

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
Là hình thức với một số chữ nhứt định trong câu, có thể là mười hay mười ba, mười bốn, ...
-
Đức Chí Tôn đã ban cho nhân loại thuật ngữ "Cao Đài" để nhất quán đích điểm tiến hóa của ...
-
Luật tôn giáo nhằm nâng cao con người lên khỏi thân phận phàm phu tục tử, để trở nên thần ...
-
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1586) là bậc "Muôn chương đọc khắp, học tài chẳng kém Âu, Tô, bảy bước thành thơ, ...
-
Thiên Trung Dung trong Tiểu Đái Lễ Ký tương truyền là sáng tác của Tử Tư, cháu nội của Khổng ...
-
Đa số chúng ta đã tìm hiểu các triết lý đông tây kim cổ để tìm ánh sáng cho cuộc ...
-
Ngày mùng 10 tháng 4 năm Kỷ Hợi ( 17-5-1959 ) lúc 13 giờ 30, Đức Hộ Pháp Phạm Công ...
-
Xướng : " Thiều quang vũ trụ ánh muôn màu, Quyền pháp Tam Kỳ một túi thâu; Chuốc chén kim tượng cùng thế ...
-
Vậy, để hội nhập thế giới trong kỷ nguyên Tam Kỳ Phổ Độ, người Cao Đài phải nhận định, nắm ...
-
Cụm từ Tam Kỳ Phổ Độ bao hàm hai ý nghĩa: Ý thứ nhất: Diễn tả lần lượt cho ba lần ...
-
Trước khi bàn về “Xu hướng hành đạo của đạo Cao Đài trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập ...
-
Xuân là mùa hội tụ tinh hoa, hương sắc đất trời ; xuân mang nét thanh tân, hương vị ngạt ...
Thiện Chí lược dịch
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 30/12/2009
Tôn Giáo là cái riêng của con người
Jaque Briel
Những tiến bộ gần đây của các nghiên cứu khoa học trong lãnh vực sinh vật tính (éthnologie), sinh học ( biologie), thần kinh học ( neorologie ), mỗi nghành một cách, đã góp phần xây dựng nền tảng tính cách con người ( nature humaine) có tính chất triết học. Người ta đã tìm thấy những mức độ khác nhau của tính xã hội, tính văn hóa, ý nghĩ và kể cả tình cảm nơi những động vật gần với loài người ( như loài khỉ bonobis ) và vài giống xa hơn. Sự dị biệt giữa con người và các sinh vật khác được các nhà khoa học xác nhận chỉ là vấn đề trình độ của sinh vật trong thiên nhiên.Tuy nhiên các nhà thần học nêu lên một dấu chứng duy nhất rất quan trọng hình như đối kháng lại nhận định trên : đó là tôn giáo , nó xuất hiện như một vết tích đơn giản nhất để phân biệt một cách cơ bản giữa nhân loại với các sinh vật dù ở mức độ tiến hóa nào.
Chính trên quá trình tiến hóa lâu dài đưa con người đến con người ngày nay - tức là nhân hóa ( l"' homonisation - sự tách biệt khỏi các giống linh trưởng ) - tôn giáo đã khởi sinh như một dấu móc phân biệt. Dù với những tư liệu tản mát, khoa khảo cổ học từ lâu đã chú trọng đến những thực tế sinh hoạt của các loài khỉ thời đồ đá ( Paléolithique ) có mầm móng của tôn giáo sơ khai : trong các việc chôn cất người chết ( cách đây đến 5000.000 năm ), trong nghệ thuật hay trong săn bắn. [. . .]
Vào năm 2003, báo chí Pháp ( Marianne, No.330 ; Sciennes et Avenir, No.679 ) đã phổ biến một sự kiện có tính đột phá : chức năng của vài vùng não bộ cho phép giải thích tại sao con người gắn bó với tôn giáo. Và đã từ nhiều năm, mối liên hệ giữa sinh học của não và tôn giáo đã được nghiên cứu. Cũng như người ta đã nhận thấy ảnh hưởng của tôn giáo đối với chức năng sinh học của con người.[...]
Các nghiên cứu của Pascal Boyer ( đặc biệt trong tác phẩm "" Tôn giáo như một hiện tượng tự nhiên"", 1997 ) đã chứng tỏ những khuynh hướng tâm lý làm phát sinh tôn giáo đều là hậu quả của quá trình nhận thức chủ quan và khách quan hoàn toàn bình thường.
Tuy nhiên, tôn giáo không phải là của riêng con người chỉ dưới góc độ tâm lý học, mà kể cả góc độ xã hội học, nhân chủng học và lịch sử. Vì nếu con người tiến hóa thì tôn giáo cũng tiến bộ; và nó là tấm gương phản chiếu những biến thái của xã hội loài người cũng như của các nền văn hóa. Vào Thế kỷ XIX, một số giả thuyết nêu lên "" tôn giáo sơ khaỉ "" ( religion primitive) đã phát sinh đồng thời với văn minh : bái vật giáo (animisme) và vật tổ giáo ( totémisme ) là những tôn giáo đầu tiên.
Nếu tôn giáo song hành đương nhiên với văn minh nhân loại, nó còn đóng vai trò quyết định trong sự gặp gỡ và tương quan giữa các nền văn minh . . .
Sinh học, khảo cổ học, tâm lý học, nhân chủng học, lịch sử và xã hội học, mỗi khoa một phương pháp, tất cả khẳng định rằng, không thể tách rời nhân loại với tôn giáo, vì tôn giáo là một trong nhửng thành quả đáng kể của loài người.. .
Nếu tôn giáo chỉ hiện hữu bởi con người; con người không chỉ hiện hữu bởi tôn giáo.
* * *
Theo "" La religion est le propre de l"' Homme "", trong quyển La Religion, idées reçues, Lionel Obadia, Nxb. Le Cavalier Bleu,2004;