Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
BỐN BÀI THÁNH GIÁO ĐẦU TIÊN SẼ LẦN LƯỢT HỌC TRONG NĂM 2017 -ĐINH DẬU
-
TRÍCH LỤC THÁNH GIÁO Đức Chí Tôn dạy về KHAI MINH ĐẠI ĐẠO tại Cơ Quan PTGLĐĐ vào ngày 15.10.Quí Sửu
-
Tư tưởng Đạo gia 道家思想 ● "Tư tưởng đạo gia" là những bài dịch Hán Văn từ những kinh sách ...
-
Trí và Thức là hai lãnh vực mà có nhiều người học đạo chưa phân biệt được rõ ràng. Thực ...
-
Hình : Lễ giổ Iổ Hùng Vương tại Phú Thọ-miền Bắc VN Viết về Họ Hồng Bàng, quyển Việt Nam Sử ...
-
Nhắp chén trà sen vị ngạt ngào, Hương xuân nồng ấm thú tiêu dao, Kìa hoa hoa nở vì ai đó, Theo luật ...
-
Trí và Thức là hai lãnh vực mà có nhiều người học đạo chưa phân biệt được rõ ràng. Thực ...
-
Có một lần, tôi cùng một người bạn đạo về dự lễ Trung Thu Hội Yến Diêu Trì tại Tòa ...
-
III. NGUYÊN LÝ ĐẠI THỪA CỦA ĐẠO PHÁP ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ. Hội ý qui luật “ Châu ...
-
Thuở ấy, ở làng Chử Xá (thuộc tỉnh Hưng Yên ngày nay) có người tên là Chử Cù Vân và ...
-
ĐỨC DA TÔ GIÁO CHỦ BÀI HỌC LỚN CỦA MUÔN ĐỜI KIM DUNG Mùa Giáng Sinh lại đến, cả hành tinh này đang ...
-
(VietNamNet) - Bức tranh vẽ bằng tay của gần 1.500 thiếu nhi Việt Nam vừa được tổ chức Guinnes công ...
Thiên Vương Tinh
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 15/07/2010
Từ Nhà Thơ Lý Bạch đến Đức Lý Đại Tiên Trưởng Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
Nhà thơ Lý Bạch ở vào thế kỷ thứ 8, phẩm vị Giáo Tông Đại Đạo ở vào thế kỷ 20, cách nhau mười hai thế kỷ tức 1.200 năm, một thời gian dài tu luyện và công quả vô vi để trở thành Đại Tiên Trưởng rồi tới thế kỷ 20 mới nhận trọng trách Nhứt Trấn Oai Nghiêm, đại diện đạo Tiên, và Giáo Tông Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, và sau này kiêm thêm trách vụ Tổng Lý Minh Đạo Vô Vi Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo.
Nhưng, dù thời gian có cách xa và phẩm vị có cách biệt bao nhiêu đi nữa, bởi cùng là một chơn linh trên đường thánh hóa thì đặc điểm về phong cách vẫn tìm thấy được rõ ràng trước cũng như sau trong thơ văn của Ngài, vì xưa nay đời vẫn công nhận văn tức là người.
Biết được đặc tính thơ văn của Lý Bạch đời Đường, người tín đồ Cao Đài ngày nay vừa tiếp nhận lời dạy dỗ của Đức Giáo Tông Đại Đạo, vừa thích thú cảm nhận đặc tính phóng khoáng của Ngài, thỉnh thoảng trong thơ có tửu, có nhạc làm lâng lâng tâm hồn của khách trần được ban ơn cho thưởng thức.
THI VÀ TỬU
Cái say, cái rượu của Lý Bạch đời Đường được công nhận không phải là cái chè chén bê tha của phàm phu tục tử:
Tam bôi thông Đại Đạo,
Nhất đẩu hợp tự nhiên.
(Ba chén thông Đạo lớn,
Một đấu hợp tự nhiên.)
Ngày nay, hàng Thiên ân sứ mạng lớn nhỏ trong tôn giáo Cao Đài từng được Đức Giáo Tông Đại Đạo ban ơn cho đối ẩm cùng Ngài. Ngài gọi đó là “tâm tương tửu” và bảo rằng rượu đó chẳng thua gì tiên tửu. Ngài cho phép chúng ta uống, mà còn khuyến khích chúng ta say (dù chỉ với một ly rượu nhỏ), vì đây chẳng phải là say men rượu thường, mà là say men đạo đức, say men chí bửu Thiên ân:
Tâm tương tửu dễ nhường tiên tửu,
Biết say men chí bửu Thiên ân,
Giúp cho tánh đạo sạch lần,
Diệt trừ tư hữu ngã nhân pháp quyền.
Ngài dạy tiếp:
Uống đi men đạo hỡi trò!
Say men đạo đức dễ dò lòng nhau.
Tài với đức đổi trao phụng sự,
Tâm với tài bực thứ không hai.
Có tâm mà lại có tài,
Đức, tâm, tài đủ, đạo Thầy hoằng dương.
Đời thì có hai đường chơn ngụy,
Đạo chỉ cần chung thủy nhứt tâm...CQPTGL, 14-01 Canh Thân (29-02-1980).
Đã bảo là “say men đạo” thì sao giờ này ta không cảm thấy mình như đang đối ẩm cùng Đức Giáo Tông đi, để có được trạng thái lâng lâng say men đạo, hùng chí mà nghe Ngài dạy tiếp:
“Xuân đạo vẫn còn, xuân tâm vẫn có. Kìa rượu xuân còn đó, chư hiền đệ muội đã nâng ly và hãy nâng ly xem như chung rượu tâm tương tửu mà năm nào Bần Đạo đã cùng chư hiền đệ muội đối ẩm. Duy chỉ có một điều Bần Đạo muốn lưu ý chư hiền đệ muội: Khi uống cạn ly rượu chung trà, cái thực chất có thấm thía được vào can trường huyết quản của người sứ mạng Thiên ân hay không.
Tâm chủ sử cơ cầm linh diệu,
Nhấp quỳnh tương cửu khiếu khai thông. CQPTGL, 14-01 Canh Thân (29-02-1980).
Nghe lời dạy của Đức Giáo Tông thì chúng ta ai nấy vẫn thường nghe. Nhưng nghe với “lòng say men đạo”, trong khi men đạo đang thấm thía vào can trường huyết quản, thì sự quyết chí mới cao, người Thiên ân sứ mạng mới thấy được nung chí hăng say phụng sự Thiên cơ.
THƠ VÀ NHẠC
Thi (hay thơ) tự nó có tính nhạc với thanh điệu bằng trắc, bổng trầm. Dùng thơ để diễn tả một ý nhạc, thì tính nhạc của thơ lại càng tăng cao. Chúng ta vẫn nhớ với bao niềm thích thú bài thơ đầy ý nhạc của Đức Giáo Tông dạy nội bộ Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý:
Ví nhạc công ôm đờn nhấn phím,
So tơ đồng đúng điểm cung thương,
Gảy lên những khúc can trường,
Lòng thanh cao lẫn du dương bổng trầm.
Cơ Quan ấy danh cầm huyền diệu,
Tạo chân tài phát điệu âm thanh,
Hữu vô, lý Đạo phân minh,
Năm châu bốn biển thanh bình âu ca. NMĐ, 01-3 Đinh Mùi (10-4-1967).
Ngài giải thích:
“Cơ Quan ví như cây đàn, đạo lý ví như tiếng đàn, các cấp nhân viên hành sự Cơ Quan ví như nhạc sư và nhạc công chơi đàn. Đàn có hai phần: một là dây phím đúng điệu cung thương, hai là số người chơi đàn phải có tâm hồn thanh cao. Nếu dây, phím không đúng mực đúng chỗ, thì cây đàn ấy là một món huê dạng, dầu nhạc sư tài ba lỗi lạc cũng không làm sao khảy lên đúng nhịp điệu. Nếu nhạc sư là người chơi đàn, dầu cho là một người chuyên nghiệp, nhưng không có tâm hồn thanh cao, tiếng đàn không sao quyến rũ được những người thanh cao thích nhạc.
Ai ai cũng thích nghe nhạc, nhưng tùy theo âm điệu nhạc, tùy theo tâm hồn của người sử dụng nhạc. Nếu người sử dụng nhạc, khi có những tâm hồn cuồng loạn, làm sao trỗi lên âm điệu trầm bổng êm đềm thức tỉnh khách trần trong cơn mê mộng. Trong một ban nhạc, dầu những món nhạc khí, nhạc cụ, hình ảnh có khác nhau, nhưng khi trỗi lên một bản nhạc hợp tấu, đâu đó đều trúng điệu trúng nhịp, âm thanh điều hòa, có phải bởi nhờ mỗi nhạc công đều lên dây đúng tầng âm thanh, theo một khuôn viên mẫu mực, theo đúng các ký âm pháp của bản nhạc, và luôn luôn hướng về sự điều khiển của nhạc trưởng hay chăng? Nếu ngoài qui luật ấy, dầu một hai món nhạc khí cũng đủ gây lên âm điệu cuồng loạn, mất trật tự, khiến người nghe nhạc phải điên đảo thêm lên.” NMĐ, 01-3 Đinh Mùi (10-4-1967).
Thánh giáo trên đây của Đức Giáo Tông Đại Đạo đã gợi hình, gợi ý đầy đủ về hai khía cạnh
1. Nhạc sư và nhạc công phải có tâm hồn thanh cao.
2. Các món nhạc khí (nhạc cụ) đều phải được điều chỉnh cho đúng tầng âm thanh, theo một khuôn viên mẫu mực, theo đúng ký âm pháp của bản nhạc, và luôn luôn hướng về sự điều khiển của nhạc trưởng (Tổng Lý Minh Đạo Vô Vi của Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý là Đức Giáo Tông Đại Đạo).
THƠ, RƯỢU, NHẠC NÂNG TÂM HỒN NGHỆ SĨ LÊN CAO, MUỐN HÒA NHẬP CÙNG THIÊN NHIÊN
Núi, trăng, sông, biển luôn luôn là nguồn cảm hứng của Lý Bạch. Đối với Lý Bạch, cảnh vật thiên nhiên không phải là vật thể, mà là tâm tình; khi buồn có trăng thì buồn cũng hết:
Hạo ca đãi minh nguyệt,
Khúc tận dĩ vong tình.
(Hát vang chờ trăng sáng,
Hát xong quên tình buồn.)
Lên núi cao thấy trời đất rộng bao la và thiên nhiên ấy làm Lý Bạch thấy cõi đời danh lợi là nhỏ hẹp, phù du:
Đăng cao vọng tứ hải,
Thiên địa hà man man.
(Lên cao trông bốn bể,
Ôi, đất trời bao la.)
Vinh hoa đông lưu thủy,
Vạn sự giai ba lan.
(Vinh hoa như dòng nước chảy về đông,
Việc đời muôn sự đều như ngọn sóng.)
Tư tưởng vượt lên trên cái nhỏ hẹp để vươn tới tầm rộng lớn bao la đã được Đức Giáo Tông truyền dạy cho người tín đồ Cao Đài thấm nhập để hoàn thành sứ mạng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ: “Khêu tỏ lý đồng nguyên và quy nguyên, khai phóng tâm linh, đưa con người tôn giáo vươn lên tầm vóc Đại Đạo, ngước mắt nhìn lên bầu trời to rộng, vượt ra đại dương trời nước bao la, chấp cánh bay bổng khắp bốn phương trời để phục vụ nhơn loại, phụng sự Thiên cơ, phụng sự Đại Đạo, làm theo lòng trời đất ...”
Đối với cá nhân người tu hành, Đức Giáo Tông dạy hòa nhập tâm hồn cùng cảnh vật thiên nhiên để thoát điều phiền não:
Hòa mình vạn vật cảnh thiên nhiên,
Cho hết ưu tư mọi não phiền,
Tâm được thênh thang, lòng thoải mái,
Một giờ, một phút cũng thần tiên. NMĐ, 23-12 Kỷ Dậu (30-01-1970).
*
Trên đây chúng tôi vừa nêu lên một số đặc điểm về phong thái của nhà thơ Lý Bạch, vừa trích một ít đoạn thánh giáo của Đức Giáo Tông để minh họa những đặc điểm ấy, đồng thời cũng để nhận diện những đặc điểm ấy trong thánh thi của Đức Giáo Tông, cho thấy mối liên hệ giữa nhà thơ nổi tiếng đời nhà Đường hồi thế kỷ 8 với Đức Lý Đại Tiên Trưởng Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ vào thế kỷ 20.
Từ những đoạn thánh giáo trích dẫn trên đây, dù thánh ý nào cũng quan trọng, chúng tôi muốn đề nghị tuyển chọn một chủ đề có thể nêu lên làm phương châm để nhớ nghĩ đến Đức Giáo Tông trên bước đường hành đạo. Theo thiển ý, chủ đề sau đây có khả năng giúp ta nhớ ngay tới Đức Giáo Tông: say men đạo đức hoặc say men sứ mạng.
Chúng ta hãy say men đạo, say sưa với sứ mạng sau khi được hâm nóng bởi chung “tâm tương tửu” của Đức Giáo Tông, từ đây hăng hái thêm hơn với đạo sự, để Đức Giáo Tông khỏi còn phải cất tiếng vỗ về mà nghe ra chính là lời than thở năm nào:
“Bần Đạo xem chư hiền đệ muội là những người em thân yêu mến luyến, nên đã từng cho chư Thần hộ trợ, vượt qua những lúc khó khăn, ngang nhiên hành đạo, có lý nào lại không được lưu chút tình thân, nhớ lời dặn dò chỉ bảo, để được nhẹ nhàng tâm não, mát mẻ cõi lòng, mà bắt tay cùng Bần Đạo để lo xây dựng cơ tái tạo ở đời Thượng Nguơn.” NMĐ, 15-4 Bính Ngọ (03-6-1966).
Xin hãy nhớ lại bao lời dạy dỗ của Đức Giáo Tông, nữ cũng như nam, hãy đưa tay thọ nhận chung “tâm tương tửu” Ngài ban trao, hãy uống và cảm nhận hơi nóng của men đạo thấm thía vào can trường huyết quản, thúc giục người sứ mạng Thiên ân đồng nhặt bước thêm hơn.