Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
30/05/2006
Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 22/07/2011

Thể Pháp và Bí Pháp

Thuyết Đạo tại Đền-Thánh, đêm 13 tháng 04 Năm Kỷ-Sửu (1949)

***

Trước khi giảng tiếp Bí-pháp và Thể-pháp của Đạo, Bần-Đạo nhắc lại một lần nữa, kỳ rồi Bần-Đạo đã tỏ cho cả thảy đều biết, nhơn loại đến giữa cơ Tạo-Đoan Càn Khôn Vũ Trụ, huyền vi bí mật Tạo-Đoan đã cho một tánh-chất ly-kỳ bí mật , là khôn-ngoan hơn Vạn-Vật, do khôn-ngoan ấy mà tìm hiểu rằng cả cơ thể Tạo-Đoan có hai đặc-điểm trọng-yếu:

- Một là sống
- Hai là linh

Biết được hai đặc-điểm ấy, thấy nhơn-loại có hai chủ-hướng: Một là nương với cái sống của mình, cho cái sống là hệ-trọng tức-nhiên là học-thuyết cơ-thể Taọ-Đoan của đời, hai là nương theo tinh-thần nhơn-loại, nương theo triết-lý nầy cho cái Linh là trọng-hệ, vì cớ nên xu-hướng theo phần hồn là Tinh-Thần thường tại.

Bây giờ chia theo hai lẽ ấy.

Sống tức là Đời
Linh tức là Đạo

Hai lẽ sống chia nhơn-loại ra hai đường căn-bản, đứng trung-tâm-điểm cũng do nơi trí-thức tinh-thần, mà trí thức tinh-thần ấy xu-hướng:

1.Theo học thuyết Đời tức là xu-hướng theo cái sống.
2.Theo học thuyết Đạo, tức là xu-hướng theo Linh.

Cả hai tinh-thần ta thấy không có lầm-lạc, nhứt là đàng nào cũng có nguyên-lý của nấy. Đời xu-hướng theo cơ-quan sống tức-nhiên cơ quan Đời họ cũng có Bí-pháp và Thể pháp, xu-hướng theo Đạo cũng có Bí-Pháp và Thể Pháp. Nhưng hai lý-thuyết tương-đương như phản-trắc. Về phần Đạo, thì trí-thức tinh-thần nhơn-loại nhìn nơi vô biên biết càn khôn vũ-trụ tức là cơ Tạo-Đoan, nó định luật cho khối người, thành ra pháp chủ Luật, tức là Pháp trước Luật sau, còn cơ-quan đời tức là cơ-quan xu hướng theo cái sống, định luật được rồi, mới tìm-tàng pháp đặng thi-hành luật, thành ra Luật trước Pháp sau. Bây giờ Bần Đạo nói về thuyết Đạo-Giáo trước rồi mới giảng thuyết Thế-Đạo sau.

Kỳ rồi Bần-Đạo hứa thuyết về Đạo-pháp tức-nhiên là Bí Pháp, Bần Đạo đã nói có hai chủ hướng :

1.Sống tức nhiên là Thể-Pháp.
2.Linh tức là Đạo thuộc Bí-Pháp.

Chia rẽ rõ-ràng như vậy, rồi không còn bợ-ngợ gì mà không quyết định.

Ấy vậy trong Đạo Pháp có hai thuyết:

Thể Pháp là xu hướng theo sống, cái sống của vạn-loại tức là đồng sống với nhơn-loại, rồi do cái sống ấy tìm tàng Thể-Pháp trong tinh thần Đạo-Giáo, đặng bảo-thủ cho tồn-tại cái Linh, tức là bảo-thủ tồn-tại cái khôn-ngoan trí-thức của mình; buổi sống thế nào vẫn còn mãi-mãi đến buổi chết. Trái ngược lại dầu cho cơ-quan chết ấy do cái Linh ấy không có đại-diện của nó, ít nữa Linh ấy cũng để lại trong máu mủ chúng ta, tức là để lại cho nhơn loại tương lai còn tồn-tại đặng. Chúng ta không thể chối cãi được, tại sao chúng ta thấy hiện tượng trên mặt địa-cầu này con nguời có đặc điểm riêng, dầu cho kẻ sơ-sinh cũng sống với cái sống của con vật, mà con vật ấy cũng sanh như những con vật khác, có điều ta nhận thấy nó khôn ngoan hơn tức là Linh hơn vạn-vật. Linh ấy do nơi Linh của nhơn loại đoạt được với tinh thần Đạo-Giáo đặng truyền lại (droit d'hérédité) nếu Linh ấy nhơn-loại đọat được là do Cha Mẹ đã đoạt được trước, vì trẻ sơ sinh kể như con thú kia lấy gì khôn-ngoan hơn con thú được, nếu không nhờ cái Linh truyền thống lại chúng ta ngó thấy Bí-Pháp ở giữa Thể-Pháp ta thấy nó bán thế, bán-lý, ấy là do sự truyền- thống của tinh thần loài nguời ta chưa thấy một sắc dân nào đã tiến-triển, tức đã tiến bước trên đường văn- minh hay là đã tiến bước trên con đường trí-thức tinh-thần mà thối bước trở lại. Nhơn-loại mãi tiến tới không bao giờ thối.

Chúng ta ngó thấy nữa: Mặt địa cầu nầy có nhiều sắc dân, sắc dân nào đã khôn ngoan thì họ truyền tử lưu tôn, khôn-ngoan đặc-biệt, điều ấy không ai chối đặng. Ay vậy cái Linh của chúng ta không ngó thấy mà biết rằng có cái truyền thống cũng như Bí-Pháp là cơ-quan bí-mật ta không ngó thấy, không có gì tượng trưng cho nó nơi mặt địa cầu nầy, nhưng ta biết rõ nó vẫn tiến triển mãi.

Nhìn cao hơn chút nữa, giữa nhơn-loại đối-với cá-nhân hay đối với dân-tộc, chúng ta thấy trước sau đặc biệt không thể gì chối cãi được nữa, ta không thể nói mặt địa-cầu này, giờ phút này, có một nguời nào làm người như Đức-Phật Thích-Ca, như Đức Lão-Tử, Đức Chúa Jésus- Christ đã làm người . Ta không thấy nguời nào dám nói là nguời, có đủ sức đối thủ với các Đấng ấy, chưa có đặc-điểm gì khác. Các Đấng ấy cũng là nguời như ta, tại sao lại được hơn ta vậy. ? Tại khối Linh của họ đoạt-được muôn-muôn kiếp sanh, ta không đoán biết đặng đã lập vị cho họ đến đặc-điểm mà ta chưa hề biết tới, chúng ta đang còn ở hồi sau, khối Linh ấy định phận trong tinh-thần Đạo-Đức, định phẩm cho họ làm Giáo-Chủ nhơn- loại.

Hai đặc-điểm Bần-Đạo vừa nói thuộc về Bí-Pháp.

Bây giờ nói Thể-Pháp tức là nói xu hướng của cái sống. Các người đã tiềm-tàng học thuyết về cái sống mà họ có tinh-thần xu hướng về cái Linh của họ. Họ đã làm thế nào tìm ra khuôn-luật, Bần-Đạo đã nói, họ tìm khuôn-luật cho hạp với cơ Tạo-Đoan Càn-Khôn Vũ- Trụ tức nhiên cái sống của họ phải thế nào cho phù-hợp với chơn-lý của vạn- vật trước họ đặng đồng sống với vạn vật , đồng sống thì ta thấy có khuôn-luật đặc điểm như thế nào ? Tại sao vậy ?

Tại Luật Thiên-Nhiên định cho họ bảo- thủ cái sống (Instinct de conservation) luật thiên-nhiên cho bảo-thủ cái sống là khuôn-luật định phận làm người giữa nhơn-loại vậy.

Rồi đến bảo-thủ cái Linh cho tồn-tại tức-nhiên là bảo-thủ khôn-ngoan, cái khôn hơn vạn vật. Trước phải cung kỉnh cái sống ấy tồn-tại mãi, cái sống ấy vẫn còn về tương-lai Đạo-Đức tinh-thần của nhơn-loại để định phận cho nhơn-loại. Nhơn-Loại đã tìm-tòi và hiểu rằng: trên một triệu năm khi nhơn-loại để chơn nơi mặt thế này, cho đến ngày nay vẫn còn tồn tại, tại thế này có thể thêm chớ không có bớt là do khôn-ngoan, biết bảo thủ cái sống tại mặt địa-cầu này thay-thế cho Đấng Chí-Linh mà sửa cải, tô-điểm các cơ-quan hữu-hình cho đặng tận-thiện tận-mỹ như Đấng Chí Linh đã định, họ theo khuôn-luật của mỗi ngày đi tới nơi, mỗi kiếp mỗi mới mãi thôi "Nhựt Nhựt Tân Hựu Nhựt Tân" ngày nay mới, càng ngày càng mới là lời Tiên-Nho của chúng ta để lại, đổi mới là khuôn-luật thiên-nhiên chỉ định cho họ mỗi ngày phải mới tùng theo khuôn-luật tấn hóa của vạn loại trong Càn-Khôn Vũ-Trụ này vậy. Muốn bảo-thủ cho cái sống tồn-tại, Đạo-Giáo lập ra cái thuyết " Ái Truất Thương Sanh" làm căn-bản. Họ lấy yêu ái mà định-luật cho cơ-quan bảo-thủ cái sống tồn tại đến ngày nay, là do nơi đó mà tinh-thần của con-nguời định quyết rằng; khuôn-luật Tạo-Đoan có bảo-thủ mạng sống với khuôn-luật: Ái- truất quần-sanh của họ đặng thi-thố định con đường, rồi họ quả quyết đi đến, tức nhiên sẽ đến cảnh Linh của họ giữa vạn-vật, họ sẽ thấy đặc-điểm của họ để làm chủ Vạn linh ấy. Giờ phút nào họ thấy được thì họ có quyền vi-chủ Vạn-linh. Đương- nhiên họ sống với hình xác thịt mà họ đã quả-quyết định quyền vi-chủ của họ giữa Vạn-linh được, buổi thoát xác tức là buổi lìa khỏi căn-bản nguyên sanh của họ, họ sẽ tới được cảnh giới Chí-Linh; Ấy là Bí-Pháp Đức-Chí-Tôn để tại mặt địa-cầu này vậy.

Kỳ rồi Bần-Đạo đã thuyết một nền Tôn-Giáo nào có đủ cái Linh tại thế giữa loài người, làm cho loài người biết ra một nền chơn-giáo có đủ bằng cớ là Huyền-Linh, đặng bảo-thủ phần hồn của loài người là căn-bản của loài người. Còn nền Tôn-Giáo nào không có cái Linh ấy, . . .không có đủ quyền- năng siêu- độ chơn-hồn của vạn-loại. [...]

Chúng ta thấy các nền Tôn-Giáo từ trước đến giờ dầu cho Linh ấy không ra tướng-diện từ buổi có loài người vẫn chạy theo Linh ấy. Các nền Tôn-Giáo tại mặt địa-cầu này và các vị Giáo-Chủ tạo Đạo vẫn tìm cách làm cho cái Linh ấy được ra tướng-diện. . . . Bí-Pháp của đạo Cao-Đài giờ phút này không có kẻ nào dám cả gan nói Bí-Pháp ấy do tay phàm hay do một vị Giáo-chủ mang xác phàm cầm nó mà chính trong tay của Đức-Chí-Tôn là Đấng tạo Càn-Khôn Vũ-Trụ, chúa cả vạn-vật, cầm Bí-Pháp trong tay đặng độ rỗi phần-hồn nhơn-loại. [...]
Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc
Khai tịch Đạo và Khai minh Đại Đạo / Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc

Khai tịch đạo va Khai minh Đại Đạo / Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc

Thể Pháp và Bí Pháp / Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc

Xuân đến con vui với tiết xuân,
Hãy đem đạo lý độ người trần,
Trong cơn mê muội xa ngôi vị,
Thức tỉnh lên đường học thánh nhân

Đức Chí Tôn, Ngọc Minh Đài, 29-12 Bính Ngọ, 08-02-1967

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây