Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Trịnh Công Sơn / Tuổi Trẻ Online

    Thứ Bảy, 14/04/2007, 05:01 (GMT+7) Thân phận, quê hương và tình yêu trong ca khúc Trịnh Công Sơn TTO - Trịnh Công Sơn ...


  • Thống nhất - Quy nguyên / Đạt Tường sưu tầm

    THÁNH GIÁO KỶ NIỆM NGÀY KHAI TỊCH ĐẠO Nam Thành Thánh Thất Tý Thời đêm 23 tháng 8 năm Mậu Tuất (1958)


  • Không thầy đố mày làm nên, Công danh gặp bước chớ quên ơn thầy. Yêu kính thầy mới làm thầy, Những phường bội ...


  • Hằng năm, có một trùng hợp khá đặc biệt thuộc về 2 tôn giáo lớn là lễ Đản sinh của ...


  • Vào đầu thế kỷ 20, trong những tháng ngày đất nước Việt Nam còn đắm chìm trong điêu linh khói ...


  • Nhân lễ Giáng sinh hôm nay và qua những suy niệm chân thành nầy, cuối cùng chúng ta hãy nhắc ...


  • Nhóm các nhà nghiên cứu Nhật Bản vừa tìm thấy bức hình của một loài sinh vật huyền thoại trên ...


  • Trước Tết nguyên đán, mỗi độ đón chào Xuân mới chúng ta thường nhắc đến phong cách thưởng Xuân Cao ...


  • THẤY TÁNH / Nhip cầu Giáo lý

    Những người tu theo Chánh Pháp Đại Đạo trong buổi Tam Kỳ cần ý thức sâu xa, đừng thiên đừng ...


  • Trên non Yên Tử chòm cao nhất, Trời mới sang canh đã sáng tinh Vũ trụ mắt đưa ngoài biển cả Nói cười ...


  • Khi các thiên thần từ giã các mục tử mà về trời, những người này bảo nhau : "Nào, chúng ...


  • Vĩnh là vĩnh cửu, bất biến. Nguyên là nguyên bổn, hằng hữu hằng thường. Chỉ có cái nguyên bổn mới ...


13/11/2006
Lê Anh Minh

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 08/03/2010

Thái Cực Đồ Thuyết_2

Dịch nghĩa: Vô Cực cũng là Thái Cực. Thái Cực động thì sinh ra Dương; động tới cực điểm thì tĩnh; tĩnh thì sinh ra Âm. Tĩnh tới cực điểm thì trở lại động. Một động một tĩnh, làm căn bản cho nhau. Phân ra Âm và Dương, thì lưỡng nghi thành lập. Dương biến Âm hợp, thì sinh ra: thuỷ (nước), hoả (lửa), mộc (gỗ), kim (kim loại), thổ (đất). Ngũ khí (năm khí của ngũ hành) thuận hoà phân bố tạo ra sự vận hành của tứ thời (bốn mùa). Ngũ hành hợp nhất là Âm Dương. Âm Dương hợp nhất là Thái Cực. Thái Cực có gốc là Vô Cực. Ngũ hành được sinh ra, mỗi hành có một tính. Cái chân của Vô Cực và cái tinh của Âm Dương ngũ hành, diệu hợp thì ngưng tụ. Càn đạo thành nam, Khôn đạo thành nữ. Hai khí Âm Dương giao cảm, hoá sinh vạn vật. Vạn vật sinh sôi biến hoá vô cùng. Chỉ riêng con người có được sự ưu tú, nên tối linh. Hình thể con người đã sinh ra rồi thì thần trí phát ra mà có ý thức. Ngũ tính (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) cảm động mà phân biệt thiện và ác, và vạn sự xuất hiện. Thánh nhân tự xác định mình theo: trung, chính, nhân, nghĩa, và chủ về tĩnh,Chu Liêm Khê tự ghi chú: «Thánh nhân chi đạo nhân nghĩa trung chính nhi dĩ hĩ.» 聖 人 之 道 仁 義 中 正 而 已 矣 (Đạo của thánh nhân chỉ có nhân, nghĩa, trung, chính mà thôi.) Và ghi chú về «nhi chủ tĩnh» 而 主 靜 (chủ về tĩnh) rằng: «Vô dục cố tĩnh.» 無 欲 故 靜 (Vô dục nên tĩnh.) lập thành chuẩn mực tối cao của con người. Cho nên Thánh nhân hợp nhất đức của mình với Trời Đất, hợp nhất vẻ sáng của mình với mặt trời và mặt trăng, hợp nhất thứ tự của mình với bốn mùa, hợp nhất cát hung của mình với quỷ thần. Quân tử tu dưỡng theo đạo Thánh nhân nên được cát, tiểu nhân làm trái đạo Thánh nhân nên gặp hung. Cho nên nói: «[Thánh nhân] xác lập: đạo Trời thì có Âm và Dương; đạo Đất thì có nhu và cương; đạo người thì có nhân và nghĩa.» LAM chú: Câu «Lậpthiên chi đạo viết Âm dữ Dương, lập địa chi đạo viết nhu dữ cương, lập nhân chi đạo viết nhân dữ nghĩa» nằm trong Thuyết Quái: «Tích giả thánh nhân chi tác Dịch dã, tương dĩ thuận tính mệnh chi lý. Thị dĩ lập thiên chi đạo viết Âm dữ Dương, lập địa chi đạo viết nhu dữ cương, lập nhân chi đạo viết nhân dữ nghĩa. Kiêm tam tài nhi lưỡng chi, cố Dịch lục hoạch nhi thành quái. Phân Âm phân Dương, điệt dụng nhu cương, cố Dịch lục vị nhi thành chương.» 昔 者聖 人 之 作 易 也 , 將 以 順 性 命 之 理 . 是 以 立 天 之 道 曰 陰 與 陽, 立 地 之 道 曰 柔 與 剛 , 立人 之 道 曰 仁 與 義 . 兼 三 才 而 兩 之, 故 易 六 畫 而 成 卦 . 分 陰 分 陽 , 迭 用 柔 剛 , 故 易 六位 而 成 章 (Ngày xưa khi thánh nhân sáng tác Kinh Dịch, các ngài thuận theo quy luật biến hoá của tính và mệnh của sự vật. Cho nên, các ngài xác lập: đạo trời thì có Âm và Dương, đạo đất thì có nhu và cương, đạo người thì có nhân và nghĩa. Các ngài gộp tam tài (thiên-địa-nhân) [thành quẻ đơn] và gấp đôi lên [thành quẻ kép], cho nên sáu vạch Kinh Dịch lập thành quẻ kép. Sáu vạch được phân làm hào Âm và hào Dương, được dùng lần lượt thành hào nhu và hào cương. Do đó sáu vị trí trong quẻ Dịch lập thành hình quẻ). Ngu Phiên chú Thánh nhân ở đây là Bào Hi (Phục Hi). Ở quẻ đơn (có ba vạch) thì hào dưới là địa, hào giữa là nhân, hào trên là thiên; tức là mỗi quẻ của Bát Quái đều gồm chứa tam tài. Ở quẻ kép (có sáu vạch) thì hai hào dưới là địa, hai hào giữa là nhân, hai hào trên là thiên; tức là mỗi quẻ của 64 quẻ Dịch đều gồm chứa tam tài. Sáu vạch phân thành hào Âm (nhu; hào lục) và hào Dương (cương; hào cửu). Lục vị là vị trí sáu hào trong mỗi quẻ kép, tính từ dưới lên: sơ, nhị, tam, ngũ, thượng. Cách sắp xếp này là do quan niệm «khí của Dịch sinh từ dưới» (Dịch khí tòng hạ sinh 易 氣 從 下 生 ); nó giải thích quy luật biến hoá của sự vật là từ thấp lên cao. Lý Đỉnh Tộ chú chương 章 là văn lý 文 理 , tức thiên văn và địa lý; Cao Hanh hiểu là văn chương; Wilhelm và Legge hiểu chương 章 là hình dáng của quẻ Dịch. Richard Wilhelm dịch: «Ngày xưa các Thánh nhân sáng tác Kinh Dịch, các ngài muốn tuân theo trật tự của các quy luật bên trong và của số mệnh. Do đó các ngài xác định đạo Trời và gọi đạo ấy là Âm và Dương, các ngài xác định đạo Đất và gọi đạo ấy là mềm yếu (nhu) và cứng chắc (cương), các ngài xác định đạo người và gọi đạo ấy là nhân ái và nghĩa. Ba sức mạnh cơ bản này, các ngài gộp lại và gấp đôi. Do đó trong Kinh Dịch, mỗi quẻ luôn luôn có sáu hào. Các vị trí được phân thành Âm và Dương, mà các hào nhu và cương luân phiên chiếm các vị trí này. Do đó, Kinh Dịch có lục vị tạo thành hình dáng sáu hào của quẻ.» – James Legge dịch: «Ngày xưa khi Thánh nhân sáng tác Kinh Dịch, thì các hình quẻ được thiết kế cho thuận với những nguyên lý nằm ngầm trong bản chất của con người và sự vật và thuận với các mệnh lệnh mà trời định cho chúng. Với quan niệm này, các ngài trình bày trong các hình quẻ về đạo Trời, gọi các hào là Âm và Dương; về đạo Đất, gọi các hào là mềm yếu và cứng mạnh; về đạo người, dưới các tên gọi nhân và nghĩa. Mỗi đơn quái (quẻ ba hào) bao gồm tam tài; và khi được chồng lên thì hình quẻ đầy đủ có sáu hào. Có sự phân biệt về các vị trí, và chúng được ấn định thành hào Âm và hào Dương. Các hào này luân phiên được chiếm giữ bởi dạng cương hoặc dạng nhu. Do đó hình dáng của mỗi quẻ kép được thành tựu.» Lại nói: «Suy cứu cặn kẽ từ khởi đầu đến kết thúc của vạn vật, cho nên biết giải thích về sống chết.» LAM chú: Câu «Nguyênthuỷ phản chung, cố tri tử sinh chi thuyết» ở trong Hệ Từ Thượng: «Ngưỡng dĩ quan ư thiên văn, phủ dĩ sát ư địa lý, thị cố tri u minh chi cố. Nguyên thuỷ phản chung, cố tri tử sinh chi thuyết. Tinh khí vi vật, du hồn vi biến, thị cố tri quỷ thần chi tình trạng.» 仰以 觀 於 天 文 , 俯 以 察 於 地 理 , 是 故 知 幽 明 之 故 . 原 始 反 終. 故 知 死 生 之 說 . 精 氣 為物 , 游 魂 為 變 . 是 故 知 鬼 神 之 情 狀 (Thánh nhân ngước lên quan sát các hiện tượng trên trời, cúi xuống quan sát các hình thể dưới đất, cho nên biết nguyên do của sáng và tối. Các ngài suy cứu cặn kẽ từ khởi đầu đến kết thúc của vạn vật, cho nên biết giải thích về sống chết. Tinh khí là vật [thần], du hồn thì biến hoá [quỷ], cho nên các ngài biết tình trạng của quỷ và thần.) – Wilhelm dịch: «Trong khi ngước lên quan sát tìm hiểu với sự giúp đỡ của các dấu hiệu trên trời và cúi xuống xem xét các đường vạch trên mặt đất thì người ta biết tình trạng của tối và sáng. Trong khi trở về các khởi đầu [của sự vật] và lần theo sự vật cho đến tận cùng thì người ta hiểu các thuyết giảng về sống và chết. Sự kết hợp giữa tinh và lực làm vật hoạt động. Sự xuất ra của hồn [khỏi vật] tạo ra sự biến hoá. Qua đó, người ta biết tình trạng của hồn xuất ra và hồn trở về.» Wilhelm xem chủ thể của những hành động trên là người ta nói chung, chứ không phải chỉ là Thánh nhân. Cách dịch lạ kỳ của Wilhelm chịu ảnh hưởng sâu đậm của Đạo giáo. Ông giảng: «Kinh Dịch dựa trên hai nguyên lý cơ bản: Âm (tối) và Dương (sáng). Các quẻ được hình thành từ các yếu tố này. Những hào riêng lẻ thì hoặc là tĩnh, hoặc là động. Khi các hào tĩnh (tức là hào được thể hiện bằng số 7 [cương = Thiếu Dương] và số 8 [nhu = Thiếu Âm]), thì chúng tạo thành quẻ nhất định. Khi các hào động (tức là khi hào được thể hiện bằng số 9 [cương = Lão Dương] và số 6 [nhu = Lão Âm]), thì chúng phân rã quẻ trở lại và biến thành một quẻ khác. Những quy trình này khai mở nhãn quan vào những bí mật của sự sống. Khi ta vận dụng hai nguyên lý này vào các thiên tượng (mặt trời = Dương, mặt trăng = Âm) và vào những vạch trên đất (tứ phương), thì ta biết những tình trạng tối sáng (Âm Dương), tức là những quy luật tàng ẩn trong sự luân chuyển của bốn mùa, mà sự luân chuyển này tạo điều kiện cho sự tiến thoái của sinh lực thực vật. Bằng cách này, nhờ quan sát những khởi đầu và chung cuộc của sự sống ta biết rằng sự sinh ra và sự chết đi chẳng qua là sự tuần hoàn mà thôi. Sinh ra là tiến vào thế giới hữu hình. Chết đi là thoái lui vào cõi vô hình. Cả sinh lẫn tử không ám chỉ một khởi đầu tuyệt đối hay một kết thúc tuyệt đối, giống như trường hợp năm đến rồi đi, năm đi rồi đến. Với con người thì có gì khác hơn đâu. Giống như những hào tĩnh lập nên quẻ, và khi chúng động thì tạo ra biến đổi, cái nhục thể của ta được tạo thành do dòng tinh nam xuất ra kết hợp với khí nữ. Cái nhục thể này lâu bền một cách tương đối chừng nào mà hai sinh lực cấu thành ấy tĩnh tại trong sự quân bình. Khi chúng động, sự phân rã sẽ xảy ra. Linh hồn xuất ra (phần thanh cao thăng lên, phần trọng trọc chui xuống đất); thể xác rữa nát. Tương tự, những sinh lực tâm linh (tạo ra và phân rã sinh thể hữu hình) hoặc thuộc nguyên lý Dương hoặc thuộc nguyên lý Âm. Dương thần (Thần) xuất ra; nó là phần tác động, có thể nhập vào một thể xác mới. Âm thần (quỷ) quay trở về nhà; nó là phần thoái lui, có phận sự tiêu hoá những gì mà sự sống gặt hái được. Trong khái niệm về Dương thần và Âm thần không hề ngụ ý thiện và ác, mà nó chỉ phân biệt hạ tầng trương giãn và hạ tầng co rút của sinh lực. Đó là hai tình trạng biến đổi (như thuỷ triều lên xuống) trong biển đời bao la.» – James Legge dịch: «Thánh nhân, căn cứ theo Kinh Dịch, ngước lên quan sát các hiện tượng sáng rỡ trên trời, cúi xuống xem xét các sắp đặt nhất định dưới đất, do đó ngài biết những nguyên do của tối (hay của vật tối) và của sáng (hay của vật sáng). Ngài truy cứu đến khởi đầu của chúng và lần theo tới kết cục của chúng, do đó ngài biết những gì có thể nói về sống và chết. Ngài biết cách thức mà sự kết hợp của tinh và khí tạo ra sự vật, và biết sự biến mất hay sự xuất ra của hồn làm biến đổi cấu tạo của sự vật, do đó ngài biết tính chất của quỷ và thần.» Lớn thay đạo Dịch, trong đó có đầy đủ ý nghĩa vậy!

Hệ Từ Thượng nói: «Cho nên Dịch có Thái Cực. Thái Cực sinh lưỡng nghi. Lưỡng nghi sinh tứ tượng. Tứ tượng sinh Bát Quái. Bát Quái định cát hung, cát hung sinh ra sự nghiệp lớn.»Hệ Từ Thượng: «Thị cố Dịch hữu Thái Cực. Thị sinh lưỡng nghi. Lưỡng nghi sinh tứ tượng. Tứ tượng sinh bát quái. Bát quái định cát hung, cát hung sinh đại nghiệp.» 是 故 易 有 太 極 , 是 生 兩 儀 . 兩 儀 生 四 象 . 四 象 生 八 卦 . 八 卦 定 吉 凶 , 吉 凶 生 大 業 . – Richard Wilhelm dịch: «Cho nên, trong Dịch có Thái Cực (sơ nguyên lớn). Thái Cực sinh lưỡng nghi (hai sức mạnh cơ bản). Lưỡng nghi sinh tứ tượng (bốn hình tượng). Tứ tượng sinh bát quái (tám quẻ). Bát Quái xác định cát và hung. Cát hung tạo ra lĩnh vực hoạt động lớn.» – James Legge dịch: «Cho nên, trong hệ thống của Dịch có Thái Cực. Thái Cực sinh lưỡng nghi. Lưỡng nghi sinh tứ tượng. Tứ tượng sinh bát quái. Bát Quái nhằm xác định mặt tốt và mặt xấu của mọi sự việc, và từ sự xác định này mà sự thực hiện thành công của sự nghiệp lớn của cuộc đời được tạo ra.»
Mấy câu đầu của Thái Cực Đồ thuyết sử dụng thuyết «Thái Cực sinh lưỡng nghi». Nhưng sau đó Chu Liêm Khê đề cập ngũ hành, chứ không phải Bát Quái. Tuy cuối bài ông khen ngợi Kinh Dịch, nhưng kỳ thực Thái Cực Đồ không hoàn toàn căn cứ trên Kinh Dịch.

Vì lý do đó, nguồn gốc của Thái Cực Đồ đáng cho chúng ta nghiên cứu. Thượng Phương Đại Đỗng Chân Nguyên Diệu Kinh Phẩm Đồ 上 方 大 洞 真 元 妙 經 品 圖 trong Đạo Tạng có nhiều hình đồ, trong đó có Thái Cực Tiên Thiên Đồ như sau:

Thái Cực Tiên Thiên Đồ(hình trên)

Hình đồ này khá giống Thái Cực Đồ của Chu Liêm Khê. Tuy không biết tác giả của quyển kinh này là ai, nhưng trong đó có lời tựa của Đường Minh Hoàng 唐 明 皇 (còn gọi là Đường Vũ Hoàng 唐 武 皇 , tức Huyền Tông 玄 宗 hay Lý Long Cơ 李 隆 基 , tại vị 712-755), cho nên nó xuất hiện trước đời Tống. Có lẽ nó là nguồn cảm hứng cho Chu Liêm Khê viết ra Thái Cực Đồ chăng?

Tống Sử (Nho Lâm Truyện) có chép truyện của Chu Chấn 朱 震 (1072-1138) rằng: «Cái học về kinh điển của Chu Chấn rất thâm hậu. Ông viết trong Hán Thượng Dịch Giải rằng: Trần Đoàn 陳 摶 (871-989) lấy Tiên Thiên Đồ 先 天 圖 truyền cho Chủng Phóng 種 放 (?-1014); Chủng Phóng truyền cho Mục Tu 穆 修 (979-1032); Mục Tu truyền cho Lý Chi Tài 李 之 才 (?-1045); Chi Tài truyền cho Thiệu Ung 邵雍 (1011-1077). [Chu Chấn còn nói rằng] Chủng Phóng lấy Hà Đồ và Lạc Thư truyền cho Lý Khái 李 溉 (?-?); Khái truyền cho Hứa Kiên 許 堅 (khoảng 976-984); Hứa Kiên truyền cho Phạm Ngạc Xương 范 諤 昌 (?-?); Ngạc Xương truyền cho Lưu Mục. Mục Tu lấy Thái Cực Đồ truyền cho Chu Đôn Di.»Tống Sử (Nho Lâm Truyện): «Chấn kinh học thâm thuần, hữu Hán Thượng Dịch Giải vân: Trần Đoàn dĩ Tiên Thiên Đồ truyền Chủng Phóng; Phóng truyền Mục Tu; Mục Tu truyền Lý Chi Tài; Chi Tài truyền Thiệu Ung. Phóng dĩ Hà Đồ Lạc Thư truyền Lý Khái; Khái truyền Hứa Kiên; Hứa Kiên truyền Phạm Ngạc Xương; Ngạc Xương truyền Lưu Mục. Mục Tu dĩ Thái Cực truyền Chu Đôn Di.» 震 經 學 深 醇 , 有 漢 上 易 解 云 : 陳 摶 以 先 天 圖 傳 種 放 ; 放 傳 穆 修 ; 穆 修 傳 李 之才 ; 之 才 傳 邵 雍 . 放 以 河 圖 洛 書 傳 李 溉 ; 溉 傳 許 堅 ; 許 堅 傳 范 諤 昌 ; 諤 昌 傳 劉 牧 . 穆 修 以 太 極 傳 周 敦 頤 .
Lê Anh Minh

Cảnh khổ mà lòng vẫn phải vui,
Có vui mới thấy đạo say mùi,
Say mùi đạo hãy xa phàm tục,
Cho lặng lòng trần đắc vị ngôi.

Đức Chí Tôn, Thiên Lý Đàn, 30-10 Mậu Thân, 19-12-1968

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây