

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
Tư tưởng Đạo gia 道家思想 ● "Tư tưởng đạo gia" là những bài dịch Hán Văn từ những kinh sách ...
-
ĐỨC QUAN ÂM luôn song hành cùng nhân thế, từ Nhất kỳ, qua Nhị kỳ, đến Tam Kỳ Phổ Độ. Đức ...
-
Đấng Tạo Hóa Toàn Tri Toàn Năng quyền uy tối thượng mà con người nghĩ rằng sẵn sàng ban phước ...
-
Nếu kể từ đêm giao thừa Bính Dần 1926 đến giao thừa Ất Mùi 2015 này thì người Cao Đài ...
-
Trong một lần lâm đàn trợ giúp các vị hướng đạo thực thi đạo sự, Đức Quảng Đức Chơn Tiên ...
-
"Hãy tự biết mình" là lời khuyên có ý nghĩa rất sâu xa từ ngàn xưa của các bậc minh ...
-
Kinh Thánh Thiên Chúa Giáo gồm Cựu Ước và Tân Ước. "Cựu ước" có nghĩa là "giao ước cũ", trình ...
-
Tu hành /
Chúng ta theo lẽ thường tình hay dùng từ Tu Hành để chỉ các vị chức sắc tôn giáo cùng ...
-
Người chèo đò ở Sangam chỉ xuống dòng nước đục ngầu của sông Hằng, nơi gặp dòng nước màu xanh ...
-
Thầy dành cho trẻ một mùa xuân, Đi lại trần gian xóa khổ trần, Như lý Đạo mầu đang cứu cánh, Cho đời ...
-
Đại Từ Phụ vì đức háo sanh đã khai mở Tam Kỳ Phổ Độ để cứu rổi các chơn linh ...
-
"Bần Tăng muốn bảo với chư liệt vị đạo hữu như thế này: Các hình thức phô bày trong vạn ...
Cao Đài Tự Điển- Nguyễn Văn Hồng
KINH CỨU KHỔ
Nam mô Đại Từ, đại Bi Quảng Đại Linh Quan Thế Âm Bồ Tát. (đọc 3 lần)
Nam mô cứu khổ, cứu nạn Quan Thế Âm Bồ Tát, bá thiên vạn ức Phật, hằng hà sa số Phật, vô lượng công đức Phật. Phật cáo A Nan ngôn, thử kinh Đại Thánh, năng cứu ngục tù, năng cứu trọng bịnh, năng cứu tam tai bá nạn khổ.
Nhược hữu nhơn tụng đắc nhất thiên biến, nhứt thân ly khổ nạn, tụng đắc nhứt vạn biến, hiệp gia ly khổ nạn.
Nam mô Phật lực oai, Nam mô Phật lực hộ, sử nhơn vô ác tâm linh nhơn thân đắc độ, hồi quang Bồ Tát, hồi thiện Bồ Tát, A Nậu Đại Thiên Vương chánh điện Bồ Tát, ma kheo ma kheo thanh tịnh tỳ kheo, quan sự đắc tán, tụng sự đắc hưu, chư Đại Bồ Tát, ngũ bá A La Hán, cứu hộ đệ tử..….nhứt thân ly khổ nạn, tự ngôn Quan Thế Âm. Anh lạc bất tu giải, cần độc thiên vạn biến tai nạn tự nhiên đắc giải thoát, tín thọ phụng hành tức thuyết, Chơn ngôn viết: Kim Ba Kim Ba Đế, Cầu Ha Cầu Ha Đế, Đa La Ni Đế, Ni Ha La Đế, Tì Lê Ni Đế, Ma Ha Dà Đế, Chơn Lăng Càn Đế, Ta Bà Ha.
II/. VIẾT RA CHỮ HÁN:
救 苦 經
南 無 大 慈 大 悲 廣 大 靈 光 世 音 菩 薩
南 無 救 苦, 救 難 觀 世 音 菩 薩, 百 千 萬 億 佛, 恆 河 沙 數 佛, 無 量 功 德 佛, 佛 告 阿 難 言, 此 經 大 聖, 能 救 獄 囚, 能 救 重 病, 能 救 三 災 百 難 苦.
若 有 人 誦 得 一 千 遍, 一 身 離 苦 難, 誦 得 一 萬 遍, 合 家 離 苦 難.
南 無 佛 力 威, 南 無 佛 力 護, 使 人 無 惡 心, 令 人 身 得 度, 迴 光 菩 薩, 迴 善 菩 薩, 阿 耨 大 天 王 正 殿 菩 薩, 摩 丘 摩 丘 清 淨 毘 丘, 官 事 得 散, 訟 事 得 休, 諸 大 菩 薩, 五 百 阿 羅 漢 救 護 弟 子...............一 身 離 苦 難, 自 言 觀 世 音, 瓔 珞 不 修 解, 勤 讀 千 萬 遍 災 難 自 然 得 解 脫, 信 受 奉 行 即 說, 真 言 曰:
金 婆 金 婆 帝, 求 訶 求 訶 帝, 多 羅 尼 帝, 尼 訶 羅 帝, 毘 黎 尼 帝, 摩 訶 伽 帝, 真 陵 乾 帝, 娑 婆 訶.
B- DỊCH NGHĨA:
Nam mô Đức Bồ Tát Thiêng Liêng Đại từ bi, quảng đại Quan Thế Âm.
Nam mô cầu Đấng cứu khổ, cứu nạn Quan Thế Âm Bồ Tát, trăm ngàn muôn ức Phật, hằng hà sa số Phật, các vị Phật có công đức không thể đo lường được.
Đức Phật bảo Ông A Nan rằng: Kinh nầy là của vị Đại Thánh là Đức Quan Thế Âm, có thể cứu được người ra khỏi ngục tù, có thể cứu người hết bịnh nặng, có thể cứu được người bị ba tai họa và trăm điều hoạn nạn khổ sở.
Nếu có người nào tụng được một ngàn lượt kinh thì chính thân mình sẽ lìa được nạn tai khổ ách, tụng được một muôn lượt kinh thì cả nhà sẽ lìa khỏi khổ nạn.
Nam Mô nguyện cầu oai lực của Đức Phật, Nam Mô nguyện cầu sức che chở của Đức Phật, làm cho lòng của con người hết hung ác, khiến cho thân con ngườl được cứu độ.
Hồi Quang Bồ Tát, Hồi Thiện Bồ Tát, A Nậu Đại Thiên Vương Chánh Điện Bồ Tát, các vị Đại Tỳ Kheo, Thanh tịnh Tỳ Kheo, cứu giúp cho việc dính dấp đến quan được tiêu tán, việc kiện thưa được bãi bỏ.
Chư vị Đại Bồ Tát, cùng với năm trăm vị A La Hán cứu hộ, chở che cho ................ lìa xa những khổ nạn. Đây là lời của chính Đức Quan Thế Âm Bồ Tát.
Không phải cần lấy xâu chuỗi Anh lạc để giải khổ ách, chỉ cần siêng năng tụng đọc ngàn muôn lượt kinh, thì tai nạn tự nhiên được giải thoát.
Phải tin theo, nhận lấy và thi hành, bèn đọc câu Chơn ngôn rằng: “Kim Ba Kim Ba Đế, Cầu Ha Cầu Ha Đế, Đa La Ni Đế, Ni Ha La Đế, Tì Lê Ni Đế, Ma Ha Dà Đế, Chơn Lăng Càn Đế, Ta Bà Ha”. /.
NGUỒN: CAO ĐÀI TỰ ĐIỂN-Nguyễn Văn Hồng