC . Nếu tính bằng con số chính xác thì năm 1957 là năm cuối cùng của thời kỳ Mạt pháp.

 Đức Chí Tôn có ban cho câu đối liễn trong dịp lễ khai Đạo Cao Đài tại Chù Gò Kén ngày Rằm tháng mười năm Bính Dần(1926) như sau :

" Di Lạc thất bá thiên niên quảng khai Đại Đạo.
  Thích Ca nhị thập ngũ thế chung lập Thiền môn."


Hai câu đối liễn của Đức Chí Tôn cho chúng ta biết rằng, Đức Phật Thích Ca mở Phật giáo cứu nhơn sanh trong vòng 2500 năm thì chấm dứt, Phật giáo sẽ thất chơn truyền và bị bế lại. Nối tiếp theo là thời kỳ cứu độ của Đức Di Lạc Vương Phật với Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ kéo dài được 700.000 năm(Thất ức niên)

Tại sao Thượng Đế khai mở Tam Kỳ Phổ Độ chỉ buộc có hai điều: "Tình thương và sự Công bình". Trên con đường Tu hành có rất nhiều phương pháp, sao chỉ buộc có hai điều nghe qua thì thật là giản dị không thấy có gì khó khăn cả. Nhưng nếu đem áp dụng vào bản thân mình, thi hành cho bằng được hai điều ấy thì thật sự không phải là chuyện dễ dàng.

Nguyên tắc chửa bịnh của các lương y thì : Thuốc chửa bịnh dù có hay đến đâu mà trị không đúng căn bịnh thì không thể hết được. Vì vậy muốn trị dứt bịnh thì phải dùng thuốc đúng căn mới chửa dứt được bịnh.

Đạo mở ra tùy thời kỳ là mục đích trị bịnh cho nhơn sanh trong thời kỳ đó.Trong thời Hạ nguơn mạt pháp nầy, các giáo pháp các kỳ Phổ Độ đã qua không còn hữu hiệu nữa, có nghĩa là căn bịnh của nhơn sanh đã "lờn thuốc", cho nên Tam Kỳ Phổ Độ phải dùng "phương dược" khác để trị cho đúng căn bịnh của thời đại thì mới có kết quả.

Vậy căn bịnh của thời đại nầy là gì vậy ?

Nếu chỉ nhìn bằng con mắt của "thế nhân" thì thấy rằng xã hội con người ngày nay đang nằm trong hoàn cảnh "mạnh được yếu thua", mạnh ở đây không phải là sức mạnh của "cơ bắp"mà là sức mạnh của cái trí, cái mưu tức là sự gỉả trá, lường gạt để đạt được mục đích là thâu tóm càng nhiều càng tốt về cho mình, cho phe nhóm mình những thứ : Danh vọng, quyền chức, tiền tài dù phải giết người, gây chiến tranh, diệt tộc hay có

thể làm cho cả việc Trái đất bị mất cân bằng về sinh thái, họ vẫn làm !!

Nếu nhìn bằng con mắt của nhà "Đạo học" thì con người đang trên đà chạy theo con đường "vật chất", mà bỏ mất "tinh thần", hay nói đơn giản là con người trong thời mạt pháp đang trên bám theo "vật chất" đã không còn chú trọng đến "lương tâm". Lương tâm cũng là linh hồn, mà linh hồn là "điểm linh quang" của Thượng Đế ban cho mỗi người. Điểm linh quang chính là "Tình thương và sự công bằng" . Nói tóm lại con người ngày nay đã bỏ mất đi "Tình thương và sự công bằng" , hai điều ấy chỉ còn dính lại ở đầu môi chót lưởi mà thôi, cho nên phương dược Thượng đế dùng để trị căn bịnh "nan y" của con người trong thời đại nầy chính là "Tình thương và sự Công bằng"

Bài viết nầy mục đích gíúp đở quí huynh, tỷ, đệ, muội khi tụng Di Lạc Chơn Kinh hiểu được ý nghĩa một cách chính xác hầu hưởng được một cách thực tế cả hai điều lợi lạc: "Tự độ và Độ tha" trên con đường bồi công lập đức, phổ độ chúng sanh.

Tình thương và sự công bằng là mục tiêu tối thượng của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, cho nên Đức Thích Ca Mâu Ni mới nói : "Tùng thị Pháp Điều Tam Kỳ Phổ Độ, tất đắc giải thoát luân hồi, đắc lộ Đa La Tam Diệu Tam Bồ Đề thị chi chứng qủa Cực Lạc Niết Bàn". Có nghĩa là Ai mà giữ được trong lòng mình luôn luôn đầy đủ tình thương yêu và sự công bằng thì sẽ đạt được đạo quả nơi cõi Niết Bàn.

Sanjose, mùa Xuân Kỷ Sửu 2009
Đạt Thông Dương Văn Ngừa
Pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ / Đạt Thông Dương Văn Ngừa

Cảnh khổ mà lòng vẫn phải vui,
Có vui mới thấy đạo say mùi,
Say mùi đạo hãy xa phàm tục,
Cho lặng lòng trần đắc vị ngôi.

Đức Chí Tôn, Thiên Lý Đàn, 30-10 Mậu Thân, 19-12-1968

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây