THƯ NGỎ Thiện Chí 2020 / Thiện Chí
    Thân gởi tất cả anh chị em toàn Cơ Quan, Cơ Quan vừa trải qua một thử thách hết sức nặng nề có thể ảnh hường đến sự tồn vong của Sứ mạng Cơ Quan PTTGLDD, lẫn cơ đạo chung. Trước nguy cơ đó, nếu chúng ta không bình tỉnh tìm ra giải pháp thích đáng mà quá dao động nội tâm, vô tình hay cố ý làm cho tập thể/cá nhân hoang mang, phát sinh những động thái nong nỗi, hậu quả nội tình trở nên phức tạp, CQ sẽ như con thuyền không bến (!) Nếu phải bó tay, thì từ trên xuống dưới đều phải thọ tội duới chân Thầy và Đức Giáo Tông, và không còn mặt mũi nào nhìn lại đàn em đang trông chờ sự dẫn dắt trên đường hoằng giáo độ nhân như bài nguyện CQ mà tất cả luôn tâm niệm.

    Ý NGHĨA MÙA TU XUÂN PHÂN (1990 / Huệ Chơn
    Mùa tu Xuân Phân lại về với chúng tôi. Nhớ lại trước đây, mỗi độ gần tới mùa tu thì Đức Lão Tổ có dạy đại ý như vầy. “Người hành giả có ý thức giác ngộ thì cứ mỗi độ đến mùa tu, hãy lo sắp xếp mọi việc để khép mình vào tịnh đường mà tịnh luyện để nhiếp thâu chỗ giao dịch của Đất Trời để bồi dưỡng thân tâm. Chớ không phải đợi đến khi có lịnh Thiêng Liêng mới làm và khi làm ý niệm của mỗi người không giống nhau, có người làm là vì Thánh Lịnh. Nếu không làm thì sợ đắc tội với Ơn Trên, cho nên làm để trả lễ hoặc để chiếu lệ. Cũng có những người làm để được Ơn Trên chấm công, ban ơn, phù hộ mình đắc đạo”. “Như vậy thì việc làm đó cảm thấy bị bắt buộc, gò bó chớ không phải do từ trong đáy lòng của mình thúc bạch, thiết tha với vị Đạo, mùi thiên v.v..”

    ĐẠO THẦY TỪ KHỞI NGUYÊN ĐẾN QUY NGUYÊN / Thiện Chí
    Nói đến Đao Thầy, tức là nói đến Đao của Thương Đế. Và “nói đến Đao của Thương Đế”, trước nhất phải xác minh “có Thương Đê” hay xác nhân “Thượng Đế hiên hữu”. Kế đến giải thích ý nghĩa 2 chữ “Đao Thầy”. Chữ “Đạo” đã đươc các thư tịch Cổ Kim –Đông Tây diễn giải như “Bản thể” , như nguồn gốc của vũ trụ vạn vật; nhưng cụm từ “Đạo Thầy” vừa mang ý nghĩa bản thể vừa có ý nghĩa một “chủ thể” vận động thúc đẩy vạn vật hướng về cứu cánh do “ Thầy” đặt định

    HUẤN TỪ ĐỨC CHÍ TÔN (sưu tầm) / Thiện Chí
    Động tác tuần huờn Tạo Hóa cơ, Băng tiêu noãn nhựt định thiên thơ, Cao Đài xuất thế khai tân hội, Tận độ quần linh phục thái sơ.

    ƯỚC VỌNG VÀO XUÂN / Thiện Chí
    Xuân lại về ! Chờ đón hay hững hờ, đến độ cuối đông Xuân vẫn đến; hoa trổ kiểng xanh, khí trời ấm áp . . . Đó là luật tự nhiên; lòng người cũng tự nhiên khởi lên một niềm hân hoan, cỡi mở chưa biết gọi tên là gì? _ Tình thương chăng ? Khoan vội trả lời, để xem cái mầm tự nhiên ấy thôi thúc ai đó làm gì với dyên xuân.

    ĐỨC GIÁO TÔNG DẠY BTV 1967 / Thiên Chi
    Đây trước tiên, Bần Đạo dạy Ban Thường Vụ: Chư hiền đệ là ở cấp lãnh đạo trong Cơ Quan, phải cố gắng thêm nhiều trong thời buổi nầy. Bần Đạo rất e ngại cho chư hiền đệ, khác nào lo cho một đoàn em đang đi trên bãi sa mạc, chẳng những thiếu phương tiện, còn bị ngoại cảnh biến muôn hình vạn trạng, làm cho cơ thể nhọc nhằn, tâm thần xao động, rồi phải lâm vấp vào một sự rủ ren ảo ảnh. Nhưng nếu chư đệ muội bình tĩnh để tìm nơi trí óc những lời các Đấng dạy trong hai năm qua, rồi sẽ sáng suốt và thấy rõ ràng một bức địa đồ, một kho lương thực, một bầu nước mát để cụ túc cho chư đệ muội trên viễn đồ thiên lý.

    SUY TƯ THÁNH GIÁO ĐỨC THÁNH CHÚA JESUS / Giáo sĩ Diệu Như
    "Jésus Thánh Chúa đã từ lâu, Rửa tội nhơn sanh đổ máu đào, Dựng thế bằng lời thương tất cả, Ngàn xưa cho đến những ngàn sau."

    ƯU TƯ CỦA ĐẠO TRƯỞNG HUỆ LƯƠNG VỀ XÂY DỰNG THẾ HỆ TIẾP NỐI / Gs Hồng Mai
    1. Tầm quan trọng của việc xây dựng thế hệ tiếp nối Sao gọi là thế hệ tiếp nối? Thế hệ có nghĩa là những người cùng một thời, cùng một giai đoạn, một lứa tuổi. Lớp trước sinh ra lớp sau, lớp sau sanh lớp sau kế tiếp. Tiếp nối liền theo sau của lớp trước, tạo thành sự liên tục từ đời này sang đời kia. Thế hệ tiếp nối mang tính liên tục, không gián đoạn, nếu không có thế hệ kế tiếp là bị đứt đoạn một thế hệ, không tiếp tục được sự nghiệp người trước. Người tiếp nối rất quan trọng vì có sự kế thừa, chọn lọc sáng tạo của người sau làm cho gia đình, tổ chức, quốc gia phát triển theo chiều hướng tiến bộ, cho nên việc đào tạo, xây dựng một ý thức hệ là vô cùng quan trọng. Xây dựng hàng ngũ tiếp nối ví như tre già phải có măng tươi tốt, một cánh rừng được thay thế bởi những cây đầy tược mầm non xanh tươi, tràn đầy nhựa sống. Nếu một gia đình không có con cháu kế thừa, gia đình sẽ buồn tẻ lúc tuổi già, thuộc vào nhánh tuyệt diệt trong gia phả của dòng họ.

    THAM LUẬN VỀ HỌC VIỆN CAO ĐÀI / Thiện Chí
    Cách đây đúng 12 năm, thời điểm lịch sử của sự ra đời của Khối Liên Giao các Hôi Thánh Cao Đài. Sở dĩ nói là thời điểm lich sử vì nó đánh dấu môt bước ngoăc dẫn đến nhiều thay đổi tiến bộ trong cuôc phát triển của toàn đạo :

    CÁC VĂN KIỆN “LUẬT ĐẠO”căn bản áp dụng cho Cơ Quan từ khi thành lập CQ: / Thiện Chí
    CÁC VĂN KIỆN “LUẬT ĐẠO”căn bản áp dụng cho Cơ Quan khi thành lập CQ: -Quy Điều Cơ Quan (Thánh dụ Quy điều) tương đương với “Pháp lệnh” hành đạo (hay Hiến pháp) (1966) -Quy Chế Cơ Quan: tương đương với “Hiến Chương” hành đạo áp dụng cho từng nhiệm kỳ 5 năm có thể được bổ sung hoặc tu chỉnh mỗi kỳ Đại hội.

    ĐỒNG TỬ HIEP THIÊN ĐÀI / Thiện Chí
    Trước kia Thầy có dạy : "Đạo còn thì Hiệp Thiên Đài còn.". Quả thật vậy ! Sáu mươi năm Khai đạo có biết bao nhiêu thánh giáo, thánh ngôn, lời tiên, tiếng phật, đến ngày nay các con vẫn còn học hỏi với Thầy qua sự trung gian của đồng tử. Nếu chỉ có bao nhiêu sự việc thì chưa hết ý của Thầy muốn nói gì với các con. Đến một ngày nào Thầy không dùng đồng tử thì Đạo bế sao con ! mà phải hiểu mỗi con đều có một Đài Hiệp Thiên. Nếu con mở được cửa thì thông công được với Thầy khỏi phải qua trung gian của đồng tử, vì trước kia Thầy đã dạy, đã trao chìa khóa cho các con từ buổi sơ Khai Đại Đạo. Nhưng mấy ai giữ được thanh tịnh vô trần trực nhận chân tâm Đại ngã. Bởi vì các con làm chưa được nên Thầy phải cần dùng đồng tử dạy dỗ các con. Đồng tử được chọn bởi còn bẩm chất thuần phác thiêng liêng có đức hi sinh chế ngự cá tính phàm tục thường tình mới có điển lực thông công thượng từng Thiên điển giúp cho các con hoàn thành sứ mạng đã thọ lãnh trước Linh Tiêu.

    HUẤN LỊNH 638 (ngày 30-5 Đinh Hợi) của Đức Hộ Pháp / Thiện Chí
    Tại sao Hội Thánh lại dám mạo hiểm xưng mình là Thánh Thể của Đức Chí Tôn là Đại Từ Phụ, là Thầy của chúng ta ? Thì Chí Tôn đã nói: Người đến giữ lương sanh đặng người có quyền năng hữu hình mà giáo hóa và cứu vớt quần sanh. Ấy vậy Hội Thánh đã đặng mạng lịnh Thiêng Liêng của Người và làm cha làm Thầy cả con của Người. Cái quyền hành ấy cao trọng biết dường nào, chúng ta không cần đề luận. Muốn nắm quyền hành ấy nơi tay, tức phải tỏ ra mình là phẩm giá lương sanh mới đáng. Dầu toàn Hội Thánh hay một phần tử của Hội Thánh, tức là một vị Chức Sắc Thiên Phong cho đồng thể cùng Thần, Thánh, Tiên, Phật mới đáng là hình thể của Người. Nếu để phàm phong thì quả nhiên nhơn loại đã lăng mạ danh thể của Người, ấy là tội Thiên Điều chẳng dể dung thứ. Phẩm Thiên Phong chánh vị còn giữ phàm tánh thì lại lăng mạ danh thể của Người hơn thập bội.

    Học đạo để nên người thánh thiện,
    Tu hành cần rèn luyện thân tâm,
    Có thân, thân chớ đọa trầm,
    Có tâm, tâm chớ lạc lầm phàm phu.

    Đức Đông Phương Lão Tổ, CQPTGL, 04-6 tân Dậu

    Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


    Hãy gửi góp ý của bạn tại đây