Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • NÓI VỀ CÁI TÂM / Cố Định Pháp Minh Thiện

    Tu hành giải thoát là phải tìm cách khế hiệp với Bổn thể. Để nêu cái tông chỉ vừa ...


  • Trí và Thức / Tường Chơn

    Trí và Thức là hai lãnh vực mà có nhiều người học đạo chưa phân biệt được rõ ràng. Thực ...


  • ANTHOLOGIE DES SAINTES PAROLES CAODAÏSTES TOME II / Traduit du Vietnamien Par QUACH-HIEP Long

    Le livre « THÁNH-NGÔN HIỆP-TUYỂN », son titre vietnamien, a inspiré à Sa Sainteté Hộ-Pháp Phạm Công Tắc l’appellation « ...


  • Vị tiếng Chơn Nhơn thỉnh xuống trần, Đem lời Thánh huấn độ lê dân, Tu hành sớm bỏ điều gian ác, Học Đạo ...


  • Tấm mạng nhện / Huệ Khải

    Sau trận chiến ác liệt, một người lính lạc khỏi đồng đội trong lúc rút lui. Lẻ loi giữa rừng ...


  • Thời đại của chúng ta là thời đại văn minh hết sức rực rỡ. Đáng lẽ từ khi loài người ...


  • Quán niệm về Tâm / Đại Khai (MLTH)

    Ngài Bác Nhã Thiền Sư trong bài Chánh Pháp Nhãn Tạng – Niết Bàn Diệu Tâm đã cho chúng ta ...


  • III. NGUYÊN LÝ ĐẠI THỪA CỦA ĐẠO PHÁP ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ. Hội ý qui luật “ Châu ...


  • NỮ GIỚI VỚI NỮ HẠNH A. Nữ phái đồng sứ mạng với nam phái. Đức Quan Âm Bồ Tát dạy : "Hỡi ...


  • Liên Hợp Quốc / Sưu tầm

    Liên Hiệp Quốc, viết tắt là LHQ (còn gọi là Liên Hợp Quốc), là một tổ chức quốc tế bao ...


  • Không thầy đố mày làm nên, Công danh gặp bước chớ quên ơn thầy. Yêu kính thầy mới làm thầy, Những phường bội ...


  • Pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ / Đạt Thông Dương Văn Ngừa

    Trong bài DI LẠC CHƠN KINH mà người tín đồ Cao Đài thường tụng đọc vào các ngày rằm lớn, ...


05/02/2007
Wikipedia EncyclopediaTiếng Việt

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 21/02/2010

Tân Ước

Tân Ước, còn gọi là Tân Ước Hi văn hoặc Kinh thánh Hi văn, là một phần của Kinh

Các phong trào
Thánh Cơ Đốc giáo, được viết sau khi Chúa Giê-xusinh ra. Được dịch từ tiếng LatinhNovum Testamentum, nguyên ngữ Hi văn Kainē Diathēkē (Καινή Διαθήκη), nghĩa là "Giao ước mới". Thuật ngữ "Tân Ước" lúc đầu được tín hữu Cơ Đốcdùng để miêu tả mối tương giao giữa họ và Thiên Chúa, về sau được dùng để chỉ một tuyển tập gồm 27 sách.

* 9 Đọc thêm

Nguồn

Theo các giáo phụ, Phúc âm Matthewvà Phúc âm Johnlà những sách được trước tác đầu tiên, song nhiều người tin rằng Phúc âm Markvà "Nguồn Q" là những nguồn tư liệu chính cho các sách Phúc âm.

Các sách của Tân Ước

Tân Ước có tổng cộng 27 sách, những sách này được viết bởi các tác giả khác nhau, vào các thời điểm khác nhau và tại các nơi chốn khác nhau. Khác với Cựu Ước, Tân Ước được trước tác trong một quãng thời gian tương đối ngắn, khoảng chừng một thế kỷ hoặc hơn. Dưới đây là danh mục các sách của Tân Ước với tên của những người được tin là tác giả của chúng.

Các sách Phúc âm

Trọng tâm của các sách Phúc âm là cuộc đời, sự chết và sự phục sinh của Chúa Giê-xu:
*
Phúc âm Matthew – Matthew (Matthêu hoặc Ma-thi-ơ), người thu thuế trở nên sứ đồ.

* Phúc âm Mark – Mark (Macô hoặc Mác), môn đệ của Phê-rô và của Phao-lô.

* Phúc âm Luca – Luca, có lẽ là môn đệ của Phao-lô.

* Phúc âm John – John (Gioan hoặc Giăng), ngư dân trở nên sứ đồ.

Sách Lịch sử

Lịch sử hội thánh tiên khởi, sau khi Chúa Giê-xu chết, được ký thuật trong sách Công vụ các Sứ đồ(Công vụ Tông đồ).

Các Thư Tín

Các Thư Tín bao gồm nhiều bức thư được viết để gởi các cá nhân hoặc các giáo đoàn (congregation). Trong nhiều thư tín, các tác giả trình bày những luận điểm thần học quan trọng cũng như cung cấp một cái nhìn thấu suốt nhằm lý giải sự phát triển của hội thánh tiên khởi.

Các thư tín của Phao-lô

Đây là những thư được tin là do Phao-lô viết gởi các cá nhân hoặc các nhóm tín hữu khác nhau. Tên của chúng được gọi theo tên người nhận.

*
Thư gởi các tín hữu tại Roma- Sứ đồ Phao-lô

* Thư thứ nhất gởi các tín hữu tại Côrintô(Κόρινθος Kórinthos)– Phao-lô

* Thư thứ nhì gởi các tín hữu tại Côrintô– Phao-lô

* Thư gởi các tín hữu tại Galat(Galatia) – Phao-lô

* Thư gởi các tín hữu tại Ephêxô(Έφεσος Ephesus) – Phao-lô

* Thư gởi các tín hữu tại Philippi(Φἱλιπποι Philippoi) – Phao-lô

* Thư gởi các tín hữu tại Côlôsê(Colossae) – Phao-lô

* Thư thứ nhất gởi các tín hữu tại Thessalonica(Θεσσαλονίκη Thessaloniki) – Phao-lô

* Thư thứ nhì gởi các tín hữu tại Thessalonica– Phao-lô

* Thư thứ nhất gởi Timothy– Phao-lô

* Thư thứ nhì gởi Timothy– Phao-lô

* Thư gởi Titus– Phao-lô

* Thư gởi Philemon– Phao-lô

* Thư gởi các tín hữu Do Thái- Khuyết danh, được tin là trước tác bởi Phao-lô


Các Thư Tín Chung

Là những thư được viết cho toàn thể hội thánh. Các thư này được gọi theo tên tác giả. Vào thời trung cổ chúng không được sắp xếp chung với các thư của Phao-lô, nhưng với sách Công vụ các Sứ đồ để trở thành bộ Praxapostolos.

*
Thư của Giacôbe– James (Giacôbê hoặc Gia-cơ) "Em Chúa"

* Thư thư nhất của Phêrô- Sứ đồ Peter(Phê-rô hoặc Phi-e-rơ)

* Thư thứ nhì của Phêrô- Sứ đồ Phê-rô (các học giả hiện đại cho là được viết bởi một người khác)

* Thư thứ nhất của Gioan- Sứ đồ Gioan(các thư tín của John thường được cho là được viết bởi các môn đệ của Gioan, tuy 1 Gioan rất giống Phúc âm Gioan về văn phong và từ vựng)

* Thư thứ nhì của Gioan- Sứ đồ Gioan

* Thư thứ ba của Gioan- Sứ đồ Gioan

* Thư của Giuđa– Giu-đa, anh em của Giacôbe


Tiên tri

Khải Huyền– Gioan "nhà tiên tri", được cho là trước tác bởi Sứ đồ Gioan.

]Ngôn ngữ

Ngôn ngữ đàm thoại phổ thông trong thời Chúa Giê-xu là tiếng Aram. Tuy nhiên, nguyên bản của Tân Ước được viết bằng một phương ngữ Hi lạp cổ(Koine Greek) được dùng phổ biến trong đại chúng tại các tỉnh thuộc Đế quốc La Mã vào thế kỷ thứ 1, từ đó được dịch ra các ngôn ngữ khác, quan trọng nhất là tiếng Latinh, tiếng Syria, và tiếng Coptic. Nhiều giáo phụ cho rằng Phúc âm Matthew khởi thuỷ được viết bằng tiếng Hebrew, một số giáo phụ cũng tin rằng Phaolô viết thư Do Thái bằng tiếng Hebrew, sau đó được Luca dịch ra tiếng Hy Lạp. Cả hai quan điểm này đều không nhận được nhiều ủng hộ từ các học giả hiện đại, họ cho rằng dựa trên văn phong của Phúc âm Matthew và thư Do Thái, có thể suy đoán chúng được trước tác trong nguyên văn bằng tiếng Hy lạp.

Cần lưu ý rằng nhiều sách trong Tân Ước, đặc biệt là Phúc âm Macô và Phúc âm Gioan được viết bằng thứ tiếng Hy Lạp chưa hoàn chỉnh. Chúng thua xa các tác phẩm cổ điển hoặc văn chương sáng tác bằng Hi văn bởi những tác giả thuộc giai tầng thượng lưu, thành phần ưu tú và các triết gia sống vào thời ấy.

Một số học giả cho rằng bản Tân Ước tiếng Aram là nguyên bản, còn bản Hi văn chỉ là bản dịch.

Chất liệu

Hiện nay không còn giữ được một bản văn Kinh Thánhnào do chính tay tác giả viết, hay nói khác đi, bản văn gốc không còn nữa. Tuy nhiên lại có rất nhiều bản chép Tân Ước bằng tiếng Hy Lạpvà những bản dịch Tân Ước cổ bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Đây là những bản chép tay thuộc nhiều thế kỉ trước khi xuất hiện kĩ thuật in. Các bản chép tay này hiện đang nằm rải rác ở các thư viện trên Thế giới.

Giấy cói

làm từ cây sậy(papyrus) mọc ở các vùng đầm lầy bên Ai Cập. Trong hai thế kỉ đầu, Tân Ước được chép trên loại giấy này. Tuy không bền bằng giấy da nhưng vì khí hậu khô nóng bên Ai Cập nên loại giấy này vẫn còn tồn tại. Hiện nay còn khoảng 90 bản giấy này, đa số có nguồn gốc từ Ai Cập, chép vào khoảng giữa thế kỉ 2 và thế kỉ 8. Đây chỉ là những mảnh của Tân Ước nhưng lại có giá trị cao, vì chúng cổ hơn loại giấy da. Các bản giấy cói được đánh số và mang kí hiệu P. Sau đây là một vài bản quan trọng:

*
Bản P52 (Papyrus Rylands) chỉ gồm Ga 18,31-33.37-38. Đây là bản chép tay Tân Ước cổ nhất hiện có. Nó chép khoảng năm 135, nay được lưu giữ tại thư viện John Rylands (Anh).

* Bản P46, khoảng năm 200, gồm các thư của Thánh Paul, trừ những thư mục vụ. bản này gồm 86 tờ giấy cói được đóng thành tập.


Giấy da

Làm bằng da, sử dụng nhiều từ thế kỉ 2. Các bản văn Tân Ước chép trên giấy da dưới dạng chữ hoa (majuscules) hay chữ thảo (minuscules). Giấy da cũng có thể đóng thành tập hay nối lại thành miếng dài rồi cuộn lại (volumen). Sau đây là một vài bản quan trọng:

*
Bản Vaticanus mang kí hiệu là B. chép vào thế kỉ 4, bằng tiếng Hy Lạpgồm cả Cựu Ước lẫn Tân Ước, nhưng Tân Ước bị thất lạc phần cuối. Hiện lưu giữ tại thư viện Vaticanus (Va-ti-can-nô)

* Bản Sinaiticus, thế kỉ 4, tìm thấy tại thư viện Thánh Catarina ở núi Xi-nai vào năm 1844, bằng tiếng Hy Lạp gồm phần Cựu Ước và toàn bộ Tân Ước, thậm chí còn thêm Thư của Banaba và một phần tác phẩm Người Mục Tử của Héc-mát. Bản này mang kí hiệu S, hiện để tại Luân Đôn.

Tác giả

Tân Ước được trước tác bởi nhiều người khác nhau. Niềm tin truyền thống cho rằng tất cả các sách này được viết bởi các sứ đồ hoặc bởi các môn đệ của họ (như Macô hay Luca). Song giới học giả hiện đại tỏ ra không đồng ý với quan điểm trên. Ngoại trừ thư Do Thái, không có nghi vấn nào về quyền tác giả của các sách kể trên cho đến thế kỷ 18khi làn sóng tra vấn về thẩm quyền của Tân Ước bắt đầu bùng phát.

Bảy trong số các thư tín được viết bởi Phao-lô ngày nay được các học giả công nhận là chính xác bao gồm: Roma, 1 Côrintô, 2 Côrintô, Galat, Philippi, 1 Thessalonica và Philemon. Nhưng họ không thể đồng ý với nhau có phải Phao-lô là tác giả của 2 Thessalonica, Colôsê và Ephêxô hay không. Nhìn chung, chỉ có giới học giả Tin Lành (Evangelical) chấp nhận quan điểm cho rằng Phao-lô là tác giả của các thư mục vụ (1 Timothy, 2 Timothy và Titus). Ngày nay, hầu như không có học giả nào cho rằng Phao-lô viết thư Do Thái. Thật vậy, cuộc tranh luận về tác giả thư Do Thái, thư tín duy nhất không có tên tác giả, bắt đầu từ thời kỳ các giáo phụ. Tertulliangợi ý đó là Barnabas, nhưng Clement thành Alexandriasuy đoán rằng thư này được viết bởi Phao-lô, dịch bởi Luca hoặc bởi Clement thành Roma (sau này là Giáo hoàngClement I). Còn Origen(Ὠριγένης), ngay giữa cuộc tranh luận, cho rằng "chỉ có Chúa mới biết" ai thật sự là tác giả.

Trong các sách được cho là viết bởi sứ đồ Gioan, Phúc âm Gioan và thư Gioan thứ nhất được chấp nhận là của Gioan, vấn đề còn lại là xem tác giả sách Khải Huyền là sứ đồ Gioan hay là một Gioan nào khác.

Vấn đề tìm kiếm tác giả cho các tác phẩm cổ đại như các sách trong Tân Ước được thể hiện rõ khi xem xét các sách Phúc âm.

Vì cớ nhiều chi tiết tương đồng được tìm thấy trong ba sách Phúc âm Matthêu, Macô, Luca, chúng được gọi là "Phúc âm đồng quan" (Synoptic Gospels). Ngược lại, có những câu chuyện và nội dung các cuộc đàm đạo chỉ được ký thuật trong Phúc âm Gioan, vì vậy sách này được xem là có quan điểm khác biệt với ba sách Phúc âm nêu trên. [. . .]
Wikipedia EncyclopediaTiếng Việt
Tân Ước / Wikipedia EncyclopediaTiếng Việt

Cựu Ước / Wikipedia EncyclopediaTiếng Việt

Đạo giáo / Wikipedia EncyclopediaTiếng Việt

Tóm Tắt Lịch Sử Phật Giáo / Wikipedia EncyclopediaTiếng Việt

Người giác ngộ vun bồi tánh đạo,
Bậc nguyên căn hoài bão ý Thiên,
Vào đời một chí nhẫn kiên,
Thực thi sứ mạng pháp quyền dựng xây.

Đức Giáo Tông Đại Đạo, CQPTGL, Rằm tháng Giêng Tân Dậu

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây