Long Thụ / Sưu tầm
    Động cơ trung tâm cho việc hoá độ của Long Thụ – một công trình hoằng pháp lập cơ sở cho Trung quán tông sau này cũng như lưu lại nhiều tác phẩm triết học Phật giáo – chính là việc khôi phục giáo lí của đức Phật.

    Luận Về Những Điểm Tương Đồng Của Tam Giáo / Tường Chơn
    Tam giáo qui nguyên, như nước ba sông lớn đổ về biển cả, không thể biết nước nào thuộc về sông nào. Học thuyết mỗi giáo tuy luận điểm và danh từ có khác nhau, nhưng xét về mặt nguyên lý, thì Tam giáo đồng thờ một căn bổn Độc nhứt và Phổ biến, mà thông thường mà người ta gọi tắt là Ngôi Độc Nhứt. Ngoài ra, ba giáo đều chủ về tâm tánh và luận về thiện ác, họa phước vay trả.

    Tôn sư trọng đạo / Kim Trinh
    Không thầy đố mày làm nên, Công danh gặp bước chớ quên ơn thầy. Yêu kính thầy mới làm thầy, Những phường bội bạc sau này ra chi.

    Thông minh Tâm linh (SI) / Ðàm Trung Phán
    Vì "mới ra lò" sau năm 2000 nên tôi chắc là ít người đã biết đến SQ và SQ cũng đang còn ở trong thời kỳ phôi thai nên chúng ta chưa thực sự thấy rõ được cái tầm vóc và tương lai của SQ ra sao.

    Tư tưởng Tam giáo đồng nguyên của dân tộc Việt Nam qua các thời đại / Lê Anh Dũng
    Ngay từ thế kỷ II, tư tưởng Tam giáo đồng nguyên đã xuất hiện ở Việt Nam, mà bấy giờ tên gọi là Giao Chỉ Bộ (từ năm 111 trước công nguyên) rồi là Giao Châu (từ năm 203). Giao Chỉ thời Sĩ Tiếp (sử Việt Nam viết là Sĩ Nhiếp) là nơi giao lưu văn hóa Việt-Ấn-Hán, là nơi hội tụ và dung hòa các luồng tư tưởng Ấn-Hán (Phật, Nho, Đạo) với văn hóa bản địa.

    Bốn phương pháp giải thoát của Ấn giáo / Nhịp cầu giáo lý
    Ấn giáo nêu lên bốn phương pháp giải thoát (moksha) gọi là yoga hay mârga.

    Thiền Tông và Tịnh Độ Tông của Phật giáo / Sưu tầm
    Nhiều người cho rằng Thiền Tông khác với Tịnh Độ Tông , vì một bên chú trọng vào tự lực, một bên trông vào tha lực; nhưng có người lại nói rằng Thiền và Tịnh vốn chẳng khác nhau (?).

    Đạo gia Nhập thế và Xuất thế / Thiện Chí
    Trong kinh nhựt tụng Cao Đài, bài Tiên giáo Chí Tâm Quy Mạng Lễ, xưng tụng Đức Thái Thượng Đạo Quân như sau : "Tiên Thiên khí hóa Thái Thượng Đạo Quân Thánh bất khả tri Công bất khả nghị Vô vi cư Thái Cực chi tiền Hữu thỉ siêu quần chơn chi thượng Đạo cao nhứt khí Diệu hóa Tam Thanh Đức hoán hư linh Pháp siêu quần Thánh Nhị ngoạt thập ngũ, phân tánh giáng sanh. Nhứt thân ức vạn, diệu huyền thần biến..."

    Ngũ Thời / Sưu tầm
    Theo Ngài Trí Giả Đại Sư thì Đức Phật thuyết pháp chia làm năm thời kỳ như sau : 1. Thời kỳ Hoa nghiêm (Avatamsaka) : Sau khi mới thành đạo, Đức Phật dùng tuệ nhãn nhìn thấy rõ tâm địa các vị Đại Bồ Tát và các bậc căn trí Đại thừa đã thuần thục, nên Ngài nói Kinh Hoa Nghiêm để giáo hóa và điều ngự họ. Trong số đó cũng có những bậc Tiểu thừa ngồi nghe, nhưng lại chẳng hiểu Đức Phật nói gì cả.

    Sứ mạng Nho tông chuyển thế / Hồng Phúc
    Có thể nói "Sứ mạng Nho tông chuyển thế" trong giáo lý Cao Đài là một ý niệm không đơn giản nhưng lại được Ơn Trên giảng giải rất ít, rất hiếm hoi.

    Thời Trung / Ngọc Huệ Chơn
    "Cơ biến dịch vô cùng của Tạo Hóa không phút giây ngừng nghỉ, hết Đông Xuân lại, rồi Hạ đến Thu sang. Mỗi thời tiết đều có Đạo sinh sôi và Đức hàm dưỡng của Đất Trời vạn vật. Đó là thời tiết của một năm. Còn lẽ bỉ thới hưng vong là thời của thế vận, thiên cơ luân động theo nhịp độ vận hành. Dù lớn hay nhỏ đều không ra ngoài cái vòng Tạo Hóa. Bởi thế Cố Thánh khi ghi lại những đường nét Chu Dịch tuần hoàn đều nhắm vào Đạo Thời-Trung. Vậy thế nào là Thời Trung? Làm sao lãnh hội được thời Trung đó? "

    Lòng bao dung Tam Giáo của dân tộc Việt Nam / Lê Anh Dũng
    Từ thế kỷ I, I I, ba nền tôn giáo Nho, Thích, Lão đã sớm được nhân dân Việt Nam tiếp nhận và dung nạp.

    Xuân đến con vui với tiết xuân,
    Hãy đem đạo lý độ người trần,
    Trong cơn mê muội xa ngôi vị,
    Thức tỉnh lên đường học thánh nhân

    Đức Chí Tôn, Ngọc Minh Đài, 29-12 Bính Ngọ, 08-02-1967

    Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


    Hãy gửi góp ý của bạn tại đây