Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Thực hiện đồng nhân chính là xây dựng thế nhân hòa trên nền tảng chân vạc: "nhân bản, an lạc ...


  • Đức Chí Tôn dạy : “Con dừng chân nghe tiếng gọi sau lưng để trở về với Đạo. Đạo là yên ...


  • Chữ tâm là chốn Cao Đài / Quách Hiệp Long

    "Chữ tâm là chốn Cao Đài, Không phân tả hữu là ngai Thượng Hoàng" Quách Hiệp Long Đó là lời dạy của đức ...


  • Giải pháp ưu việt nhất để cứu độ con người là con người làm thế nào phát huy tối đa ...


  • Tóm Tắt Lịch Sử Phật Giáo / Wikipedia EncyclopediaTiếng Việt

    Tóm tắt các diễn biến trong lịch sử Phật giáo Sự phát triển của Phật giáo thời vua Asoka566-486 TCN: Thích ...


  • Do bị ảnh hưởng của khuynh hướng thiên tả ở một số nước theo chủ nghĩa xã hội, nên tôn ...


  • SOUFISME / Nguyễn Ngọc Châu

    Soufisme (Sufism) là kinh sách dạy về Nội giáo(esoterism) của Hồi giáo (Islam) Dưới đây là bài viết khái lược về ...


  • Thái Cực Đồ Thuyết (Tiếp Theo)


  • Động tác tuần huờn Tạo Hóa cơ, Băng tiêu noãn nhựt định thiên thơ, Cao Đài xuất thế khai tân hội, Tận độ ...


  • TẾT Bản làng / Sưu tầm

    Trên mỗi làng quê Việt Nam, có biết bao điều kỳ lạ và hấp dẫn quanh tục lệ đón xuân. ...


  • Tam dương khai thới / Đức Giáo Tông Đại Đạo

    Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Tý thời, 30 tháng Chạp rạng mùng 01 tháng Giêng Đinh Tỵ (17-02-1977) GIÁO TÔNG ĐẠI ...


  • Tôn giáo / Sưu tầm

    Tôn giáo, đôi khi đồng nghĩa với tín ngưỡng, thường được định nghĩa là niềm tin vào những gì siêu ...


30/07/2011
Thanh Long

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 30/07/2011

VỀ ĐẠI ĐẠO HOẰNG KHAI - Hay suy nghĩ về câu hỏi người đệ tử Cao Đài hiện nay có hoằng khai Đại Đạo được hay không?

Nhơn năng hoằng đạo; phi đạo hoằng nhơn Luận Ngữ, Chương XV: Vệ Linh Công.
Đức Khổng Thánh

Khi ta liên hệ trực tiếp đến lời dạy của đức Khổng Thánh, ta hiểu rằng con người tu hành có khả năng mở rộng cái đạo bên trong mình, chứ không phải là cái đạo mở rộng con người. Điều đó muốn nói rằng con người phải noi theo, hành theo Đạo tự nhiên để thành tựu được Đạo lý. Chỉ khi con người tu hành theo đúng Đạo Pháp, và chỉ khi đó con người mới có khả năng thể nhập với Đạo mà thấu hiểu Đạo lý. Đạo hay Đại Đạo xét cho cùng là con đường, là nguyên lý tối hậu của vũ trụ và vạn vật. Đạo tự hữu, hằng hữu và thường hữu bên trong cũng như bên ngoài con người và vạn vật trong muôn thời. Con người là vật tối linh có quyền năng cao trọng trong địa cầu 68 này khả năng làm cho sáng tỏ ý nghĩa và giá trị của Đại Đạo đối với chúng sanh. Nghĩa là con người bằng hành vi và trí tuệ của mình sẽ phải gợi lên ý thức của chúng sinh về căn nguyên tối hậu của vạn hữu. Nhờ đó, con đường tiến hóa của chúng sinh là một tất định hồi quy về căn nguyên vĩnh cữu và thường tại đó.

Vì thế khi ta tự vấn rằng liệu con người, hay đệ tử của đức Cao Đài ngay nay có thể hoằng khai Đại Đạo được hay không, tức là ta xét con người và tất cả các thành phần của nó trong mối quan hệ với Đại Đạo. Nghĩa là, con người và các phương tiện của nó có thể nhận thức được Đạo Pháp hay không, có thể thực hành được Đạo Lý hay không? Các thành phần hữu thể của con người bao gồm: Con người Tôn giáo, Thể tướng Tôn giáo, gọi chung là Con người Sứ mạng.
Đành rằng, cho đến hiện nay, thánh thất nhiều, thánh tịnh cũng nhiều; mà Hội Thánh cũng đủ nhiều trước nhân sinh thế sự. Điều đó, có thể khiến cho ta tạm an lòng vì đó là hình ảnh cụ thể con người tôn giáo và trụ tướng tôn giáo để phát huy giáo lý theo tinh thần đạo lý phù hợp đạo pháp. Nhưng nếu ta có dịp nhìn cận cảnh vào giá trị thực sự của nó, tức nhìn vào nội dung của con người tôn giáo, và thể tướng tôn giáo trước yêu cầu khai mở đạo lý cho nhân sanh, ta sớm nhận ra rằng có điều gì đó rất bất ổn. Những cái ta có dường như không thể thực hiện được chức năng hoàn mỹ như đã được tiền định. Thế gian vẫn náo nhiệt trong trầm luân và Đại Đạo vẫn âm thầm lặng lẽ vận hành để duy trì sự ổn định cho thế sự bấp bênh như hiện trạng ngày nay. Đại Đạo vẫn chưa được hoằng khai thực sự!
Khi mở đạo Cao Đài, đức Chí Tôn đã xác lập lập trường Tam Giáo và Ngũ Chi. Tức là đã hoạch định được họa đồ thực hành tổng quát cho nhân sinh thực hiện cho được con đường tiến hóa theo một nguyên lý tối hậu được định sẵn. Đạo Lý từ đó đã được định hình một cách khái quát. Thực tế của hai thành phần cơ bản trong công cuộc hoằng khai Đại Đạo cho ta thấy một cách rõ ràng nhất về sự tự vấn của chúng ta. Nghĩa là nếu muốn nhận ra tiền đề của Đại Đạo hoằng khai, ta phải nhận ra trước hết sự tồn tại của hai thành phần của một yếu tố then chốt: Con người Sứ mạng.

Chưa có con người với tư cách là con người minh triết trong Đạo lý

Con người minh triết đối với Đạo lý tạm lấy một đơn cử là Con người Tôn giáo. Con người Tôn giáo là thành phần nhân sự ban đầu, trước khi Đạo lý được phổ biến đến toàn thể nhân sinh. Con người Tôn giáo là thành phần được truyền trao sứ mạng tôn giáo, giáo lý tôn giáo hàm chứa đạo lý. Bằng những gì có được, Con người Tôn giáo thực hiện công cuộc xây dựng con đường phát triển cho mình và cho chúng sinh cõi thế. Ở đây, cũng nên nói cho rõ rằng khái niệm Con người Tôn giáo không chỉ nói riêng đệ tử đức Cao Đài hay một cá thể con người nào. Nhiệm vụ của những con người Cao Đài là liên kết mọi thành phần tiến bộ của các tôn giáo từ Nhất kỳ và Nhị kỳ Phổ độ để tạo thành ra một thực thể đạo cứu thế. Và một thực thể đạo cứu thế như vậy bao gồm cả con người Cao Đài và con người Đại Đạo, tức con người được kết liên từ nhiều lãnh vực tạo nên một thực lực nhắm đến một mục tiêu đại đồng nhân loại.

Ta có thể thấy rằng, hiện thực tôn giáo hiện nay không đem lại cho nhân sinh, cho ta hình ảnh con người như thế. Trên địa hạt rộng, con người Đại Đạo chưa xuất hiện như một trụ cột vững chãi cho công cuộc truyền bá giáo lý Đại Đạo. Trong phạm vi hẹp hơn, con người Cao Đài đang đứng trước ngã ba đường của ý thức hệ. Sự phân mảnh trong tầm sâu của ý thức chưa thể được hàn gắn đủ để con người Cao Đài trở thành một khối thống nhất tinh thần. Tất nhiên, ta hoàn toàn có thể tự hào về một hoàn cảnh mới khi mà các hệ phái Cao Đài đã ngồi lại với nhau. Nhưng bấy nhiêu thôi không đủ để gọi là sự tái sinh vai trò con người Cao Đài. Vẫn còn đó nhiều việc nội bộ cần thực hiện để chỉnh đốn tinh thần thông suốt, như nhất của những dị biệt của nhiều năm tháng chất chồng trong tâm tư của từng mỗi con người, mỗi địa phương thế sự. Sự thống nhất tinh thần, mà cơ sở là tinh thần giáo lý của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ vẫn còn là một màn sương mờ ảo, khó nhận định. Hơn thế, sự cách biệt của tinh thần giáo lý Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ giữa các nơi vẫn là khoảng không chưa thể lấp đầy ngay lúc này.
Trong hoàn cảnh như thế vậy, việc có một hay hai cá thể có tâm đạo, có trí năng, có đức hạnh cũng trở thành ra một hạt muối bé nhỏ không làm nên công cuộc to lớn của hình ảnh đại đạo hoằng khai cho được. Sự tồn tại riêng lẽ, cô độc đó họa chăng chỉ làm an ổn một địa phương nơi mà cá thể đó đang hành đạo. Và có hơn chăng là khiến những nơi khác xem đó như tấm gương để biết, chỉ thế thôi! Không phải ta không có cá thể con người đạo đức, nhưng sự riêng lẽ, biệt lập của những cá thể đó khiến cho hiện thực không tạo tác được một năng lực đủ sức để thực hiện việc hoằng khai đại đạo. Như trong lời dạy của đức Lý Thái Bạch:

Lòng đạo đức chúng sinh đã rõ,
Nghĩa đạo đồng chưa có tương liên;
Thế nên cơ cuộc đảo huyền Đảo huyền 倒 懸: treo ngược đầu xuống. Ý muốn nói hoàn cảnh khổ sở cùng cực.,
Từ đời đến đạo có yên đâu là Đức Lý Thái Bạch, Thánh thất Bàu Sen, Ngọ thời, mùng Hai tháng Giêng, Ất Tỵ (03/02/1965).

Pháp đã được trao vào tay con người. Đạo đức cũng sáng tỏ nên nhân sinh cũng biết đến đôi phần. Nhưng vì thiếu mất “nghĩa đạo đồng” thành ra cơ đạo vẫn còn trong thể manh nha, chưa định rõ hình danh sắc tướng. Lắm khi, thực trạng còn hơn thế nữa khi mà cơ đạo phải lâm vào cảnh “đảo huyền”. Đạo lý xem ra chưa thể hiện lộ thực tướng của mình cho nhân sinh. Thế nên, ta có thể không nao núng để cho rằng, con người Cao Đài vẫn chưa hội đủ điều kiện hữu thể khả dĩ để hoằng khai Đại Đạo.(1)


Chưa có tôn giáo với tư cách là tôn giáo được khai minh


Sau khi nhìn nhận về phương diện con người, ta tiếp tục xem xét phương diện tổ chức. Tức là ta xem xét một thành phần khác của con người, phần tổ chức tôn giáo như một phương tiện sứ mạng khai minh đạo lý.

Sứ mạng tôn giáo là đem nhân tố sinh tồn cho loài người, nhưng giữa các tôn giáo có sự va chạm tỵ hiềm nhau, nên sứ mạng ấy chẳng những không thực hiện được, mà trái lại đã gây ra sự đổ vỡ tinh thần cho dân tộc, cho nhân loài.Đức Vạn Hạnh Thiền Sư, Trúc Lâm Thiền Điện, Tuất thời, mùng 7 tháng Giêng, Nhâm Tý (22/03/1972)

Rõ ràng tôn giáo là đại diện hữu thể của đức Háo Sanh để bảo đảm “nhân tố sinh tồn cho loài người”. Nhưng hiện trạng ngày nay, không cho ta thấy điều đó. Đúng như lời dạy của đức Vạn Hạnh Thiền Sư, các tôn giáo hiện nay, hay ngay cả nội bộ Cao Đài cũng đang đối mặt với sự phân ly khỏi đức Háo Sanh, khỏi căn nguyên tối hậu để tha hóa trở thành công cụ quyền lực của một vài cá thể hữu trí.

Giờ đây, sự sinh tồn của loài người chỉ được hiểu gói gọn trong việc chẩn tế từ thiện đơn thuần trên mặt thể xác của con người đang đau khổ và thiếu thốn. Tôn giáo không còn có khả năng thực hiện vai trò hướng đạo tinh thần của nó nữa. Thay vào đó, dường như có dòng nghịch triều dẫn lối tôn giáo về con đường thoái trào. Nghĩa là thể tướng tôn giáo chỉ được dùng vào việc hình tướng nghi lễ, chứ không thể tạo lập giá trị tâm linh nội tại thực sự. Dù rằng, nếu căn cứ theo Thánh ý, nhiều lần Ơn Trên đã dạy về giá trị thực sự của thể tướng tôn giáo:

“Thánh Thất Thánh Tịnh là cơ sở trụ tướng hữu hình để cho đạo hữu cùng nhân sanh đến triêm bái Đấng Thiêng Liêng.
Ngoài việc ấy ra còn có sứ mạng khác trọng đại hơn, đó là vấn đề thuyết minh giáo lý dạy dỗ nhơn sanh tín hữu cải ác tùng thiện quay về chánh Đạo, cơ sở học đường, cơ sở phước thiện, cơ sở tự túc. Có như vậy ngôi Thánh Thất Thánh Tịnh đó mới vững bền.” Dẫn theo Đạt Tường, Thánh Thất là Trường Giáo Đạo, Cảo bản tháng Sáu, Tân Mão, (07-2011), trang 19. Lời dạy của đức Hiển Thế Đạo Nhơn, Ngọc Minh Đài, Rằm tháng Tư, Kỷ Dậu (1969)

Một thực trạng đáng suy nghĩ bởi lẽ sau gần 100 năm thứ nhất, dường như trong cảnh hổn loạn của các tín ngưỡng, của các đường lối tâm linh, thì Cao Đài giáo vẫn chưa thực sự trở thành một thực thể có năng lực thúc đẩy cơ quy nguyên của vạn giáo. Thế vậy mà, nội tình của Cao Đài giáo lại rơi ngay vào trong vòng xoáy đó để rồi khó thấy được một đường hướng để trụ vững như cột đồng dưới đáy biển trần. Các thánh sở ngày nay khó thực hiện được lời dạy của đức Hiển Thế Đạo Nhơn. Có nơi cũng thực hiện được bằng nổ lực rất nhiều, song nếu so với sự phát triển của thời cuộc e rằng đó lại là sự xa cách và phân ly. Thánh sở Cao Đài đúng lý phải là trường giáo đạo cho nhân sinh có nơi trau dồi kiến thức giáo lý làm cơ sở cho việc tu tâm, dưỡng tánh. Đó phải là thể tướng tôn giáo đúng nghĩa; tức là đúng là một tổ chức gắn kết mọi con người tiến bộ và ý thức về trọng trách của dòng tiến hóa tâm linh trong kiếp người. Nếu không thể trở thành một trung tâm giáo lý có chương trình và kế hoạch rõ ràng thì thánh sở Cao Đài, dù có nổ lực mấy, cũng chỉ là làm gia tăng số lượng chùa chiền, số lần cúng tế, số tiền nhan đèn … mà tâm linh của con người vẫn chỉ là sự lẽ bóng vi hành trên hoạn lộ không phương hướng. Tiếc thay, dường như đó là một sự thật!

Thế nên, ta cũng không ngần ngại gì mà không nhìn nhận một thực trạng rằng Cao Đài Tôn giáo vẫn chưa định được trụ tướng cho tâm linh nhân sinh. (2)

Nói tóm lại, từ hai nhận định (1) và (2), ta có thể chấp nhận một thực trạng đáng để thời gian và công sức để suy nghĩ về con đường xiển dương chánh giáo, chánh pháp vốn là sứ mạng của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Ta đành phải nhìn nhận rằng Con người Sứ mạng hiện nay vẫn chưa thể thực hiện con đường Đại Đạo hoằng khai một cách hợp lý được. Hiện trạng ngày nay cho thấy rằng sự rời rạc, thiếu nhất quán, thiếu tập trung, thiếu khả năng liên kết của Con người Tôn giáo, của Thể tướng Tôn giáo khiến dòng Đạo Pháp không được hanh thông trong nhân sinh thế sự. Rốt cuộc, cũng bởi vì Con người Sứ mạng vẫn chưa thực sự hiện hữu như một năng lực có thể triển khai toàn bộ Thánh ý vào trong cuộc sống tu học và hành đạo trong các tập thể tín ngưỡng, thánh sở.

Có thể trong lúc hoàn cầu trong trạng huống ngày nay, ta tự hỏi rằng liệu đệ tử đức Cao Đài hiện nay có hoằng khai Đại Đạo được ở một mức độ nào rồi? Và có thể, ta đang thực sự lúng túng cho một câu trả lời thỏa đáng. Nếu thế, đó chính là lúc mà ta phải ngay tức thì xây dựng kế hoạch và phương hướng để xây dựng và phát triển Con người Sứ mạng. Tức phải làm sao để hình thành Con người Tôn giáo và Thể tướng Tôn giáo chân chính cho đại cuộc hoằng khai Đại Đạo trong tương lai không xa. Đức Quảng Đức Chơn Tiên từng nhắc nhở: “Bền quân hơn thắng trận” Dẫn theo Tập Đoàn Giáo Sĩ, Cẩm Nang Tu sĩ - Giáo sĩ, Cảo bản tu học nội bộ, 2005, trang 234, bài 141. . Con người Sứ mạng là nhân tố phô diễn Đạo Pháp, khơi dòng Đạo lý trường lưu bất tận, hanh thông trong mọi ngóc ngách của nhân sinh thế sự. Ta không nên quá tập trung đơn thuần vào suy tư về việc hoằng khai Đạo Pháp mà phải khởi đầu từ nguyên lý bất di bất dịch trong lời đức Khổng Thánh: Nhơn năng hoằng Đạo; phi Đạo hoằng nhơn! Kết hợp với lời dạy của đức Quảng Đức Chơn Tiên, ta sẽ thấy rằng đừng cố gắng nổ lực suy tư về kết quả cao đẹp của tương lai xa xăm mà hãy nhìn thẳng vào thực tại của con người để bắt đầu từ chổ đơn giản nhất. Đó chính là phương thức bền quân, xây dựng Con người Sứ mạng.

Cuối cùng, ta nên tu học và thực hành theo đúng Thánh ý về căn cốt của con đường hoằng khai Đại Đạo theo lời dạy của đức Nam Phương Giáo Chủ:

“Các con có tranh nhau về đạo đức chớ đừng tranh nhau về hình thức bên ngoài thì mối Đạo mới hoằng khai khắp chốn.”Đức Nam Phương Giáo Chủ, Đại Thừa Chơn Giáo, Tôn Chỉ của Cao Đài Đại Đạo, bản song ngữ Pháp Việt, NXB Tôn giáo, 2009, tr.104.
Thanh Long

Biết đạo ai ơi biết lẽ Trời,
Đừng nên mong vọng chuyện xa khơi,
Tu nhân kết quả nhân hành thiện,
Tích đức công dày đức độ đời.

Đức Đại Đồng Tổng Lý , Huờn Cung Đàn, 01-4 nhuần Quý Mão, 22-5-1963

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây