Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Đức Vạn Hạnh Thiền Sư cũng có lần dạy về sự thắng và thua trong kiếp người: Một người tướng có ...
-
Hội Ngộ Liên Tôn chúa nhật 27/10/2013,với chủ đề “Hiệp Tâm vun đắp An Hoà”; tại Trung Tâm Mục Vụ ...
-
Cầu siêu /
KINH CẦU SIÊU CỨU RỖI CỬU HUYỀN (Ảnh: Địa Tạng Vương Bồ Tát, cầm ngọc Như ý và cây tích trượng có 6 ...
-
Ý nghĩa đầy đủ của TCH chính là ước muốn giao lưu, kết hợp giữa con người trên thế giới, ...
-
Quẻ Địa Thiên Thái gồm nội quái là Kiền và ngọai quái là Khôn, 2 quẻ đầu trong 64 quẻ ...
-
Hằng ngày ở nhà, mỗi khi bận việc, má thường bảo tôi thay má châm nước cúng Thầy. Nhờ vậy ...
-
Tại hội thảo quốc tế "Bảo tồn và phát huy dân ca trong xã hội đương đại qua trường hợp ...
-
"Văn hóa đạo đức có những gì tốt đẹp sâu sắc trong lãnh vực triết học, đạo lý, thần linh ...
-
Công phu /
Đức Đông Phương Lão Tổ dạy: Công phu là để tâm an định, Nên đạo nên người chốn thế gian. (CQPTGLĐĐ, 04-6 Tân ...
-
"Thật sự thì tự ngàn xưa, bên cõi trời Đông, bên bờ sông Lạc Việt, bên lịch sử Tiên Rồng ...
-
BA DẤU ẤN ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ Dấu ấn thứ nhất: Thượng Đế lâm phàm bằng linh điển Dấu ấn thứ ...
-
Mùa tu Xuân Phân lại về với chúng tôi. Nhớ lại trước đây, mỗi độ gần tới mùa tu thì ...
Huệ Nhẫn
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 30/12/2009
Chuyện kể Thời Khai Đạo của nữ đầu sư Lâm Hương Thanh
Bà Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh (ảnh trên), sanh trưởng tại làng Trung Tín, Quận Vũng Liêm, hạt Vĩnh Long. Khi chưa gặp Tam Kỳ Phổ Độ, Bà theo đạo Phật, thọ giáo với Hòa Thượng Giác Hải tại Từ Lâm Tự Gò Kén Tây Ninh. Ngày 5-6 Bính Dần (5-7-1926), Bà nhập môn đạo Cao Đài. Đến 14-10 Bính Dần (18-11-1926), trong lần Đức Chí Tôn giáng cơ đầu tiên ban phẩm tước (cơ phong Thánh kỳ nhứt bên nữ phái), Bà được ân phong Giáo sư. Ngày 14-1 Đinh Mão (15-2-1927), Bà được ân thăng phẩm Phối Sư. Ngày 9-3 Kỷ Tị (18-4-1927) Bà được thăng phẩm Chánh Phối Sư, thọ phong với Đức Lý Giáo Tông.
Bà quy vị ngày 8-4 Đinh Sửu (16-5-1937) thọ 63 tuổi, được an táng tại đất nhà của Bà, nơi có ngôi chùa Phật của thân mẫu Bà. Về sau, hài cốt Bà được dời về Tòa Thánh. Ngày 25-4 Đinh Sửu (3-6-1937) Bà được Đức Chí Tôn ân ban phẩm Đầu Sư phái nữ vô vi.
Dưới đây xin trích đăng nguyên văn lời kể của bà về thời kỳ khai Đạo.
"Nhắc lại đoạn đầu tôi nhập môn rồi, khiến lòng tôi suy nghĩ cuộc đời không thấy ích gì cho phần linh hồn nên tôi không còn luyến tiếc sản nghiệp tôi nữa; nếu còn say mê vật chất hữu hình này thì biết chừng nào trở về cảnh cũ ngôi xưa cho được nên tôi đem mình quỳ trước Thiên bàn nguyện rằng: hiến thân này cho Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, tùng Hội Thánh Tây Ninh, ngõ hầu dìu dắt nhân sanh vào đường đạo đức.
Nói về chùa Phật: khi tôi chưa gặp Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, tôi lập một kiểng chùa tại Vũng Liêm, sau này tôi hiến cho Đại Đạo rồi thì tôi hiểu rằng đạo Cao Đài thật là chấn hưng Phật đạo đó vậy, nên tôi sửa chùa Phật lại làm ngôi tiểu Thánh thất Đại Đạo Tam Kỳ Phổ độ đặng cho tôi tiện phổ độ người đồng quận đồng cảm, nào là kẻ gần người xa trong thôn quê sàn giã. Nào là tá điền của tôi đồng lòng đến nhập môn cầu Đạo mỗi ngày 15 đến 20 người. Hễ có một em nào thiếu thốn thì tôi ủng hộ mỗi người một bộ đồ lễ và một cuốn kinh lễ đặng học thuộc kinh để đi cúng tứ thời, tôi dạy thờ, dạy lạy đâu đó được xong rồi.
Khai Đàn: Tôi hiệp với chức sắc và cô Ngọc Hồ cùng Nguyễn Thị Hương, đi khai đàn thượng Tượng rồi tôi giảng đạo và đọc Thánh ngôn cho hiểu đạo Tam Kỳ Phổ Độ, là chấn hưng Phật đạo. Vì tôi biết phần đông nhân sanh còn tín ngưỡng đạo Phật, tôi phải giải nghĩa cho thiện tín nghe rõ, rồi họ về nhập môn (úp bộ hết tại Vũng Liêm).
Đức tin nhân sanh nơi đây càng ngày càng tăng tiến rất đông, tôi bèn lập Bàn Tri Sự phân công cho phái nữ có phận sự để làm đạo ngày lụn tháng qua, đủ công nghiệp tôi dạy làm lai lịch dâng lên Hội Thánh xin cầu phong.
Nói qua chùa Gò Kén: nhờ Thiêng Liêng dùng quyền huyền diệu trước khi tôi nhập môn khiến cho tôi phát nguyện quy y Phật giáo. Thầy tôi là ông Hòa Thượng Giác Hải. Hai vợ chồng tôi, Huyện Thơ cúng một số tiền to để xây dựng chùa Từ Lâm Tự (Gò Kén). Mỗi năm hai tôi lên xuống chùa Gò Kén thường lắm, nơi đây là hồi chưa mở đạo, nhờ cớ ấy được gieo cảm tình thầy trò nghĩa nặng như phụ tử tình thâm. Nên vâng lệnh Chí Tôn họp với chức sắc Đại Thiên Phong Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài. Tôi chung lưng đâu cật với Hội Thánh khai mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ tại tỉnh Tây Ninh. Vì thế mà hai tôi được mượn chùa Gò Kén rất dễ dàng. Thầy tôi ưng thuận cho mượn thành thử Thiêng Liêng đã sắp đặt trước nên tôi mới có sẵn một ngôi chùa Từ Lâm Tự đặng đúng ngày giờ của Chí Tôn khai Đạo năm Bính Dần, vì Chí Tôn tiền định trước mười ngàn năm nên Thầy có cho bài thi:
Từ đây nòi giống chẳng chia ba,
Thầy hiệp các con lại một nhà;
Nam Bắc cùng rồi ra ngoại quốc,
Chủ quyền Chơn Đạo một mình ta.
Nhờ bài thi Đức Chí Tôn trên đây, nên tôi chung lo với anh cả Thượng Đầu Sư Thượng Trung Nhựt cùng Đức Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh và đi phổ độ cùng lục tỉnh.
Việc phổ độ miền Hậu Giang lối tháng chín năm Bính Dần đặng cho kịp ngày 14 tháng 10 năm Bính Dần mở đạo tại chùa Từ Lâm Tự Gò Kén Tây Ninh (ông Huyện và tôi xuất tiền nhà ra lên cốt chư Phật, đủ Ngũ Chi Tam Trấn, Đức Lão Tử và Đức Khổng Phu Tử.
Mở đạo cho chùa Từ Lâm Tự 3 tháng thì ông Giác Hải đòi chùa lại thì hai tôi (Huyện Thơ) cho Hội Thánh mượn số tiền là 24.000 đồng mua đất đặng dời chùa thỉnh cốt chư Phật về chùa bên đất mới mua (mua đất của ông kiểm lâm người Pháp).
Bởi vì lúc mới phôi thai Hội Thánh chưa có tiền nên mượn của hai tôi mua đất xong rồi tôi lên xuống thường không ở luôn được vì lo xã giao với Chính phủ Pháp đặng để cậy nhờ họ.
Buổi ban sơ khai Đạo (thời Pháp thuộc) Đạo gặp biết bao cảnh gay go thống khổ cũng vì đạo đời chưa tương đắc, Chính phủ Pháp để dạ nghi nan hăm dọa đủ điều, nào là bắt đạo hữu hăm xỏ nhượng, nào là đóng cửa Thánh thất ở miền Hậu Giang. Anh Thượng Đầu Sư cho tôi hay liền đó, tôi liền tìm kế gần gũi với Chính phủ Pháp, tôi đứng bảo lãnh trách nhiệm, tôi hứa và tôi nhìn nhận đạo Cao Đài là chánh tông chấn hưng Phật giáo. Tôi nói trước mặt Chính phủ rằng: tất cả đạo Cao Đài là bậc chơn tu không biết làm sai luật Chính phủ, thật là người tu hành đạo đức cả thảy. Điều đó có lòng bác ái, không sát sanh hại vật, chỉ biết tu ăn chay và làm lành mà thôi, thì Chính phủ Pháp cho mở cửa Thánh thất yên ổn và sự cúng kiến cũng đông đảo tự do.
Tôi đã nói chắc chắn trước mặt Chính phủ như vậy rồi nên tôi với anh Thượng Đầu Sư phải thường đi xuống miền Hậu Giang để lời khuyến nhủ chư đạo hữu tu hành cho chín chắn và ăn chay làm lành như tôi đã hứa trên đây.
Nhắc việc cất Tổ đình trả chùa Gò Kén cho ông Giác Hải rồi Hội Thánh dọn về đất mới mua, ngày nay là đất Thánh Địa. Dời chùa thỉnh cốt chư Phật cũng là khó khăn hết sức. Chính phủ cứ theo rình mò làm khó khăn khổ sở cho Đức Cao Thượng Phẩm, vì cớ mà bổn đạo quá sợ sệt, ít ai dám tụ họp đông khách, lai rai có ít người đến cúng mà thôi, cũng vì cớ đó mà eo hẹp về tài chánh, nên tạo phát một ngôi chùa lợp bằng tranh, đốn cây trong rừng làm cột, tranh thì vô rừng cắt khỏi tốn tiền, cắt dây cổ rùa trong rừng về làm lạt, tuy là chùa tranh cây gỗ mặc dầu cũng chịu đựng được trên 10 năm dư. Trong lúc này Đức Cao Thượng Phẩm đã quy vị năm 1929. Còn khởi đầu đúc nền Tòa Thánh ngày 1 tháng 11 Bính Tý (1936), còn Đức Hộ Pháp thì Ngài xuống Vũng Liêm thương lượng với tôi rằng: chùa lợp tranh lúc dột mối ăn cây hư hết nên Đức Hộ Pháp tính cất chùa cho chắc làm bằng xi măng sắt cho được vĩnh viễn. (họa đồ Đức Lý có vẽ sẵn, coi theo họa đồ Đức Lý mà cất).
Nói qua mua đất Cực Lạc: đất Cực Lạc hai tôi đứng tên mua đất này, sao ông Huyện để là đất Cực Lạc vô vi cảnh giới (ngày nay thành ra nghĩa địa).
Nói về việc xã giao, đời họ trọng vật chất hơn nên tôi tìm phương gần gũi với thượng khách nói đạo đức cho đời họ hiểu biết rồi mới độ được, nhắc lại hồi tôi mới gặp Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ nhằm ngày 5 tháng 6 Bính Dần tại Sài Gòn (Mardi 15 Juillet 1926) Thầy giáng cơ kêu hai tôi, Thầy làm phép hôn phối đầu tiên hết, phò loan Hộ Pháp, Thượng Phẩm. Thầy cho bốn câu thi cùng dạy đạo."