

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
Thiên Lý Đàn, Tý thời 29 rạng mùng 1 tháng Giêng Canh Tuất (5-2-1970) (Đàn Giao Thừa)
-
Theo Thánh Dụ Quy Điều của Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, Đức Lý Giáo Tông là vị ...
-
Hệ Từ Thượng-Chương VI viết: Quảng đại phối Thiên Địa, biến thông phối tứ thời, âm dương chi nghĩa phối nhật ...
-
Hôm nay, tuy là buổi thuyết đạo ngày rằm như thông lệ, nhưng đặc biệt, Rằm tháng Giêng là Lễ ...
-
Bực Chơn Nhơn ngày xưa không ưa sống, không ghét chết, lúc ra không hăm hở, lúc vào không do ...
-
Nhìn lại lịch sử các tôn giáo trên thế giới hơn hai ngàn năm qua, mọi người đều nhận thức ...
-
Ý NGHĨA NGÀY 13 tháng 3 Hạ tuần tháng 2 Quý Sửu – 1973, giải thích lý do vì sao Ơn ...
-
Các trận đấu đã tạm thời chấm dứt, nhưng họ phải luôn luôn chiến đấu với chính mình để tự ...
-
Không phải đến bây giờ, mà đã từ rất lâu trong lịch sử nhân loại, ý niệm "nhân hòa" đã ...
-
Người đời thường nói: "tạo tự thì dễ, tạo tăng (con người) mới khó". Nói như thế không có nghĩa ...
-
THANH NIÊN và THIÊN CƠ GIÁO ĐẠO Ngày kỷ niệm Khai Tịch Đạo năm Mậu Tuất 1958, Đức Lý Giáo Tông ...
-
Ngài Cao Quỳnh Cư tự là Bội Ngọc, sinh năm Mậu Tý 1888 tại làng Hiệp Ninh, tổng Hàm Ninh ...
Website Văn Hóa Việt
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 21/04/2007
Họ Hồng Bàng và 18 Đời Hùng Vương

Truyền thuyết Âu Cơ và Lạc Long Quân, rồi 18 đời Hùng Vương, tự nhiên trở thành một thứ 'quốc sử' chính thống cũng bởi truyền thuyết đã được đề cập đến trong hai bộ sử có tầm vóc, có thể nói lớn nhất, của nước Nam. Thứ nhất là bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên, và thứ hai, bộ Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim, đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ.
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư [2], xuất hiện khoảng 1479 dưới đời vua Lê Thánh Tôn, chính là bộ sử đầu tiên đưa truyền thuyết Âu Cơ - Lạc Long Quân, rồi Hùng Vương vào sử sách nước Việt. Trước thời Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, có 2 bộ sử nữa, nhưng hoàn toàn không đề cập đến truyền thuyết Lạc Long Quân. Đó là Đại Việt Sử Ký của Lê Văn Hưu, xuất hiện năm 1272, và Đại Việt Sử Lược [3] với tác giả khuyết danh, ra đời trong khoảng cuối thế kỷ 14 dưới đời nhà Trần. Bộ sách của Lê Văn Hưu, tuy thất truyền từ lâu nhưng phần lớn được Ngô Sĩ Liên xử dụng khi soạn Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Đại Việt Sử Lược thất lạc nhiều năm, nhưng về sau được một vị quan nhà Thanh tìm được ở một thư khố bên Tàu.
Nguyên Nguyên