Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Tóm lược. Lịch trình hành đạo của Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo – phần tu sĩ có ...
-
" Quyền pháp không giao riêng cho ai, cho xã hội nào, cho tôn giáo nào ; quyên pháp có ...
-
Nhân tiết đầu Xuân, mà cũng là đầu năm, muốn nói về Đạo hằng thường trong bốn mùa tám tiết, ...
-
Nhóm các nhà nghiên cứu Nhật Bản vừa tìm thấy bức hình của một loài sinh vật huyền thoại trên ...
-
" Nếu tôn giáo chỉ hiện hữu bởi con người; con người không chỉ hiện hữu bởi tôn giáo." Lionel Obadia Nhà ...
-
“Xuân, xuân đến, muôn phần nô nức, Xuân là chi vạn vật đón chờ? Xuân về có rượu có thơ, Có câu chúc ...
-
Vĩnh là vĩnh cửu, bất biến. Nguyên là nguyên bổn, hằng hữu hằng thường. Chỉ có cái nguyên bổn mới ...
-
"Người sanh ra bởi Đạo, thì Đạo tức là người, thì người phải làm sáng cái Đạo, tức là người ...
-
Người tín đồ Cao Đài hàng ngày bắt đầu thời cúng của mình bằng bài kinh Niệm Hương với hai ...
-
Đây là chuyện tôi nghe. Ngày nọ người ta kháo nhau quỷ sứ đang bán hàng đại hạ giá. Mọi ...
-
Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 04-3 Quí Sửu (06-4-1973)
-
Le livre « THÁNH-NGÔN HIỆP-TUYỂN », son titre vietnamien, a inspiré à Sa Sainteté Hộ-Pháp Phạm Công Tắc l’appellation « ...
Triều Liên
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 20/02/2010
TRỞ VỀ CỘI NGUỒN SAU 50 NĂM LƯU LẠC
Nhớ lời cha dạy, tôi theo các chị đồng nhi đi cúng vào các thời Ngọ và Dậu. Lần lần tôi cũng thuộc bài "Đạo gốc bởi lòng thành tín hiệp" và bài "Biển trần khổ vơi vơi trời nước…". Còn các bài khác, đối với tôi, khó nhớ quá! Đó là ngày thường, còn ngày Sóc Vọng, có đạo hữu tới cúng đông thì tôi chỉ được đứng phía ngoài bửu điện để nhìn người lớn cúng mà thôi. Vì cha tôi dạy, trẻ con không được vào lộn xộn, làm mất sự tôn nghiêm.
Bước vào cổng khuôn viên, một vườn hoa đủ màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng, nhất là nhiều hoa màu trắng. Cha tôi tất thích màu trắng thuần khiết và hương thơm dịu dàng của các loại hoa huệ, mẫu đơn, dạ lý hương, dành dành… nên trồng rất nhiều các loại hoa này. Người nói rằng, ở miền quê xa chợ, có sẵn hoa để cúng Thầy rất tốt.
Cuối vườn hoa là đường dẫn đến cầu thang lên lầu, ngôi nhà trang trọng nhất ở giữa khuôn viên, có tên là Huyền Linh Đàn do cha tôi sáng lập, nơi đó có Bửu điện thờ Đức Chí Tôn, mà lúc nhỏ tôi thường một mình lén lên để chiêm ngưỡng vẻ trang nghiêm huyền bí. Ngăn cách phía ngoài với điện thờ là một bức màn màu đỏ thẫm, chỉ được vén lên khi cúng đàn. Ngôi giữa là bàn thờ Thiên Nhãn uy nghi, có ngọn đèn Thái Cực tỏa sáng lung linh. Bên trái thờ Đức Quan Thánh Đế Quân, có Quan Bình và Châu Xương đứng hầu; thú thật lúc đó nhìn Đức Quan Thánh mặt đỏ, Châu Xương mặt đen, tôi có cảm giác hơi sợ. Bên phải thờ Đức Quan Thế Âm Bồ Tát hiền hòa nhân hậu, có Hồng Hài Nhi chắp tay vái Ngài; trong ý nghĩ trẻ thơ lúc bấy giờ, tôi mong được như Hồng Hài Nhi theo hầu Đức Bồ Tát.
Thời cuộc đổi thay, giặc Pháp xâm chiếm nước ta một lần nữa. Cha tôi phải ra đi, không kịp từ biệt các con, Người không có dịp trở lại Huyền Linh Đàn. Cha đi rồi, vì giặc Miên tràn đến, chém giết người Việt, mẹ con tôi cũng phải rời khỏi nơi đây để lánh nạn và chúng tôi đã không còn cơ hội trở về Huyền Linh Đàn với những tháng ngày ấm êm cũ. Mãi đến sau khi hòa bình lập lại, tôi có dịp quay về, chốn cũ giờ đã hoang tàn hiu quạnh, còn đâu khuôn viên ngày xưa đẹp đẽ an bình. Người dân trong làng trước kia làm ruộng, xóm làng đông vui là vậy; sau mấy chục năm chiến tranh, xóm làng đã trở nên thưa thớt, nghèo khổ; giờ chỉ còn những vuông tôm vắng vẻ, đìu hiu.
Những năm tôi được theo cha giong ruổi trên các nẻo đường kháng chiến ở chiến khu, thỉnh thoảng có dừng chân tá túc ở một số Thánh thất, dễ gần gũi với Đạo. Khi hòa bình rồi, gia đình tôi lại chuyển đến sống ở một nơi khác với môi trường mới, việc đi chùa cúng bái, được coi là không giống với mọi người. Khi cha tôi mất rồi, điều đó càng gay gắt hơn. Ngày tôi về cúng cửu cha, bị bạn bè dè bĩu, chê bai là chậm tiến. Thậm chí em trai tôi đi học còn bị kiểm điểm là mê tín.
Cuộc đời con người không dễ sống được như ý mình, nếu như không gặp được môi trường thuận lợi. Để rồi mặc cho dòng đời cuốn đi, con người phải hòa mình vào cuộc sống chung của mọi người xung quanh nếu muốn tồn tại.
Thấm thoát mà 50 năm từ lúc cha tôi trở về cõi vĩnh hằng, cũng là 50 năm tôi lưu lạc trong dòng đời tưởng chừng như bất tận, để tôi sẽ đi mãi, đi mãi. Không thể ngờ là trong những ngày cuối đời, tôi còn được duyên may dun rủi, để từ trong tâm thức tôi sống lại những lời cha dạy năm xưa, giúp tôi có dịp quay về nguồn cội.